CFD là gì? Hướng dẫn cách giao dịch hợp đồng chênh lệch CFD Trading

Hiện nay, trong thị trường tài chính, có rất nhiều hình thức đầu tư để thu được lợi nhuận thay vì phải ngồi đợi hoặc chịu thua lỗ trong lúc thị trường đi xuống, đó là sử dụng hợp đồng CFD. Vậy hợp đồng CFD là gì và cách giao dịch với hợp đồng CFD như thế nào, cùng BlockSolfi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Hợp đồng chênh lệch CFD là gì?

CFD – viết tắt của Contract For Difference (hợp đồng chênh lệch). CFD là một hợp đồng chênh lệch giá giữa giá trị và tài sản tại thời điểm hợp đồng mở và thời điểm hợp đồng đóng. Vì vậy, người dùng có thể kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả của tài sản thông qua việc mua bán mặc dù không thực sự sở hữu nó.
Một trong những lợi ích độc đáo nhất của CFD là chúng cho phép bạn kiếm lợi nhuận ngày cả khi tỷ giá giảm cũng như khi tỷ giá tăng. Thông thường, giao dịch CFD không có thời hạn cố định. Khả năng đặt cả vị thế mua và vị thế bán, cùng với việc giao dịch CFD có đòn bẩy, khiến CFD trở thành một trong những sự lựa chọn phổ biến để giao dịch ngắn hạn trên thị trường tài chính hiện nay.
Tóm lại là: Hợp đồng chênh lệch (CFD) sẽ tận dụng được giá biến động thay vì mua bán truyền thống là mua thấp – bán cao.
Giao dịch CFD là gì?
Về giao dịch CFD, khác với đầu tư truyền thống, trong CFD trading trader không cần sở hữu tài sản thực đó mà chỉ phản ánh giá của tài sản cơ sở. Nhờ đó, thay vì phải mua tài sản thực, trader có thể dự đoán biến động giá trong tương lai và đầu tư dựa trên dự đoán này. Chính vì vậy CFD còn được gọi là một “hàng hóa phái sinh”
Lịch sử các nhà cung cấp CFDs
Các nhà cung cấp CFD cho phép các nhà giao dịch tham gia thị trường với nhiều mức ký quỹ, loại tài khoản và nền tảng giao dịch khác nhau. CFD, trên thực tế, vẫn là công cụ khá mới mẻ – nó mới chỉ đến với thị trường bán lẻ vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, thị trường này đã chứng kiến sự phát triển rất nhanh. Các nhà cung cấp CFD trực tuyến đã liên tục đa dạng hóa các công cụ giao dịch, bao gồm cả các công cụ phái sinh. Ngày nay, trường Đại học Kinh Tế London ước tính rằng các tài khoản CFD đã chiếm hơn một phần ba tổng số giao dịch trên thị trường chứng khoán ở Anh.
Sản phẩm giao dịch với hợp đồng CFD

Vì là sản phẩm phái sinh nên sản phẩm của hợp đồng CFD cũng vô cùng đa dạng. Từ các sản phẩm tài chính truyền thống: cổ phiếu, trái phiếu, forex, hàng hoá… cho đến những sản phẩm đặc thù như tiền điện tử.
Giao dịch CFD Forex: đây là thị trường CFD lớn nhất hiện nay với khối lượng giao dịch khổng lồ.
Giao dịch CFD chỉ số: Danh sách những mã cổ phiếu lớn nhất thế giới như US30, NAS100…
Giao dịch CFD hàng hoá: Bao gồm các hàng hoá như Vàng, Bạc, Dầu thô….
Giao dịch CFD cổ phiếu: Các mã hàng đầu kể đến như Apple, Facebook, Google, Tesla….
Giao dịch CFD tiền điện tử: Đây là thị trường mới phát triển từ những năm 2017 nhưng chỉ sau 3 năm, tiền điện tử đã trở thành một mảng cực kỳ tiềm năng, thậm chí có tốc độ phát triển nhanh vượt trội với nhiều đồng tiền điện tử như: BTC, ETH, BCH, DOT, LINK…
Quy trình giao dịch CFD cơ bản nhất dành cho trader

Về bản chất, giao dịch forex như thế nào tức bạn sẽ giao dịch CFD tương tự vậy. Giao dịch CFD có thể được tóm gọn trong 6 bước sau:
Bước 1: Tìm sàn uy tín
Bước 2: Đăng ký tài khoản tài sản
Bước 3: Tải và đăng nhập phần mềm
Bước 4: Nạp tiền vào tài khoản
Bước 5: Tìm một cặp tỷ giá để đặt lệnh sau đó chốt lời hoặc lỗ
Bước 6: Nếu giao dịch có lời, thực hiện rút tiền về. Nếu lỗ, lặp lại từ bước 4 trở đi.
Lợi ích khi giao dịch với hợp đồng CFD
Sản phẩm giao dịch đa dạng: Sản phẩm giao dịch của hợp đồng CFD rất đa dạng để bạn lựa chọn.
Đòn bẩy lớn: Hợp đồng CFD cung cấp cho bạn công cụ đòn bẩy khiến bạn có nhiều cơ hội giao dịch thu về mức lợi nhuận lớn từ một số vốn nhỏ
Lợi nhuận tối ưu: Sẽ không có môi trường đầu tư nào bạn có thể thu về khoản lợi nhuận gấp 3-5 lần thậm chí 10 lần so với số vốn ban đầu chỉ sau một vài ngày. Nhưng nếu sử dụng đòn bẩy, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Thị trường rộng mở: nhờ có sản phẩm đa dạng mà bạn có thể tiếp cận thị trường ở bất kỳ thời điểm nào, ở đâu.
Chi phí giao dịch hợp lý: Mỗi sàn giao dịch đều có chiến lược thu hút người dùng khác nhau, nhưng hầu hết các sàn giao dịch đều có chi phí giao dịch thấp phù hợp với người dùng.
Không cần trực tiếp sở hữu sản phẩm đó: Với CFD, bạn có thể mua bán ở bất kỳ quốc gia nào, kể cả với các nước có quy định nghiêm khắc việc cho phép mua – bán các chỉ số hay đồng coin/token.
Giao dịch qua các nền tảng một cách đơn giản: có rất nhiều sàn giao dịch đa dạng phục vụ nhu cầu giao dịch hợp đồng CFD: Bingboong, MT4…
Không có thời gian đáo hạn: CFD khác với các sản phẩm phái sinh là nó không có “Hợp đồng”, và không có thời gian đáo hạn. Do đó người dùng có thể giữ vị thế bao lâu tùy thích.
Hạn chế khi giao dịch với hợp đồng CFD
Bên cạnh một số ưu điểm, CFD cũng tồn tại một số hạn chế, cụ thể:
Nhược điểm của đòn bẩy: Sử dụng đòn bẩy có thể giúp bạn thu được lợi nhuận nhanh chóng với số vốn nhỏ nhưng cũng có thể khiến bạn mất đi toàn bộ số vốn đã đầu tư một cách cũng nhanh chóng không kém.
Rủi ro từ lòng tham: Khi nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận dễ dàng và nhanh chóng thì cũng là lúc họ mất cảnh giác nhất. Tự tin rằng bản thân có thể kiếm được lợi nhuận dễ dàng khiến nhiều nhà đầu tư mất trắng số tiền ban đầu khi đầu tư.
Không kiểm soát các chi phí lệnh: Mỗi lệnh giao dịch đều phát sinh chi phí, nếu bạn tham gia đầu tư mà không có sự tính toán cần thiết thì rất có thể bạn chẳng còn thu được bao nhiêu lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí.
Lời kết
Với ưu điểm của hợp đồng CFD, hợp đồng chênh lệch này đang trở thành xu thế tất yếu không chỉ với những ngành tài chính mà còn với đồng tiền điện tử. Anh em nghĩ thế nào về hợp đồng CFD, hãy để lại bình luận cho BlockSolFi nhé! Chúc anh em có những lựa chọn sáng suốt khi sử dụng hợp đồng CFD.