Bear market là gì? Cần làm gì khi bear market đến?

Nếu bạn là một trader kiếm thu nhập từ thị trường hay bạn là một nhà đầu tư tài chính, bạn cần biết các chu kỳ thị trường bao gồm: Giai đoạn tích lũy, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn phân phối, và giai đoạn suy giảm.
Giai đoạn tăng trưởng hay suy giảm có sự biến động giá mạnh mẽ, và lịch sử phát triển đã cho thấy đây là những cơ hội kiếm lời nhanh nhất cho nhà đầu tư.
Vậy bear market – hay thị trường “gấu” nghĩa là gì? Và nhà đầu tư cần làm gì trong thị trường này để tối đa lợi nhuận? BlockSolFi sẽ cùng anh em tìm hiểu vấn đề này nhé!
Bearish là gì?
Bearish là thuật ngữ dùng để chỉ xu hướng giá giảm thấp hơn mức giá trung bình trong lịch sử của thị trường hay 1 coin/token nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Bearish sử dụng hình ảnh “con gấu” để minh họa cho xu hướng giá giảm bởi khi tấn công kẻ thù hoặc con mồi, gấu thường tấn công bằng cách dùng tay và chân ra đòn hướng xuống. Do đó, “gấu” hay thị trường “gấu” dùng để biểu thị xu hướng giá đi xuống.
Đặc điểm nhận biết bearish
Về mặt kỹ thuật, các nhà đầu tư có thể nhận ra thị trường Bearish thông qua hành vi giá trên biểu đồ:
- Giá sau liên tục tạo các đáy mới thấp hơn giá trước
- Các đợt giảm giá liên tiếp nhau, xen kẽ là các đợt điều chỉnh tăng với lực tăng nhẹ, không làm phá vỡ cấu trúc của xu hướng giảm
- Các đợt giảm giá với lực mạnh và mức độ giảm cao hơn so với mức độ tăng của các đợt điều chỉnh tăng trước đó
Ngoài việc thể hiện đặc điểm thông qua hành vi của giá trên biểu đồ thì thị trường bearish còn được biểu hiện qua các yếu tố cơ bản khác như mối quan hệ cung – cầu, tâm lý nhà đầu tư và sự thay đổi của các biến số kinh tế:
- Trong thị trường bearish, nhu cầu bán ra cao hơn nhu cầu mua vào => cung lớn hơn cầu => giá giảm. Đối với các nhà đầu tư, bearish cho thấy tâm lý bi quan về sự tăng trưởng của một coin/token nào đó, điều này khiến họ không sẵn sàng gia nhập vào thị trường hoặc bán ra để bảo toàn vốn, hạn chế thua lỗ. Ngược lại, với các trader, họ có thể tận dụng những đợt giảm giá để thu về lợi nhuận cho mình.
- Bearish toàn thị trường thường xảy ra cùng với những tin tức theo hướng tiêu cực.
- Tần suất đưa tin của các phương tiện truyền thông sẽ cao hơn.
Bear market là gì?
Trong bất kỳ thị trường tài chính nào, bear market là thị trường mà phe bán hoàn toàn áp đảo phe mua, làm thị trường giảm giá từ 20% trở lên trong một thời gian dài.
Hầu như hiện nay các sản phẩm tài chính nói chung đều có liên hệ mật thiết với nhau, do dòng tiền tài chính chảy từ tài sản an toàn sang tài sản có độ rủi ro cao và ngược lại, tùy theo chính sách tiền tệ của các quốc gia tại mỗi thời điểm.
Thị trường crypto cũng không phải ngoại lệ. Tiền điện tử được xem là tài sản rủi ro, và có mối tương quan với thị trường chứng khoán. Do đó, khi bear market xảy ra trên thị trường chứng khoán, thì crypto nói chung cũng chịu tác động tương tự.
Beer Market /Bearish trong ngắn hạn
Bearish trong ngắn hạn có thể hiểu là các đợt giảm giá diễn ra trong một khoảng thời gian khá ngắn trong khung ngày. Nó cũng có thể là một đoạn giảm giá trong xu hướng tăng chung dài hạn hoặc là một đợt điều chỉnh giảm trong thị trường bullish.
Các nhà đầu tư thường dự đoán về một thị trường bearish ngắn hạn thông qua kết quả phân tích kỹ thuật trên biểu đồ giá hoặc một sự kiện kinh tế nào đó có xu hướng tác động tiêu cực đến giá trong một khoảng thời gian ngắn.

Bear market/Bearish trong dài hạn
Bearish trong dài hạn là xu hướng tổng thể của thị trường khi giá giảm xuống trong một khoảng thời gian rất dài, thường theo khung tuần, tháng hoặc thậm chí năm. Cũng trong khoảng thời gian đó, giá có thể dao động thất thường nhưng nhìn chung thì xu hướng vẫn là đi xuống.
Đối với các nhà đầu tư, bear market dài hạn cho thấy tâm lý vô cùng bi quan, họ không còn niềm tin vào tiềm năng của coin/token hoặc dự án đó trong tương lai. Còn đối với các trader, những biến động giá theo hướng tiêu cực có thể khiến họ nhanh chóng cắt lỗ. Sự bi quan hay niềm tin về một thị trường bearish sẽ khiến cho nhu cầu bán ra của nhà đầu tư cao hơn so với mua vào, nên càng làm cho giá đi xuống thấp hơn.
Giai đoạn từ năm 2017 – 2019, thị trường crypto đã bước vào bear market dài hạn. Giá Bitcoin thời điểm ấy đã từ ATH gần 30.000 đô chia gần 10 lần xuống còn 3000 – 4000 đô la. Trong khi altcoin mạnh như ETH thời điểm ấy có mức giá mà nếu bây giờ các bạn nhìn lại sẽ thấy “rẻ không tưởng”. Kéo theo đó là sự biến mất của hàng loạt các dự án, hoặc có những altcoin top thời ấy mà mãi đến bây giờ vẫn không thể hồi phục lại mức giá đỉnh cao như XRP, LTC, BCH.

Cần làm gì khi bear market đến?
Tâm lý các nhà đầu tư lo lắng và sợ hãi là vậy, nhưng bạn là trader, kể cả khi thị trường đi lên hay đi xuống bạn vẫn có cơ hội kiếm lợi nhuận cao. Nên làm gì trong bear market?
Xây dựng danh mục đầu tư có tính thanh khoản cao trong bear market
Nếu bạn đang muốn đầu tư vào thị trường nhưng không may, thời điểm bạn gia nhập thị trường là lúc thị trường đang lao dốc. Vậy bạn nên đầu tư vào sản phẩm nào trong lúc này? Câu trả lời chính là hãy đầu tư vào những danh mục có tính thanh khoản cao.
Lý do đơn giản bởi lúc này, tâm lý hầu hết của cả thị trường đều vô cùng dè dặt, dòng tiền chính đáng không được đổ vào, bạn đầu tư hầu hết vào các tài sản có tính đảm bảo cao sẽ an toàn hơn. Với những tài sản ít thanh khoản thường có tính rủi ro cao hơn, bạn nên dành 1 phần tiền nhỏ hơn cho chúng.
Tất nhiên, việc đầu tư rủi ro cũng có thể đem lại cơ hội cao hơn khi thị trưởng bullish trở lại anh em có thể đạt được mức lợi nhuận cao hơn với những tài sản biến động ít.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư trong bear market
Kể cả thị trường đang đi xuống hay thị trường đang đi lên, mỗi nhóm tài sản đều có mức độ biến động khác nhau.
Mức độ giảm giá của mỗi nhóm coin/token có độ giảm giá khác nhau, trong cùng một nhóm coin/token cũng giảm với tỉ lệ khác nhau.
Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp các bạn có thể lựa chọn những đồng coin/token tiềm năng nhất trong từng nhóm coin. Từ đó có chiến lược giao dịch phù hợp.
BlockSolFi sẽ có một bài chi tiết vì cách phân bổ danh mục trong “mùa đông crypto”, anh em nhớ chú ý tìm đọc nhé!
Mua một số Coins & Tokens tiềm năng trong bear market
Một số coin/token tiềm năng nằm trong danh mục đầu tư của các bạn. Tuy nhiên chúng lại đi quá xa vùng mua tốt thì bearish chính là cơ hội để các bạn được mua chúng với giá rẻ hơn. Thậm chí, rất nhiều nhà đầu tư còn mong muốn thị trường giảm giá ‘sâu’ hơn chút nữa để họ có thể mua càng nhiều càng tốt coin mà họ mong muốn.
Tất nhiên việc này cần tìm hiểu kĩ, bởi không phải đồng coin/token nào cũng tăng giá trở lại sau khi thị trường hết giảm giá.
Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, trong dài hạn bạn nên ưu tiên những đồng coin top nền tảng có lượng người dùng cao và nhiều sản phẩm như Ethereum, Solana, Binance. Đây đều là những blockchain lớn, khả năng cao tồn tại sau bear market và tăng trưởng ổn định. Hạn chế các token theo xu hướng, meme coins,… vì xu hướng rất dễ thay đổi, còn meme coins phụ thuộc nhiều vào các đội đẩy giá.
Bán khống – Short selling trong bear market
Là một trader, dù thị trường đi lên hay đi xuống ( bear or bull market) đều có thể thu về lợi nhuận. Bán khống chính là cách kiếm được lợi nhuận khủng trong lúc đa phần holder đang nằm yên hoặc chờ về vùng giá mua để DCA thêm tài sản của mình.
Trader không ngại thị trường đi xuống bởi họ sợ thị trường trong giai đoạn tích lũy – phân phối hơn bởi ở giai đoạn lao dốc này, biên độ giá giao động cũng vô cùng lớn. Ngoài BTC, rất nhiều Atlcoin có mức độ tụt giảm mạnh mẽ với mức đòn bẩy cao, từ đó lợi nhuận thu về gấp nhiều lần việc chờ đợi thị trường tăng giá.
Tuy nhiên, anh em cần học cách kiểm soát vị thế short của mình, và chỉ nên đánh sóng ngắn kiếm lời. Thị trường gấu sẽ có nhiều dao động và việc bị thanh lý với đòn bẩy cao vẫn xảy ra thường xuyên. Cầm cự và bảo toàn vốn là ưu tiên hàng đầu để anh em có vốn tích lũy những đồng coin/token tiềm năng dài hạn.
Bear market, cơ hội học tập nâng cao kiến thức đầu tư
Khi thị trường tăng giá liên tục, nhà đầu tư thường có xu hướng hưng phấn quá mức và mua thêm vào hàng loạt các đồng coin với hi vọng giá tiếp tục tăng. Chúng ta thường bỏ qua bước nghiên cứu dự án trong giai đoạn này khi biểu đồ giá xanh đều đẩy anh em vào trạng thái FOMO.
Ngược lại, khi thị trường “gấu” xảy ra, các đồng coins/tokens chia nhiều lần so với ATH, hầu hết nhà đầu tư đều có tâm lý chán nản, muốn rời bỏ thị trường. Tuy nhiên, bear market là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư dài hạn, muốn tìm kiếm dự án chạy đường dài với giá rẻ, khả năng xx sau khi thị trường phục hồi.
Do đó, thay vì hoang mang, trách móc thị trường, đây là thời điểm hoàn hảo để anh em chậm lại, nhìn nhận các giai đoạn thị trường, học cách thay đổi chiến lược phân bổ vốn, rèn luyện quản lý rủi ro, cũng như nâng cao kiến thức về các dự án. Từ đó tăng sự tự tin và bản lĩnh trước “sóng” thị trường.
Chuyên mục Cryptopedia và Đầu tư của BlockSolFi sẽ đồng hành cùng anh em về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư crypto.
Săn các kèo airdrop, retroactive
Retroactive là những sự kiện mà các dự án trả cho người tham gia tokens/NFT để khuyến khích cộng đồng. Có rất nhiều dự án hot tiềm năng sẵn sàng retroactive cho người dùng sản phẩm sớm, mà giá token có thể rất “hời” nếu list sàn.
Tuy nhiên, các retroactive hiện nay yêu cầu gắt gao hơn so với trước đây. Tiêu chí có thể yêu cầu người phải giao dịch đủ khối lượng, tham gia testnet sớm,… để đạt điều kiện. Các dự án thường không công bố trước chương trình này, do vậy khả năng trúng được kèo retroactive là không chắc chắn.
Kèo airdrop cũng tương tự, nhưng điểm khác biệt là dự án thường công bố trước và có điều kiện rõ ràng để anh em tham gia. Khả năng trúng airdrop cũng không dành cho số đông, phụ thuộc nhiều vào may mắn, đồng thời giải thưởng cũng không quá cao. Nhưng một cơ hội kiếm free money và tham gia không cần điều kiện như vậy cũng đáng để thử phải không nào?
Anh em có thể tham khảo một số hướng dẫn airdrop mà BlockSolFi đã giới thiệu dưới đây:
- Hướng dẫn làm airdrop Brahma.fi trên mạng Ethereum
- Hướng dẫn làm testnet giao thức KYVE Network
- Hướng dẫn làm airdrop Kinesis trên chain Evmos
Bear Market , Kết luận
Thị trường luôn tuân thủ quy tắc của nó và tất cả các chu kỳ đều được diễn ra, mục tiêu khi gia nhập thị trường của mỗi bạn hầu hết đều là thu về lợi nhuận. Bởi vậy việc hiểu rõ các chiến lược trong quá trình giao dịch ở mỗi loại thị trường khác nhau là vô cùng cần thiết.
Như vậy, bạn đã hiểu được bear market, cũng như các chiến lược có thể áp dụng khi bear market xảy ra. Chúc các bạn có thể kiếm được lợi nhuận dù thị trường đang trong giai đoạn nào.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Theo dõi chuyên mục Đầu tư và Cryptopedia của BlockSolFi để cập nhập các kiến thức bổ ích về tiền điện tử nữa nhé!
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
4 mẹo giúp người mới bắt đầu tham gia vào thị trường DeFi
BTC Dominance (BTC.D) là gì? Cách ứng dụng BTC.D để phân tích Crypto