Cross Chain Bridge – Giải pháp nâng Defi lên 1 tầm cao mới

Cross chain Bridge ra đời như một con đường giao thương giữa các Blockchain. Đây là một giải pháp tiềm năng để tăng khả năng kết nối và tương tác giữa các blockchain.
Bởi vì các blockchain đều được thiết kế khép kín và không thể tương tác qua lại với nhau. Tuy nhiên hiện nay, rõ ràng là một hệ thống như vậy đã không còn thực tế nữa, đặc biệt là khi có các giới hạn về khả năng mở rộng và tốc độ giao dịch.
Vậy Cross-chain Bridge là gì? Hãy cùng BlockSolFi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Định nghĩa Cross chain Bridge
Cross-chain Bridge là một giao thức cho phép cải thiện khả năng tương tác và giao tiếp giữa các Blockchain với nhau. Hai ứng dụng phổ biến của Cross-chain Bridge là hỗ trợ chuyển token, dữ liệu hợp đồng thông minh (smart contract) từ chuỗi này sang chuỗi khác. Nói một cách dễ hiểu thì Cross-chain Bridge như một cây cầu để giao thương giữa các hệ sinh thái, từ đó làm cho các hệ sinh thái có thể tối ưu hóa dòng tiền bên trong nó.
Tổng quan về việc chuyển Token giữa các Blockchain
Cách điều phối của Cross-chain Bridge

Đa số các blockchain hiện tại không được thiết kế để hoạt động Multi-chain, nên để có thể chuyển token từ chain A qua chain B thì sẽ cần sử dụng một công nghệ gọi là Bridge. Hiện nay, thiết kế Bridge được áp dụng rộng rãi nhất là mô hình Lock – Mint – Burn. Cách hoạt của mô hình Lock-Mint-Burn như sau:
Bước 1: Người dùng sẽ deposit tài sản ở chain A vào bridge.
Bước 2: Bridge này bây giờ sẽ như một bank, khi nhận được tài sản của người dùng thì Bridge sẽ “Mint” Wrapped Token trên chain B cho địa chỉ ví mong muốn.
Bước 3: Khi cần rút tài sản, người dùng gửi lại số Wrapped token vào Bridge.
Bước 4: Số tài sản đó sẽ bị “Burn” và Bridge sẽ mở khóa tài sản trên chain A cho người dùng.
Wrapped token là một loại định dạng tiền điện tử có giá trị được neo theo giá của một loại điện tử khác. Nó được gọi là wrapped token vì định dạng gốc của nó đã được bao bọc lại bởi một lớp vỏ bên ngoài, cho phép nó hoạt động được trên nền tảng blockchain khác, điều mà định dạng gốc ban đầu không thể làm được. Điều này giúp gia tăng công dụng của token trên nhiều mạng lưới khác nhau.
Chi phí chuyển token khi dùng Cross-chain Bridge
Khi bạn dùng bridge gửi token từ chain A qua chain B, các bạn có thể sẽ chịu các khoản phí sau:
- Transaction fee: Phí giao dịch của các blockchain, phí này cao hay thấp phụ thuộc blockchain mà bạn sử dụng.
- LP fee (%): Một số bridge sử dụng model tính phí người dùng vì họ cần Liquidity Provider để cung cấp vốn, phục vụ cho việc giảm thời gian chờ đợi xác nhận từ blockchain đích. Phí này thường sẽ không có ở các Bridge mặc định do sàn giao dịch & các dự án cung cấp.
Thời gian rút nạp token khi dùng Cross-chain Bridge
Thời gian nạp & rút token giữa các blockchain khi sử dụng Bridge không cố định, tùy thuộc vào nhiều thứ.
- Thời gian nạp token có thể tốn tầm vài phút đến vài chục phút.
- Nhưng khoảng thời gian rút token sẽ khá dài, dao động từ vài giờ lên đến 2 – 3 tuần.
Vì vậy hãy kiểm tra kỹ thời gian nạp rút của Bridge mà bạn định sử dụng trước khi dùng.
Lưu ý: Công cụ Cross-chain Bridge khá hạn chế trên các sàn giao dịch (CEX). Nó chỉ hỗ trợ nạp rút token một vài blockchain nổi bật, các blockchain kém nổi bật hơn thì buộc phải sử dụng các bridge mặc định do dự án hoặc bên thứ ba cung cấp.
Ưu và nhược điểm của công nghệ Cross-chain Bridge
Ưu điểm
Tăng khả năng tương tác: Cross-chain giúp các blockchain có thể giao tiếp với nhau, kết hợp sức mạnh của các nền tảng để mang lại một giải pháp công nghệ blockchain hoàn chỉnh.
Hiệu quả: Nhờ sự tương tác qua lại giữa các blockchain với nhau, một lượng lớn thanh khoản có thể dễ dàng được tạo ra và di chuyển trong các nền tảng blockchain khác nhau.
Tăng ứng dụng thực tiễn: Khi các blockchain có thể tương tác với nhau một cách dễ dàng, việc trao đổi giữa các token sẽ trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn bao giờ hết.
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại có lẽ chính là Cross-chain Bridge còn quá mới mẻ. Các giải pháp về Cross-chain chưa được hoàn thiện và việc tương tác giữa các blockchain mới chỉ dừng lại ở việc hoán đổi token.
Chưa an toàn: Chính vì còn quá mới, bảo mật của Cross-chain vẫn chưa được cao. Các vụ hack liên tục gần đây khiến nhiều người dùng lo ngại về tính bảo mật của các Bridge, đây là một lời cảnh báo về sự non trẻ của các Bridge ở thời điểm hiện tại.
Trải nghiệm người dùng chưa tốt: Thời gian chờ đợi lâu, giới hạn số lượng tài sản có thể chuyển, giới hạn rút tài sản,… Những dự án Bridge cần cải thiện và nâng cao sản phẩm hơn nữa để giải quyết những vấn đề trải nghiệm của người dùng đang gặp hiện tại.
Các loại hình Cross-chain Bridge
Hiện nay, có 2 loại hình Cross-chain Bridge chính, đó chính là:
- Centralized Cross-chain Bridge
- Decentralized Cross-chain Bridge
Centralized Cross-chain Bridge
Nguyên lý hoạt động: Yêu cầu có một bên thứ ba. Bên thứ ba này đóng vai trò như một nhà môi giới giữa các chain, nhận tài sản từ chain này sau đó mint wrapped token sang chain khác.
Ưu điểm: Đơn giản, tiện lợi, thân thiện và phù hợp với tất cả người dùng.
Nhược điểm: Bị phụ thuộc vào bên thứ 3 và phải tin tưởng hoàn toàn vào bên thứ 3.
Decentralized Cross-chain Bridge
Nguyên lý hoạt động: không cần bên thứ ba bởi vì cơ bản nó chính là một pool chứa tài sản được quản lý bằng một nhóm Validators. Theo đó, nếu số lượng validators càng lớn thì Bridge sẽ càng Decentralized và ngược lại. Người dùng sẽ deposit tài sản từ chain này vào pool, validators sau đó sẽ xác minh các giao dịch đó và pool sẽ mint wrapped token ở chain khác.
Ưu điểm: Có sự minh bạch và xác minh thông qua on-chain
Nhược điểm: Không thể đảm bảo được sự an toàn khi mà các model Bridge hiện tại còn rất mới. Đồng thời, Pool chứa tài sản là một miếng mồi ngon béo bở cho các vụ tấn công.
Một vài dự án Cross-chain Bridge nổi bật hiện nay
Polkadot
Polkadot là một công nghệ mạng lưới blockchain đa chuỗi (multi-chain), không đồng nhất (heterogeneous) và có khả năng mở rộng. Điều này giúp kết nối các blockchain riêng lẻ với nhau, cho phép chúng có thể trao đổi dữ liệu xuyên chuỗi để tận dụng tối đa nguồn lực của toàn hệ sinh thái.
Về mặt kỹ thuật, Polkadot là một giao thức Layer-0 cho phép xây dựng các parachain tùy chỉnh tương thích với tất cả các parachain Polkadot khác. Hiểu đơn giản, người dùng có thể xây dựng blockchain riêng trên hệ thống Polkadot một cách dễ dàng. Relay chain trong mạng lưới cung cấp bảo mật và cho phép chuyển tài sản giữa các phân nhánh khác trên mạng Polkadot.
Wanchain
Wanchain là hệ thống blockchain trực tuyến đầu tiên trên thế giới có khả năng tương tác và tính toán nhiều bên an toàn. Bằng cách sử dụng nghiên cứu mật mã tiên tiến, dự án tương tác blockchain của Wanchain đảm bảo khả năng xuyên chuỗi. Ngoài ra, nó sử dụng một giao thức duy nhất để liên kết các chuỗi tư nhân, công cộng và tập đoàn. Kết nối này cho phép chuyển các tài sản kỹ thuật số giữa hai blockchain riêng biệt.
Cosmos
Cosmos được thiết kế tương tự như Polkadot. Điều khác biệt là nó áp dụng giao thức Byzantine Fault Tolerant (BFT) để quản lý sự đồng thuận và trạng thái cho các chuỗi trên mạng của nó.
Hệ thống blockchain Cosmos bao gồm nhiều blockchains tự trị có tên là Zones được kết nối thông qua một blockchain trung tâm được gọi là Hub. Mỗi Zone trong trường hợp này được cung cấp bởi Tendermint Core, cho phép một công cụ đồng thuận giống PBFT nâng cao, nhất quán và an toàn. Hub liên kết các dự án blockchain thông qua giao thức truyền thông Inter-Blockchain để cải thiện khả năng tương tác.
Tổng kết
Phía trên là một số thông tin anh em cần biết khi tìm hiểu về Cross-chain Bridge. Có thể thấy rằng với tính năng kết nối giữa các Blockchain, khi Cross-chain Bridge được khắc phục tính bảo mật và hoàn thiện các tính năng còn yếu, giao thức này hứa hẹn sẽ là một giải pháp bùng nổ để nâng tầm Defi.
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
Lạm phát là gì? Liệu tiền điện tử có phải lời giải hoàn hảo cho bài toán lạm phát?
Cảnh giác với ‘Bull Trap’ khi thị trường đang ở thế bấp bênh