Cloud Mining là gì? Đây có phải là cách thức đào Bitcoin uy tín?

solfi_admin Thứ Ba, 18/01/2022

Cloud Mining (Khai thác trên đám mây) là một cách kiếm tiền điện tử đơn giản nhờ sức mạnh tính toán (computer power) của bên thứ ba.

Cloud Mining là gì?

What Is Cloud Mining?

Cloud Mining là một công nghệ đào tiền ảo. Để sử dụng được công nghệ này, người dùng sẽ phải làm hợp đồng với một công ty chuyên khai thác Bitcoin. Công ty này sẽ có nhiệm vụ xử lý quá trình đào tiền ảo cho người đăng ký. Việc mà người đăng ký cần phải thực hiện đó là mua tốc độ đào (Hashpower) bằng tiền mặt thông qua hợp đồng được ký kết giữa hai bên mua bán.

Trong những thập kỷ trước, tất cả cả công ty máy tính phần mềm lớn đều duy trì dữ liệu bằng các kho chứa ở tầng hầm với kích thước cực kỳ lớn, các máy tính ở thời điểm này dự tính có kích cỡ khoảng một phòng gym! Và chúng phải hoạt động suốt ngày đêm để giữ data và duy trì hoạt động.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi trong kỷ nguyên của điện toán đám mây. Thay vì phải tốn một nguồn năng lượng lớn dự trữ trong tầng hầm, các công ty phần mềm bắt đầu thuê sức mạnh tính toán từ các kho máy móc với tính năng mạnh hơn ở các nơi khác.

Khai thác trên nền tảng đám mây (Cloud Mining) cũng có nguyên tắc tương tự – nó thuê bên thứ ba cho công việc tính toán – nhằm khai thác tiền điện tử như Bitcoin, Litecoin và Dogecoin.

Thay vì mua những chiếc máy tính đắt tiền để tự mình khai thác những đồng tiền này, bạn có thể thuê sức mạnh tính toán của một thợ đào chuyên dụng từ một công ty Cloud Mining có trụ sở ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Hơn nữa, khi bạn trả tiền cho các dịch vụ Cloud Mining, bạn đang thuê những người có chuyên môn cao, có nghĩa là bạn đang nắm trong tay nhiều khả năng đánh bại những người khai thác Bitcoin đơn lẻ khác đang chạy đua để tạo ra một hàm băm (HashPower) đủ mạnh để kiếm lợi nhuận từ Bitcoin.

Hệ thống nào có thể sử dụng Cloud Mining?

Cloud Mining chỉ áp dụng cho các blockchain sử dụng Proof of Work, có thể kể đến như Bitcoin và Blockchain Ethereum ban đầu. Proof of Work giúp khai thác các loại tiền điện tử mới với sức mạnh tính toán tuyệt đối.

Cloud Mining không áp dụng cho các hệ thống Proof of Stake. Proof of Stake cho phép khóa một số tiền trong mạng để tham gia xác thực các khối mới và đổi lại mint được tiền điện tử như lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều dịch vụ staking như Ethereum 2.0, Solana và EOS cho phép bạn ủy thác tiền của mình cho các trình xác thực khác để kiếm một phần lợi nhuận, điểm này có chức năng tương tự như Cloud Mining.

Bản chất của Cloud Mining

Cloud Mining sử dụng một tiêu chí gọi là tốc độ đào (Hashpower) để tính giá dịch vụ của mình. Tiêu chí này được dùng để tính toán trả lãi cho người thuê, và qua đó biểu hiện mức độ đầu tư nhiều hay ít. Cloud Mining có thể chia làm 2 dạng:

Dạng đầu tư

Hash Rate Vs. Hash Power | Cryptimi

Trên thế giới có rất nhiều trung tâm đào coin lớn gắn liền với những công ty khủng. Đây là những công ty có số vốn rất lớn và sử dụng phần cứng chuyên dụng để đào coin. Tuy công ty phát triển mạnh và ổn định nhưng thị trường lại luôn biến động, và chỉ một thay đổi nhỏ của thị trường cũng gây ảnh hưởng lớn tới những công ty này.

Vì vậy để giảm thiểu rủi ro, họ cho phép mọi người đầu tư vào hệ thống của mình, và người đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận mà công ty chi trả cho khoản đầu tư đó.

Trường hợp người đầu tư muốn mở một trang trại đào coin, nhưng không có vốn, họ có thể mở ICO hoặc đơn giản hơn là mở một trang Cloud Mining. Khi đó hình thức Cloud Mining truyền thống ra đời.

Dạng phần mềm

Ở dạng phần mềm, Cloud Mining là những phần mềm nhẹ và thân thiện, sử dụng được trên nhiều thiết bị. Khác hẳn với các dàn máy đào coin chuyên dụng, những phần mềm này được xây dựng để người không am hiểu kỹ thuật cũng có thể dễ dàng sử dụng để đào coin. Lợi nhuận đào được sẽ được chia một phần cho thợ đào. Thợ đào phải để thiết bị đào online liên tục.

Phần mềm đáp ứng đủ cơ chế trên là những phần mềm Cloud Mining đúng nghĩa.

Хайп-проект: эффективный инструмент получения дохода

Tuy nhiên hiện nay, có những trang Cloung Mining sử dụng tiêu chí GH/s và các tiêu chí tương tự để trả lãi cho người đầu tư, đây được cho là những trang Cloud Mining đã bị biến chất và không an toàn để đầu tư. Điển hình là loại hình HYIP thường xuyên ẩn danh Cloud Mining.

Cách thức khai thác trên Cloud Mining

Các bước khai thác dựa trên hình thức này không quá phức tạp. Nó không yêu cầu những thiết lập rắc rối như khai thác tiền điện tử thông thường. Bạn cũng không cần phải mua phần cứng chuyên dụng.

Thay vào đó, bạn chỉ cần lựa chọn mining pool (nhóm khai thác) với khả năng thành công cao, thuê một số phần cứngđợi cho đến khi mining pool tạo ra tiền.

Lựa chọn một loại tiền điện tử để đào cũng cần thiết. Theo MiningPoolStats.com, Bitcoin, Ethereum và Dogecoin là những nơi có lượng khai thác Cloud Mining nhiều nhất.

Antpool, Poolin, f2poolSlush Pool là một trong những nhóm khai thác Bitcoin lớn nhất phục vụ các nhà đầu tư cá nhân. Foundry Digital là một nhóm khai thác lớn ở Bắc Mỹ phục vụ các nhà đầu tư tổ chức.

Để bắt đầu với dịch vụ Cloud Mining, bạn cần:

  • Chọn một nhà cung cấp dịch vụ Cloud Mining và một loại tiền bạn muốn khai thác.
  • Đăng kí tài khoản.

Với mỗi trang web sẽ có sự chênh lệch một chút về phí, hay các dịch vụ cũng như các công cụ khai thác.

Ví dụ như để bắt đầu khai thác trên Antpool, mining pool chiếm khoảng 15% tỷ lệ băm của Bitcoin, bạn phải tạo tài khoản, tải xuống phần mềm cấu hình khai thác đặc biệt và chọn một người khai thác. Trang web cho phép bạn phân loại máy khai thác theo hiệu quả và lợi nhuận. Bạn có thể thuê thợ đào và kiếm các khoản thanh toán định kỳ bằng đơn vị tiền tệ mà bạn đang khai thác.

Cloud Mining có sinh lợi không?

Câu trả lời là có thể. Sẽ có chi phí trả trước (trả tiền để thuê những người khai thác, mining pool cũng có thể cắt giảm lợi nhuận của bạn) nhưng cũng đáng giá nếu như bạn thực sự kiếm ra lợi nhuận.

Lợi nhuận của bạn sẽ phụ thuộc vào sức mạnh của các công cụ khai thác được sử dụng bởi các nhóm – các công cụ khai thác mới hơn với thông số kỹ thuật tốt hơn sẽ có khả năng sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Trạng thái biến động của thị trường cũng là yếu tố đáng cân nhắc. Ví dụ: nếu bạn chọn giữ Bitcoin của mình thay vì bán đi để nhận đồng đô la Mỹ, bạn sẽ vẫn phải chịu có lợi nhuận thấp nếu giá Bitcoin giảm.

Các đồng tiền khác nhau cũng gây ra rủi ro tiền tệ khác nhau. Ví dụ: trên Antpool, Bitcoin trả 0,2900 đô la cho mỗi terahash, trong khi Ethereum trả 0,3044 đô la. Nghe thì nhỏ nhặt nhưng nếu thuê các thợ đào xịn với sức mạnh băm lớn, con số đội lên sẽ là bao nhiêu?

Cloud Mining có những rủi ro nào?

Loại hình khai thác này sẽ có nhiều rủi ro nếu bạn đang dựa vào người khác để khai thác tiền điện tử nhưng không kiểm tra kỹ càng xem họ sở hữu phần cứng cần thiết nào, và họ có hét giá với bạn không.

Rất nhiều dịch vụ Cloud Mining lừa đảo, chúng tuyên bố đang khai thác Bitcoin thay cho bạn nhưng thay vào đó chỉ hút tiền của bạn. Điển hình có thể kể tới như USDminer. Những người khai thác này hoạt động hoàn toàn ẩn danh, không rõ người quản lý và hứa hẹn rất nhiều về việc thu lại tỷ lệ lợi nhuận cực cao trong một khoảng thời gian ngắn.

USDMiner Cloud Mining Platform Welcoming New Users with Free Crypto |  BTCMANAGER
USD-Miner. Nguồn ảnh: BTCManager

Các “red flags” khác bao gồm:

  • Lỗi chính tả trên trang web.
  • Chứng thực ẩn danh hiển thị kho hình ảnh về khuôn mặt của mọi người.
  • Sai hoặc thiếu địa chỉ công ty

Lưu ý: Nên lựa chọn các mining pools nổi tiếng và uy tín để giảm thiểu đáng kể rủi ro này.

Như đã đề cập ở trên, Cloud Mining cũng phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. Bitcoin và các loại tiền điện tử khác đều có tính biến động cao – có nghĩa là giá của chúng có thể thay đổi đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này gây rủi ro cho vốn đầu tư, vì bất kỳ đồng tiền nào kiếm được từ việc khai thác đều có khả năng giảm giá.

Ngoài ra, còn có rất nhiều rủi ro về quy định trên Cloud Mining. Ví dụ, một số lượng lớn các máy Cloud Mining từng được đặt tại Trung Quốc, vì quốc gia này cung cấp điện giá rẻ và sử dụng năng lượng xanh. Nhưng vào mùa xuân năm 2021, Trung Quốc đã đàn áp ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử và buộc các thợ đào phải đóng cửa hoặc chuyển đi nơi khác. Điều đó có nghĩa là bất kỳ ai thuê máy khai thác đám mây từ các mining pool ở Trung Quốc sẽ mất thu nhập.

Các quốc gia khác cũng có thể cấm khai thác tiền điện tử tương tự như Trung Quốc, bởi quá trình này đòi hỏi một lượng năng lượng khổng lồ do phải đốt quá nhiều nhiên liệu tự nhiên để duy trì Cloud Mining, khiến một số chính phủ coi đây là tai họa đối với môi trường.

Tóm lại, một số ưu nhược điểm của Cloud Mining là:

Ưu điểm: Không phải lo nghĩ những phí tổn sẽ phải trả cho thiết bị hay tiền điện.
Nhược điểm: Khó kiểm soát được lợi nhuận, lợi nhuận của bạn phụ thuộc vào sự phát triển của công ty cũng như thuật toán đào Bitcoin. Bạn có thể bị lừa đảo nếu không chọn đúng những công ty đào coin uy tín.

Top các Cloud Mining đào Coin uy tín

Để đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư của mình, các bạn phải lựa chọn những những đơn vị, công ty thực sự uy tín. Bởi, nếu vướng phải công ty lừa đảo, có hành vi gian lận hoặc quản lý yếu kém thì hoạt động khai thác Bitcoin sẽ bị thua lỗ.

Dưới đây là các mining pool uy tín nhất cho tới thời điểm hiện tại để đào Bitcoin:

Genesis Mining

Genesis Mining: Cloud Mining User Review Guide - Master The Crypto

Genesis Mining được thành lập vào cuối năm 2013, và vẫn hoạt động uy tín sau 9 năm thành lập. Với những ai đã ký hợp đồng đào Bitcoin, Genesis Mining luôn thanh toán đầy đủ các khoản lợi nhuận.

Tuy nhiên, công ty này trả lời cho các nhà đầu tư hơi chậm. Và cũng chính vì sự chậm trễ này mà đã khiến nhiều người cảm thấy lo ngại. Đặc biệt là những ai tham gia hợp đồng ở những tháng đầu tiên, họ thường có nhiều nhận xét tiêu cực.

MineBest

Meet Eyal Avramovich's MineBest » CryptoNinjas
Nguồn ảnh: MineBest

MineBest được thành lập vào năm 2017 bởi Eyal Avramovich. Những người lãnh đạo của công ty này đều có kinh nghiệm trong việc xây dựng và bảo trì các trang trại khai thác Bitcoin chuyên nghiệp từ năm 2015.

Tính đến thời điểm hiện tại, MineBest có Văn phòng đại diện tại Israel, 5 đại diện trên toàn thế giới. Bên cạnh đó là các trang trại khai thác tiền điện tử ở Kazakhstan. Minebest đang lưu trữ hàng ngàn máy khai thác nhằm mang lại hiệu quả tối ưu.

Lời kết

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết Cloud Mining là gì rồi phải không nào? Hy vọng bài viết mà BlockSolFi đã cung cấp sẽ đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể thu về lợi nhuận từ giải pháp này!



Rollup đã ‘khơi mào’ cho cuộc chiến Layer 2 như thế nào?
Thứ Hai, 16/01/2023

Rollup là gì mà có thể mở ra “Layer-2 War”. Cùng tìm hiểu qua bối cảnh xuất hiện và vai trò của loại công nghệ này qua bài viết sau đây. Layer 2 từng là chủ đề vô cùng nóng hổi cách đây vài năm khi lần đầu tiên rộ lên chủ đề về khả […]

Dự án Crypto – Sáng tạo và tiền bạc là chưa đủ, làm được hay không mới quan trọng
Thứ Tư, 23/11/2022

Khi phát triển ý tưởng cho một dự án crypto mới, cần hiểu rằng công nghệ mới không đồng nghĩa với một sản phẩm tốt, và mối quan hệ giữa hai yếu tố này là không tương đồng. Ví dụ kinh điển nhất để giải thích cho điều này là iPhone. Mối quan hệ nào […]

5 công cụ phân tích tiền mã hoá phải có nhằm biến ‘gà mờ’ thành dân chuyên
Chủ Nhật, 06/11/2022

Nhờ công nghệ blockchain nên các dữ liệu được công khai. Do đó, nếu tận dụng tốt những công cụ phân tích tiền mã hoá trong thời gian thực, người dùng sẽ mở khoá rất nhiều cơ hội tìm được “hidden gem”. Các công cụ phân tích tiền mã hoá cần phải “nắm trong lòng bàn […]

Sui và Aptos: Ai sẽ là kẻ chiến thắng trên đường đua của Move?
Chủ Nhật, 23/10/2022

Aptos và Sui Blockchain là hai dự án thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới crypto trong thời gian qua khi được giới thiệu như các “blockchain thế hệ mới”, giải mã vấn đề nan giải của những người đi trước. Vậy hai blockchain có nguồn gốc từ “đống tàn tro” của […]

Wash trading NFT là gì? Cách để nhận diện hoạt động gây nhiễu này
Thứ Bảy, 22/10/2022

Thị trường NFT vẫn đang trong giai đoạn còn rất non trẻ kéo theo đó là những hoạt động wash trading không ngừng diễn ra và sôi nổi hơn bao giờ hết. Điều này khiến cho việc định giá một bộ sưu tập NFT dường như là không thể khi mà giá trị giao dịch […]

Khác biệt cốt lõi giữa ‘Token tiện tích’ và ‘Token cổ phần’
Thứ Hai, 17/10/2022

Những khái niệm quen thuộc như coin hay Token tưởng chừng vô cùng cơ bản nhưng gây nên không ít bối rối cho phía nhà đầu tư khi mà trong tiến trình phát triển nhanh chóng của thị trường mã hóa, hầu như các nhà giao dịch đều cảm thấy chúng không có sự khác […]

Cái nhìn ‘méo mó’ về bản chất tốt đẹp của NFT
nft
Thứ Bảy, 15/10/2022

NFT không phải là một dấu hiệu của sự lừa dối hay một mánh lới quảng cáo cường điệu hóa, và ngành công nghiệp NFT không thể rơi vào con đường sai lầm của “nhanh nở, chóng tàn” như nhan nhản các ý tưởng “ăn xổi” thường thấy trong thị trường mã hóa. NFT chỉ […]

NFT, nhu cầu ảo và nguồn cung ảo
Thứ Sáu, 07/10/2022

Nhu cầu vô cùng ảo do NFT tạo nên là nhu cầu phi vật chất đầu tiên trong lịch sử loài người, và nó vẫn đang ở trong tình trạng hỗn loạn, đầy mơ hồ. Bên cạnh đó, nguồn cung của NFT không hề hữu hạn như cách chúng ta vẫn thường lầm tưởng. Bài […]

Tại sao Zero-knowledge Proofs lại quan trọng đến vậy? Ứng dụng và Thách thức
Chủ Nhật, 02/10/2022

Những ai đã từng tìm hiểu qua các loại công nghệ tiêu biểu của blockchain chắc hẳn không mấy xa lạ với khái niệm “Zero-knowledge Proofs”, vốn được ví như món quà may mắn của Web3. Vậy loại công nghệ này cơ bản được sử dụng để làm gì và ứng dụng như thế nào? […]

Stablecoin và sự biến động trong lợi tức
Thứ Năm, 29/09/2022

Chúng ta hãy cùng xem xét lợi suất cho vay stablecoin đối với giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Compound Finance V2 và phân tích xem, hiệu suất lợi nhuận, sự biến động và những yếu tố nào đang thúc đẩy lợi suất cho vay thế chấp các stablecoin thông qua giao […]

Rollup đã ‘khơi mào’ cho cuộc chiến Layer 2 như thế nào?
Thứ Hai, 16/01/2023

Rollup là gì mà có thể mở ra “Layer-2 War”. Cùng tìm hiểu qua bối cảnh xuất hiện và vai trò của loại công nghệ này qua bài viết sau đây. Layer 2 từng là chủ đề vô cùng nóng hổi cách đây vài năm khi lần đầu tiên rộ lên chủ đề về khả […]

Dự án Crypto – Sáng tạo và tiền bạc là chưa đủ, làm được hay không mới quan trọng
Thứ Tư, 23/11/2022

Khi phát triển ý tưởng cho một dự án crypto mới, cần hiểu rằng công nghệ mới không đồng nghĩa với một sản phẩm tốt, và mối quan hệ giữa hai yếu tố này là không tương đồng. Ví dụ kinh điển nhất để giải thích cho điều này là iPhone. Mối quan hệ nào […]

5 công cụ phân tích tiền mã hoá phải có nhằm biến ‘gà mờ’ thành dân chuyên
Chủ Nhật, 06/11/2022

Nhờ công nghệ blockchain nên các dữ liệu được công khai. Do đó, nếu tận dụng tốt những công cụ phân tích tiền mã hoá trong thời gian thực, người dùng sẽ mở khoá rất nhiều cơ hội tìm được “hidden gem”. Các công cụ phân tích tiền mã hoá cần phải “nắm trong lòng bàn […]

Sui và Aptos: Ai sẽ là kẻ chiến thắng trên đường đua của Move?
Chủ Nhật, 23/10/2022

Aptos và Sui Blockchain là hai dự án thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới crypto trong thời gian qua khi được giới thiệu như các “blockchain thế hệ mới”, giải mã vấn đề nan giải của những người đi trước. Vậy hai blockchain có nguồn gốc từ “đống tàn tro” của […]

Wash trading NFT là gì? Cách để nhận diện hoạt động gây nhiễu này
Thứ Bảy, 22/10/2022

Thị trường NFT vẫn đang trong giai đoạn còn rất non trẻ kéo theo đó là những hoạt động wash trading không ngừng diễn ra và sôi nổi hơn bao giờ hết. Điều này khiến cho việc định giá một bộ sưu tập NFT dường như là không thể khi mà giá trị giao dịch […]

Khác biệt cốt lõi giữa ‘Token tiện tích’ và ‘Token cổ phần’
Thứ Hai, 17/10/2022

Những khái niệm quen thuộc như coin hay Token tưởng chừng vô cùng cơ bản nhưng gây nên không ít bối rối cho phía nhà đầu tư khi mà trong tiến trình phát triển nhanh chóng của thị trường mã hóa, hầu như các nhà giao dịch đều cảm thấy chúng không có sự khác […]

Cái nhìn ‘méo mó’ về bản chất tốt đẹp của NFT
nft
Thứ Bảy, 15/10/2022

NFT không phải là một dấu hiệu của sự lừa dối hay một mánh lới quảng cáo cường điệu hóa, và ngành công nghiệp NFT không thể rơi vào con đường sai lầm của “nhanh nở, chóng tàn” như nhan nhản các ý tưởng “ăn xổi” thường thấy trong thị trường mã hóa. NFT chỉ […]

NFT, nhu cầu ảo và nguồn cung ảo
Thứ Sáu, 07/10/2022

Nhu cầu vô cùng ảo do NFT tạo nên là nhu cầu phi vật chất đầu tiên trong lịch sử loài người, và nó vẫn đang ở trong tình trạng hỗn loạn, đầy mơ hồ. Bên cạnh đó, nguồn cung của NFT không hề hữu hạn như cách chúng ta vẫn thường lầm tưởng. Bài […]

Tại sao Zero-knowledge Proofs lại quan trọng đến vậy? Ứng dụng và Thách thức
Chủ Nhật, 02/10/2022

Những ai đã từng tìm hiểu qua các loại công nghệ tiêu biểu của blockchain chắc hẳn không mấy xa lạ với khái niệm “Zero-knowledge Proofs”, vốn được ví như món quà may mắn của Web3. Vậy loại công nghệ này cơ bản được sử dụng để làm gì và ứng dụng như thế nào? […]

Stablecoin và sự biến động trong lợi tức
Thứ Năm, 29/09/2022

Chúng ta hãy cùng xem xét lợi suất cho vay stablecoin đối với giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Compound Finance V2 và phân tích xem, hiệu suất lợi nhuận, sự biến động và những yếu tố nào đang thúc đẩy lợi suất cho vay thế chấp các stablecoin thông qua giao […]

Đăng ký newsletter

Blocksolfi là cổng thông tin blockchain cập nhật tin tức thị trường nhanh và chính xác nhất. Đăng ký newsletter của Blocksolfi để không bỏ lỡ các diễn biến quan trọng của thị trường