Auto Market Maker (AMM) là gì? Tất tần tật về AMM mà bạn cần biết

Những nhà giao dịch điện tử đều biết rằng, một trong những đổi mới nổi bật nhất của Defi chính là Automated Market Maker (hay gọi tắt là AMM).
AMM cho phép tạo và chạy thanh khoản để có thể truy cập nhiều token khác nhau. Vậy AMM là gì? Có tác động như thế nào? BlockSolfi sẽ cung cấp cho anh em một cái nhìn đầy đủ về AMM qua bài viết dưới đây.
AMM là gì?

Automated Market Maker hay AMM, là công cụ tạo lập thị trường tự động và thường hoạt động trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) dựa trên các công thức toán học để đặt giá token.
Giống như các sàn giao dịch thông thường, AMM có nhiều cặp giao dịch khác nhau. Không có lệnh mua (buy) hoặc bán (sell) trên AMM và các nhà giao dịch (trader) không cần phải tìm kiếm người mua. Thay vào đó, smart contract đóng vai trò là người tạo ra một giao dịch trao đổi. Các khoản dự trữ thay thế bằng các Liquidity pool (nhóm thanh khoản) dựa trên các smart contract.
Pool thanh khoản chứa hai tài sản trong một cặp giao dịch. Tỷ lệ (%) tương đối của mỗi token trong pool là yếu tố xác định giá lý thuyết của tài sản cụ thể. AMM trực tiếp đầu tiên là Bancor, ra mắt vào năm 2017. Nhưng các nền tảng phổ biến nhất hiện nay là Uniswap, Curve, Kyber và Balancer.
Tại sao các sàn giao dịch này tồn tại?

AMM đang giải quyết hạn chế về hiệu suất của smart contract blockchain, đặc biệt là Ethereum. Trước khi AMM trở nên nổi tiếng, các sàn DEX được xây dựng trên Ethereum, như EtherDelta hoặc 0x, đã cố gắng sử dụng cơ chế order book cổ điển.
Tuy nhiên, họ gặp phải các vấn đề về thanh khoản như việc đặt mỗi lệnh yêu cầu phí gas và chờ thời gian block confirm. Thông lượng thấp của Ethereum cũng có nghĩa là chỉ có một số lượng nhỏ giao dịch có thể được gửi trước khi blockchain hoàn toàn bị bao trùm bởi các order hàng này.
Điều này đặc biệt có vấn đề đối với các nhà tạo lập thị trường, các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider-LP) trên các sàn giao dịch order book. Tạo một thị trường thường yêu cầu liên tục điều chỉnh các lệnh buy và sell theo mức giá mới nhất. Khi mỗi order được gửi quá tốn kém tiền bạc và thời gian, họ có thể mất nhiều hơn số tiền họ thu được từ chênh lệch giá mua, bán.
Liquidity Pools Và Liquidity Providers

Nguồn: Cryptorobin.com
Liquidity (tính thanh khoản) đề cập đến việc một tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành một tài sản khác, thường là một loại tiền tệ fiat, mà không ảnh hưởng đến giá thị trường của nó. AMM khắc phục vấn đề thanh khoản hạn chế này bằng cách tạo các nhóm thanh khoản và cung cấp cho Liquidity Providers (các nhà cung cấp thanh khoản) động lực cung cấp tài sản cho các nhóm này. Càng nhiều tài sản trong một nhóm và càng có nhiều tính thanh khoản, thì việc giao dịch càng trở nên dễ dàng hơn trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX)
Trên nền tảng AMM, thay vì giao dịch giữa người mua và người bán, người dùng giao dịch dựa trên một nhóm mã thông báo – một nhóm thanh khoản. Về cốt lõi, một nhóm thanh khoản là một nhóm chia sẻ các mã thông báo. Người dùng cung cấp các nhóm thanh khoản với các mã thông báo và giá của các mã thông báo trong nhóm được xác định bằng một công thức toán học. Bằng cách điều chỉnh công thức, các nhóm thanh khoản có thể được tối ưu hóa cho các mục đích khác nhau.
Smart Contract tự động hóa giao dịch như thế nào?
Khi giao dịch trên một AMM, người dùng sẽ tương tác với một pool thanh khoản. Cụ thể, khi người dùng yêu cầu Smart Contract thực hiện một giao dịch, hợp đồng này sẽ gửi mã Token của người dùng, ví dụ như ETH, đến pool thanh khoản. Một công thức toán sẽ xác định số lượng Token đối trọng trên cặp giao dịch mà người dùng sẽ nhận lại trên giao dịch.
Thành phần bí mật của AMM là một công thức toán học đơn giản có thể có nhiều dạng. Cách phổ biến nhất được đề xuất là:
tokenA_balance(p) * tokenB_balance(p) = k
và được Uniswap phổ biến như:
x * y = k

Trong đó X và Y là lượng Token trong bể và K là một hằng số cho trước. Phương trình này sẽ có dạng hyperbole: một kiểu hình tiệm cận với cả số vô cực và số 0 tại các cực trị.

Mỗi giao dịch sẽ có mức trượt giá nhất định – mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa kích cỡ lệnh giá và mức giá cuối cùng được thực hiện. Dạng hyperbole này thể hiện độ trượt giá nhỏ hơn đối với các lệnh nhỏ, nhưng khi kích cỡ lệnh lớn hơn, mức trượt giá sẽ tăng phi mã. Uniswap đã luôn sử dụng công thức này, nhưng những nền tảng khác có thể sử dụng các thuật toán phức tạp hơn để có thể chủ động điều chỉnh mức trượt giá.
Sử dụng AMM như thế nào?
Anh em có thể sử dụng AMM theo ba bước sau:
- Truy cập trang web của giao thức hoặc các giao diện người dùng.
- Kết nối ví hỗ trợ DeFi với giao thức, chọn tài sản muốn mua bán
- Nhấn “Swap” và xác nhận giao dịch trên ví.
Cung cấp thanh khoản hoạt động tương tự như giao dịch:
- Sau khi connect ví, người dùng có thể chuyển đến phần “Liquidity Provider“.
- Chọn số tiền họ muốn cam kết cho pool. Hầu hết các giao thức, chúng cần có sẵn cả hai loại tài sản. Ví dụ: Nếu ETH có giá 450 DAI, anh em cần cung cấp đồng thời 1 ETH và 450 DAI.
Sau khi xác nhận các giao dịch, người dùng nhận được token đại diện cho quyền sở hữu của họ trong pool (bể thanh khoản). Sau đó, anh em có thể chuyển cho bất kỳ ai hoặc “swap” lại một lần nữa để lấy các token cơ bản, cộng với bất kỳ khoản phí nào mà anh em đã tích lũy.
Rủi ro khi sử dụng AMM là gì?

AMM có vẻ giúp các nền tảng xử lý vấn đề về thanh khoản rất tốt, nhưng bên cạnh đó, cũng không tránh khỏi một số rủi ro và hạn chế nếu anh em muốn sử dụng AMM. Cụ thể:
- Mức trượt giá cao: AMM chưa thể cải thiện được mức trượt giá. Ví dụ, khi bạn lấy quá nhiều một loại tiền mã hóa nào đó, giá cả của chúng sẽ tăng lên.
- Mất mát giá cả khi hoạt động: Tình trạng mất mát này rất hay xảy ra với người đã gửi tiền vào nhóm pool thanh khoản. Thị trường tiền điện tử vốn luôn tồn tại các biến động mạnh về giá cả. Xu hướng giá cả thay đổi, đừng tự ý rút ra hay bỏ vào các loại tiền giá trị cao. Điều này khiến pool thỉnh thoảng hoạt động không hiệu quả.
- Phí giao dịch cao: Phần lớn các sàn AMM hiện đều triển khai trên Ethereum, nơi mà có phí gas ngày một đắt đỏ, đặc biệt là khi mạng rơi vào tình trạng tắc nghẽn. Phí giao dịch trên Ethereum có thể lên tới hàng chục USD.
Tổng kết
Vậy là các anh em đã có cái nhìn tổng quát vè các nền tảng AMM qua bài viết này. Ưu điểm của AMM là cho phép người dùng giao dịch với tính ẩn danh cao, cách thức tiếp cận dễ dàng, nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm như độ trượt giá lớn, phí giao dịch cao. Anh em có suy nghĩ như thế nào về AMM? Hãy chia sẻ dưới phần bình luận để BlockSolFi biết nhé!