Bitcoin tiếp tục giảm, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng

Bitcoin đã trải qua nhiều chu kỳ trong quá khứ và luôn bật trở lại để tạo đỉnh mới, theo Diego Vera của Buda.com cho biết .
Các thị trường tài chính như tiền điện tử, cổ phiếu hoặc hàng hóa nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, luôn trải qua các chu kỳ mở rộng và thu hẹp. Có cảm tưởng như nền kinh tế đang thở vậy. Có những giai đoạn mà mua cái gì cũng tăng giá và cũng có những giai đoạn mà mua con nào thì cũng auto đu đỉnh.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 phải mất hơn hai năm mới bình ổn lại. Các thị trường chứng khoán giảm hơn 50% vốn hóa tại các nền kinh tế chính trên thế giới. Nhưng 10 năm sau đó thị trường tiếp tục nở rộ rực rỡ hơn bao giờ hết.
Năm 2000, chỉ số chứng khoán Nasdaq Composite giảm 75%.
Cuộc khủng hoảng đó được thể hiện trong hình đầu tiên chẳng khác nào một “gờ giảm tốc” ở hình thứ hai. Kể từ năm 2002, hầu hết mọi thứ đều tăng giá.
Năm nay, chỉ số này đã giảm 14%.
Và bây giờ chúng ta lại tiếp tục tự hỏi rằng liệu sự sụt giảm mà thị trường chứng khoán đang trải qua (25% trong năm nay tính đến thời điểm hiện tại), có phải là một đợt điều chỉnh nhẹ và sẽ sớm đảo chiều không, hay chúng ta đang đối mặt với một sự kiện đáng lo ngại hơn, như sự kiện năm 2008.
Toàn cảnh các thị trường tài chính
Trên thực tế tất cả các khoản đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác nhau đã mất giá dù ít dù nhiều kể từ đầu năm.
- Netflix: -67%
- PayPal: -55%
- Facebook: -44%
- Tesla: -42%
- Bitcoin: -38%
- Amazon: -28%
- Nasdaq (chỉ số): -24%
- S & P 500 (chỉ số): -14%
Và đây chỉ mới là một phần của tảng băng trôi. Có những trường hợp giá giảm đến hơn 90%.
Tại sao chúng ta phải tập trung vào đầu tư dài hạn?
Có thể chúng ta cảm thấy cơn bão đang làm rung chuyển nền kinh tế thế giới hiện tại có vẻ quá khắc nghiệt, nhưng hãy nhớ rằng nền kinh tế sẽ luôn phục hồi sau mỗi giai đoạn khủng hoảng hoặc suy thoái. Tôi muốn nhắc cho các bạn nhớ rằng chúng ta đã trải qua những sự kiện như thế này nhiều lần rồi, kiểu gì thì thị trường cũng sẽ ổn thôi!
- Trong những năm 1970, cuộc khủng hoảng dầu mỏ, cộng hưởng với sự kết thúc của hiệp ước Bretton Woods (sự kết thúc của chế độ bản vị vàng), đã gây ra một cuộc suy thoái toàn cầu. Vào ngày này, chỉ số S&P 500 đã giảm 50% chỉ trong vòng một năm (1973-1974), và sau đó đã phục hồi 76% trong hai năm tiếp theo và tăng 133% trong bốn năm sau đó.
- Vào giữa những năm 1980, dầu mỏ một lần nữa kích hoạt một cuộc khủng hoảng toàn cầu khác. Khoảng thời gian này, chỉ số S&P 500 đã giảm gần 30%, và đã phục hồi 226% trong 5 năm sau đó.
- Năm 2008, cuộc khủng hoảng thiếu đã giáng đòn đau vào nền kinh tế thế giới. Chỉ số S&P 500 đã ghi nhận mức sụt giảm kỷ lục: -58% chỉ trong vòng chưa đầy một năm rưỡi. 5 năm sau, chỉ số này đã tăng giá gấp ba lần từ đáy. Ngày nay, ngay cả khi đã tính luôn đợt sụt giảm vừa rồi, giá trị của chỉ số này vẫn gấp hơn 6 lần so với thời 2008.
Chúng ta rút ra được bài học gì cho Bitcoin?
Bitcoin đã trải qua nhiều chu kỳ trong quá khứ và luôn bật trở lại tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Thực tế trong lịch sử, 100% những người đã mua và chờ đợi từ 4 năm trở lên đều tài khoản của họ tăng trưởng.
Lịch sử không nhất thiết phải lặp lại, nhưng nó có thể đóng vai trò là một tiền lệ rất tốt.
Chọn đúng khung thời gian để đầu tư là rất quan trọng, điều này đúng trên mọi kênh tài chính không chỉ riêng gì Bitcoin . Ở Wall Street có hàng tá nhà vật lý và nhà toán học cố gắng dự đoán xu hướng của đường giá và nhảy ra nhảy vào hàng ngày trên thị trường, và đa phần trong số này đều cháy tài khoản. Nhưng nếu chúng ta lùi lại một khung thời gian để thấy được trời cao biển rộng thì việc đầu tư sẽ dễ dàng hơn rất nhiều
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
Binance hợp tác với TripleA để cung cấp giải pháp thanh toán tiền điện tử
ETH “thủng” $1.400 làm tăng nguy cơ thanh lý 500 triệu đô la tài sản thế chấp on-chain