Nhìn lại thị trường: Chiến tranh Ukraine – Nga ảnh hưởng đến ngành tiền điện tử như thế nào?

Chiến tranh Nga-Ukraine đã khiến tiền điện tử trở thành tâm điểm chú ý. Trong khi nhiều người suy đoán rằng Nga có thể sử dụng tiền điện tử để vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), sự giúp đỡ thông qua tiền điện lại đang đổ vào Ukraine. Nước này ghi nhận được quyên góp hơn 100 triệu đô tiền điện tử cho đến nay.
“Ở cấp độ bán lẻ và doanh nghiệp, người dân ở hai nước đang đổ xô vào tài sản tiền điện tử. Nguyên nhân là do sự bất ổn trong nền kinh tế và dự đoán tiền tệ fiat đang dần mất giá. Tiền điện tử đang hoạt động như một kho lưu trữ giá trị tối ưu nhất thời điểm này.” Sathvik Vishwanath, Giám đốc điều hành của Unocoin, một sàn giao dịch tiền điện tử ở Ấn Độ cho biết.
Câu hỏi đặt ra là: cuối cùng thế giới có phải nghiệm túc chấp nhận tiền điện tử như một hình thức giao dịch và đầu tư hợp lệ không? Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell đã nói trong một cuộc họp rằng cuộc chiến Nga-Ukraine đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý tiền điện tử.
Một con dao hai lưỡi
Câu chuyện xung quanh Bitcoin luôn nhận được quan điểm đa chiều: nhiều người ủng hộ tin rằng nó là tương lai của tiền tệ, trong khi một số nhà phê bình nặng lời nhất – bao gồm Warren Buffett và Charlie Munger – coi nó như một thứ “độc hại” và muốn nó bị cấm hoàn toàn.
Nhưng khả năng hiển thị của tiền điện tử trong cuộc chiến Ukraine đã cho thế giới thấy rằng tiền điện tử chắc chắn có những trường hợp sử dụng. Đối với Nga, Bitcoin và các chứng khoán kỹ thuật số khác đã giúp họ bảo vệ tài sản dễ dàng hơn trước con mắt quan sát của các cơ quan chính phủ quốc tế, những người đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga. Đó cũng là cách tốt nhất để bảo vệ khoản lưu trữ khỏi tình trạng lạm phát và phá giá đồng Ruble của Nga.
Mặt khác, Ukraine cũng đã phát hiện ra giá trị của tiền điện tử trong mục tiêu gây quỹ – cũng như sự dễ dàng mà những khoản tiền đó có thể được chuyển đến những người dân cần nó nhất.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà tiền điện tử có thể gây ra là sự gia tăng các quy định. Hệ thống tài chính toàn cầu đã nhắm mục tiêu vào các cá nhân và tổ chức nhất định của Nga bằng các lệnh trừng phạt, và Nga có ý định thực thi các lệnh trừng phạt đó nếu có thể. Nếu các biện pháp trừng phạt này có thể đơn giản được thực hiện bằng việc sử dụng Bitcoin – hoặc nhiều khả năng hơn là Monero, một loại tiền điện tử phi tập trung nâng cao quyền riêng tư nổi tiếng là khó theo dõi – thì rất có thể chính phủ các quốc gia sẽ tìm cách điều chỉnh không gian tiền điện tử trong tương lai gần.
Liệu giá tiền điện tử sẽ tăng?
Mặc dù Chiến tranh Nga-Ukraine đã tiếp diễn từ tháng 2 năm 2014, nó chủ yếu xoay quanh lưu vực Donets và Bán đảo Crimea. Tất cả đã thay đổi vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, khi Nga gia tăng vấn đề bằng cách bắt đầu một cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine từ phía bắc, đông và nam của đất nước.
Khi giai đoạn mới nhất của cuộc xung đột bắt đầu, những người theo dõi tiền điện tử rất tò mò muốn xem Bitcoin, đồng tiền kỹ thuật số hàng đầu có vốn hóa thị trường cao nhất, sẽ được định hình như thế nào.
Đáng ngạc nhiên, BTC đã thực sự giảm, mất 8% giá trị ở mức thấp 34.300 đô. Đồng tiền này đã phục hồi trong vài ngày sau, đạt mức cao nhất là 44.400 đô la vào ngày 2 tháng 3. Tại thời điểm viết bài, Bitcoin hiện đang có giá 38.100 đô.
Các nguyên tắc cơ bản ảnh hưởng đến giá của Bitcoin và các loại tiền điện tử khác khiến tài sản trở thành một kho lưu trữ giá trị phù hợp trong thời kỳ khủng hoảng. Lập luận cho rằng Bitcoin là một loại bảo mật không tín dụng, được cách ly bằng chính sách nguồn cung hạn chế, khiến nó trở thành một loại tiền kỹ thuật số tương tự như vàng trong thế giới thực.
Nhưng sự thật có thể khác hẳn: có vẻ như tiền fiat cùng các loại chứng khoán rủi ro – như cổ phiếu thị trường chứng khoán và trái phiếu lợi suất cao – đang có xu hướng tích cực tăng giá và điều này làm giảm phần nào ý tưởng Bitcoin là ‘vàng kỹ thuật số’.
Điều này không có gì phải bất ngờ; bản thân giá của BTC rất dễ biến động và không nên được coi là một tài sản trú ẩn an toàn cổ điển như Kho bạc Hoa Kỳ hay cổ phiếu phòng vệ.
Mặc dù vậy, lợi ích của việc sử dụng tiền điện tử trong một kịch bản như xung đột Nga-Ukraine là rất thuyết phục. Trên thực tế, tính thanh khoản hạn chế của Bitcoin có thể khiến giá tiền điện tử tăng theo cấp số nhân trong những tháng tới, do việc bơm tiền mặt vào hệ sinh thái kỹ thuật số được thúc đẩy bởi nhu cầu khan hiếm nơi trú ẩn.
Cơ chế thanh toán mới

Đây là giấc mơ của nhiều người ủng hộ tiền điện tử từ lâu, đó là các loại tiền kỹ thuật số blockchain một ngày nào đó có thể được sử dụng như một hình thức thanh toán giống như cách chuyển tiền mặt và thẻ tín dụng ngày nay. Tuy nhiên, những hạn chế của công nghệ – và việc không được áp dụng rộng rãi – đã hạn chế tham vọng rằng vị thế của nó như một phương thức thanh toán thông thường có vẻ khá xa vời.
Như đã đề cập trước đó, chính phủ Ukraine đã chính thức gây quỹ thông qua quyên góp bằng Bitcoin và thông tin này đã gây xôn xao khắp thế giới. Tiền điện tử dường như không còn là một sở thích ngoài lề như cách người ta nhìn nhận nó cách đây vài năm.
Ngoài ra, tiền điện tử hiện đang được coi là một giải pháp thay thế khả thi cho tài chính truyền thống, đặc biệt là trong các khu vực xung đột nơi hệ thống tiền fiat ngừng hoạt động. Ví dụ, ở Venezuela, quốc gia này gần đây đã phải trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị, dẫn đến siêu lạm phát và một loạt các vấn đề kinh tế xã hội như nạn đói và bệnh tật.
Trước tình hình này, hoạt động khai thác tiền điện tử trong nước bùng nổ, với việc tổng thống Nicolás Maduro cố gắng giới thiệu tiền điện tử của riêng mình, “Petro”, để vượt qua lệnh phong tỏa tài chính do Hoa Kỳ áp đặt đối với quốc gia của ông.
Bất biến giữa dòng đời vạn biến
Rất có thể sự phụ thuộc vào tiền điện tử sẽ tăng lên khi thế giới trở nên bất ổn. Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã gây hoang mang cho nhiều người và cuộc xung đột đó chỉ là một ví dụ về căng thẳng địa chính trị ngày nay. Vấn đề đang diễn ra về chủ quyền của Đài Loan có thể sẽ là điểm bùng phát toàn cầu tiếp theo, đưa câu chuyện về tính hợp pháp của tiền điện tử một lần nữa trở thành tâm điểm rõ rệt.
Khi nghĩ về tiền điện tử, cũng nên nhớ rằng những tài sản này không chỉ hữu ích cho các mục đích đầu cơ. Ví dụ: stablecoin – chẳng hạn như Tether và USD Coin – có thể được sử dụng bởi các cá nhân hay tập đoàn muốn lưu trữ một số hoặc tất cả tiền của họ trên blockchain, mà không có rủi ro rằng tài sản của họ sẽ biến động về giá trị.
Gần đây, tiền điện tử đã trở nên phổ biến đến mức Bộ Chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine có thể mua thiết bị quân sự trực tiếp từ nguồn cung bằng việc sử dụng Bitcoin và Ether thông qua Quỹ tiền điện tử của Ukraine.
Thực tế, số thiết bị có giá trị 15 triệu đô đã được mua, bao gồm thiết bị nhìn ban đêm, vật tư y tế và thực phẩm. Một số khoản đóng góp thậm chí còn ở dạng NFT đặc biệt có giá trị.
Tuy nhiên, tương lai vẫn chưa nói trước được, có vẻ tiền điện tử sẽ có vai trò ngày càng quan trọng dù điều gì xảy ra. Sự hiện diện của chúng trong một khu vực chiến sự có thể không phải là công dụng đầu tiên, cũng không phải là cuối cùng, nhưng vẫn đáng để ghi nhận công dụng đa năng mà tài sản này mang lại.
Bạn nghĩ xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng lên thị trường tiền điện tử như nào? Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm: