Sàn Bitvavo vẫn còn ‘kẹt’ gần 300 triệu USD trong Digital Currency Group, công ty mẹ của Genesis

Thứ Sáu vừa qua, ngày 16 tháng 11, Bitvavo, một sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu tại Hà Lan, lên tiếng khẳng định nền tảng vẫn còn kẹt 280 triệu euro (tương đương khoảng 296,30 triệu USD) trong Digital Currency Group (DCG), một công ty có trụ sở tại Mỹ và là công ty mẹ của Genesis.
Bitvavo vẫn còn gần 300 triệu USD ‘bị kẹt’ trong Digital Currency Group
Ngày 16 tháng 12, sàn giao dịch Bitvavo hàng đầu Hà Lan thông báo không thể rút được số tiền gửi 280 triệu euro (297 triệu USD) tại Digital Currency Group, công ty tiền mã hóa nổi tiếng của Mỹ đang sở hữu một cái tên gặp khó khăn khác là đơn vị lending Genesis Trading.
“DCG hiện đang gặp vấn đề về thanh khoản… Do đó, DCG đã tạm dừng trả nợ cho đến khi vấn đề thanh khoản này được giải quyết”, công ty Hà Lan – Bitvavo, cho biết trên blog của mình.
Sàn tiết lộ lý do sử dụng DCG là để phục vụ dịch vụ “staking off-chain” cho người dùng. Dù số tiền bị ảnh hưởng là rất lớn, thế nhưng Bitvavo khẳng định hoạt động giao dịch sẽ không bị ảnh hưởng.
Bitvavo has used services from Digital Currency Group and its affiliates (DCG), which currently have liquidity issues, to offer off-chain staking services to its clients.
If needed, Bitvavo will step in to protect our customers.
Read more on our blog:https://t.co/0X8hLTAlYa
— Bitvavo (@bitvavocom) December 15, 2022
Sàn cam kết thiệt hại từ vụ việc chỉ dừng lại ở mức 280 triệu USD euro kẹt trên Genesis, trong khi bản thân vẫn nắm giữ hơn 1,6 tỷ euro tài sản người dùng và tiền mã hóa. Bitvavo cũng nói người dùng ở hiện tại vẫn toàn quyền rút tiền ngay lập tức nếu muốn.
Bitvavo được đăng ký với ngân hàng trung ương Hà Lan (DNB) với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ tài sản kỹ thuật số để ngăn chặn rửa tiền trên nền tảng của mình, nhưng công ty không chịu sự giám sát thận trọng của DNB hoặc Cơ quan Thị trường Tài chính Hà Lan (AFM).
Digital Currency Group (DCG) là một quỹ đầu tư được thành lập từ 2015 bởi Barry Silbert với sứ mệnh hỗ trợ, đẩy nhanh sự phát triển của một hệ thống tài chính mới trên blockchain, bằng cách xây dựng và hỗ trợ các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực tiền số và blockchain.

DCG là top đầu những quỹ đầu tư lớn nhất nhì trong ngành công nghiệp tiền số, với khoản đầu tư vào hơn 100 công ty ở 30 quốc gia khác nhau, bao gồm các công ty dẫn đầu thị trường trong nhiều lĩnh vực như Coinbase, Circle, Ledger, Ripple và ShapeShift.
Họ cũng sở hữu và điều hành ba doanh nghiệp: CoinDesk: Nền tảng truyền thông, đưa tin tức và sự kiện trong ngành; Genesis Trading: Công ty môi giới crypto đang dính tin đồn sắp sửa phá sản; Grayscale Investments: Công ty quản lý tài sản tiền kỹ thuật số lớn nhất và là nhà quản lý của nhiều sản phẩm, bao gồm cả phương tiện đầu tư bitcoin được giao dịch công khai đầu tiên, Bitcoin Investment Trust GBTC.
DGC có thể phá sản?
Digital Currency Group (DCG) đã công bố một lá thư cho các nhà đầu tư để làm rõ tình hình tài chính của mình thời gian qua.
Bên cạnh thông tin tài chính được công bố, DCG cũng cung cấp trang web về các khoản vay liên giữa nó và công ty con Genesis Global Capital. Theo đó, tập đoàn này tiết lộ rằng họ hiện có khoảng 2 tỷ USD tiền nợ. Đáng chú ý là hầu hết trong số nợ đó là các khoản vay liên công ty.
Cụ thể, các khoản vay được Digital Currency Group nhắc đến trong thông báo lần này là 575 triệu USD đến hạn vào năm 2023 và một kỳ phiếu (Promissory Note) 1.1 tỷ USD khác đến hạn vào năm 2032 cho Genesis. Công ty cũng nhận được một khoản tín dụng trị giá 350 triệu USD từ một nhóm do Eldridge lãnh đạo.
Như đã chia sẻ ở trên, Digital Currency Group có một khoản vay 575 triệu USD đến hạn vào năm 2023 từ Genesis. Ahluwalia cho biết DCG có thể đã sử dụng tài sản nắm giữ là Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) của mình làm tài sản thế chấp để nhận khoản vay đầu tiên từ Genesis. Công ty đã mua 778 triệu USD cổ phiếu GBTC từ tháng 3 năm 2021 – tháng 6 năm 2022. Genesis Trading đóng vai trò hỗ trợ chính trong thương vụ này. Và khi 3AC phá sản, DCG đã ngừng động thái mua GBTC này của mình.

Digital Currency Group đã liều lĩnh đặt cược vào việc mức chiết khấu so với giá trị tài sản ròng (NAV – Net Asset Value) sẽ sớm kết thúc. Cách làm này cũng tương tự như hành động mà 3AC đã làm trước đó. Điểm chung nữa ở đây là Genesis Lending đã hỗ trợ vốn cho cả DCG và 3AC trên cùng một giao dịch. GBTC ở mức chiết khấu so với NAV từ 7% – 30% trong thời gian đó.
Đương nhiên, thực tế đã không như Digital Currency Group và 3AC tính toán. Họ phải đối mặt với việc giá trị GBTC giảm. Điều này đến từ 2 nguyên nhân chính. Một là sự sụt giảm giá trị của Bitcoin. Và cũng chính điều này đã khiến mức chiết khấu của GBTC so với NAV tăng lên đến 45%. 3AC đã từng là người nắm giữ GBTC lớn nhất. DCG đã đặt một số hoặc tất cả lượng GBTC này khi họ mở lệnh ký quỹ. Và khi càng nhiều GBTC trượt giá, đòn bẩy của DCG càng tăng.

Khi 3AC sụp đổ, điều đó cũng có nghĩa là quỹ đầu cơ của Shu Zhu (hiện đang lẩn trồn) đã không có tài sản thế chấp để trang trải khoản vay từ Genesis. Trên thực tế, 3AC đã có khoản thiếu hụt lên đến 462 triệu USD. Để ngăn Genesis Lending mất khả năng thanh toán, Digital Currency Group đã tham gia trợ giúp.
Nó cũng nắm quyền kiểm soát một số cổ phiếu GBTC của 3AC, nếu không muốn nói là tất cả. Tất cả các mô hình này cho thấy rằng DCG đã sử dụng quá mức trên GBTC và với việc tăng mạnh tỷ lệ chiết khấu so với NAV, rất khó để công ty cân bằng được tỷ lệ đòn bẩy.
Tuy nhiên, Digital Currency Group đã làm điều đó dựa trên phần thu nhập của mình và việc bán lượng GBTC nắm giữ. Đương nhiên, với việc giá GBTC giảm mạnh với với NAV thì công ty sẽ phải chịu những khoản lỗ đáng kể. Giá trung bình mà nó trả cho cổ phiếu này là 24 USD. Và tại thời điểm đó, mỗi GBTC đang giao dịch ở mức 9 USD.
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
Paradigm, Amber Group và Binance cắt giảm lương thưởng tháng 12 của nhân viên