‘Ông lớn’ trong giới đào Bitcoin – Core Scientific, phải nộp đơn xin phá sản theo Chương 11

Core Scientific, một trong những công ty khai thác tiền mã hóa lớn nhất tại Mỹ, đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 ở Texas vào sáng sớm thứ Tư, ngày 21 tháng 12. Động thái này diễn ra sau một năm giá tiền số lao dốc và giá năng lượng tăng cao, khiến nhiều công ty “đào” không thể kham nổi.
Core Scientific nộp đơn phá sản
Core Scientific cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu trên toàn quốc. Quá trình đào coin đòi hỏi các thiết bị cấu hình cao và lượng điện năng tiêu thụ lớn để giải thuật toán và tạo ra đồng coin mới.
Core Scientific là một trong những công cụ khai thác tiền mã hóa được chính thức “lên sàn” vào năm 2021 trong thời kỳ bùng nổ SPAC. Vào thời kỳ đỉnh cao, công ty có mức định giá 4,3 tỷ USD, dù vậy, giá trị vốn hóa thị trường của Core đã giảm xuống còn 78 triệu USD vào cuối phiên giao dịch hôm thứ Ba, ngày 20 tháng 12 và giá trị cổ phiếu của công ty đã giảm 98% tính theo số liệu từ đầu năm đến nay.

Core Scientific đã chính thức đệ đơn phá sản lên Tòa án Texas theo Chương 11, tiếp nối chuỗi các công ty crypto phải thông báo phá sản trong năm 2022 này.
Tại thời điểm phá sản, công ty ước tính tài sản và nghĩa vụ nợ của mình đều nằm trong khoảng từ 1 đến 10 tỷ USD. Số lượng chủ nợ của Core Scientific là từ 1.000 đến 5.000 người, với khoản nợ lớn nhất là 42,4 triệu USD đối với hãng dịch vụ tài chính B. Riley.
Core Scientific tuyên bố tính đến tháng 10 năm 2022, họ vẫn chiếm đến 10% hashrate toàn mạng lưới Bitcoin, là công ty khai thác BTC lớn nhất thế giới, nhưng đã phải cầu cứu vì cạn tiền.
Vì phá sản theo Chương 11, Core Scientific vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và đào BTC như bình thường trong thời gian chờ tái cấu trúc doanh nghiệp.

Theo một người tin thân cận giấu tên, dù công ty vẫn may mắn thu lời, nhưng số tiền mặt đó không đủ để trả khoản nợ tài trợ cho thiết bị mà công ty đã cho thuê. Công ty quyết định sẽ không thanh lý và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong khi cố gắng đạt được thỏa thuận với các chủ nợ bảo mật cấp cao, những người nắm giữ phần lớn khoản nợ của công ty.
Trong báo cáo tháng 10 năm 2022, Core cảnh báo những người nắm giữ cổ phiếu công ty có thể mất trắng khoản đầu tư. Tuy nhiên, chuyện đó sẽ không xảy ra nếu toàn ngành phục hồi. Công ty cũng tiết lộ họ sẽ không thanh toán nợ đến hạn vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11. Theo đó, các chủ nợ có quyền kiện Core vì không thanh toán.
Công ty khai thác có trụ sở tại Austin, Texas, Bắc Dakota, Bắc Carolina, Georgia và Kentucky này, cho biết, “hiệu suất hoạt động và tính thanh khoản đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giá bitcoin giảm kéo dài, sự gia tăng trong chi phí điện năng”, cũng như “hashrate của mạng Bitcoin toàn cầu cũng tăng cao”.

Không chỉ vậy, công ty cho vay tiền mã hóa Celsius, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 7, là một khách hàng cốt lõi của công ty đào. Khi các khoản nợ của Celsius bị xóa trong quá trình phá sản, bảng cân đối kế toán của Core bị thiếu hụt nặng nề.
Buồn thay, Core – một trong những nhà cung cấp cơ sở hạ tầng blockchain và dịch vụ lưu trữ lớn nhất, đồng thời là một trong những công ty khai thác tài sản kỹ thuật số lớn nhất ở Bắc Mỹ – không phải là công ty duy nhất gặp khó khăn
Compute North, công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ và cơ sở hạ tầng để khai thác tiền mã hóa, đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 vào tháng 9 và một công ty khai thác khác, Marathon Digital Holdings, đã báo cáo khoản đầu tư 80 triệu USD vào Compute North.
Trong khi đó, Greenidge Generation, một công ty khai thác tiền mã hóa cũng đã báo cáo khoản lỗ ròng trong quý hai hơn 100 triệu USD vào tháng 8 và “tạm dừng” kế hoạch mở rộng sang Texas. Và cổ phiếu của Argo đã giảm 60% sau thông báo vào ngày 31 tháng 10 rằng kế hoạch huy động 27 triệu USD với một “nhà đầu tư chiến lược” đã thất bại.
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
Hoạt động của mạng Ethereum L2 tăng mạnh, tổng TPS “đánh bật” L1