Tài chính phi tập trung (DeFi) là gì? Tiềm năng của DeFi trong crypto

Tài chính phi tập trung, hay còn gọi là DeFi, là một khái niệm được quan tâm gần đây trên thị trường crypto. Vậy DeFi là gì? DeFi ẩn chứa những tiềm năng và rủi ro như thế nào? Hãy cùng BlockSolFi tìm hiểu nhé!
DeFi là gì?

DeFi (Decentralized Finance) là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở) mà trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung.
Cụ thể hơn, DeFi giúp người mua, người bán, người cho vay và người vay có thể tương tác ngang hàng dựa trên phần mềm nghiêm ngặt chứ không phải là một công ty hoặc tổ chức hỗ trợ giao dịch.
Trong nền tảng tài chính phi tập trung luôn đi kèm với cụm từ “Non-Custodial”, tức là không uỷ thác. Cũng nhờ vào đặc điểm này mà chúng ta thường gọi DeFi là Open Finance hay tài chính mở.
Mặc dù khối lượng giao dịch token và tiền bị lock trong smart contract trong các hệ sinh thái đang tăng trưởng ổn định, DeFi là một ngành công nghiệp mới – có cơ sở hạ tầng vẫn đang được xây dựng. Vậy nên các quy định và oversight của DeFi là rất ít hoặc gần như không có.
Bản chất của Defi là gì?

DeFi chính là ứng dụng thiết thực nhất của blockchain. Nó tận dụng được các ưu điểm của blockchain và kế thừa các tính chất từ Blockchain. Bao gồm:
- Tính phi tập trung – Decentralized.
- Không cần sự cho phép – Permissionless.
- Không cần đặt sự tin tưởng mà vẫn đảm bảo an toàn – Trustless.
- Tính minh bạch – Transparent.
- Không cần ủy thác – Self-Custody.
Tại sao lại cần DeFi?

Việc ứng dụng công nghệ trong dịch vụ tài chính không còn là điều quá mới mẻ. Ngày nay, hầu hết các giao dịch tại các ngân hàng hoặc các công ty dịch vụ tài chính khác đều được thực hiện với sự trợ giúp của công nghệ. Hay còn gọi là CeFi.
CeFi (Centralized Finance) là tài chính tập trung, trong đó các thành phần như tổ chức, thị trường giao dịch hay các công cụ đều được quản lý tập trung. Trong CeFi, tất cả đều hoạt động và tương tác với nhau thông qua một bên thứ 3.
- Các hoạt động có thể là gửi tiết kiệm, cho vay, đi vay, các giao dịch, các lệnh chuyển khoản, nợ lương, thanh toán hóa đơn,…
- Bên thứ 3 có thể là ngân hàng trung ương, chính phủ, thế chế tài chính, hay 1 thế lực lớn nào đó.
Tuy nhiên, với những tổ chức CeFi, vai trò của công nghệ bị hạn chế. Lí do là vì các công ty vẫn phải quan tâm đến luật pháp của khu vực pháp lý, cạnh tranh trong thị trường tài chính và cần đáp ứng các tiêu chuẩn khác nhau để thực hiện giao dịch thành công. Bởi vậy, với các protocol phổ biến và blockchain công khai, DeFi đã và đang trở thành nền tảng ứng dụng công nghệ mạnh mẽ nhất trong ngành dịch vụ tài chính.
DeFi thường được đặt trong lĩnh vực blockchain và tiền điện tử. Nhưng trên thực tế, phạm vi của nền tảng tài chính phi tập trung rộng hơn nhiều. DeFi tách biệt các mô hình tập trung (như các ngân hàng nhà nước,…) và cho phép cung cấp các dịch vụ tài chính ở bất kỳ đâu cho bất kỳ ai, bất kể dân tộc, tuổi tác hoặc bản sắc văn hóa.
Bên cạnh đó, các app và services của DeFi chủ yếu được xây dựng trên các blockchain công khai, nó tái tạo lại các dịch vụ hiện có theo chuẩn công nghệ chung hoặc chuẩn riêng cho hệ sinh thái DeFi. Đồng thời, các ứng dụng trên nền tảng tài chính phi tập trung cho phép người dùng có nhiều quyền kiểm soát tiền bạc hơn thông qua ví cá nhân và trading services với mục đích rõ ràng, đó là phục vụ người dùng cá nhân thay vì các tổ chức.
Sử dụng DeFi để làm gì?
DeFi, được gọi là “tài chính mở”, lấy người trung gian trong các giao dịch tài chính. Nền tảng này chủ yếu dựa trên Ethereum, tiền điện tử hàng đầu bên cạnh Bitcoin. Chính vì vậy, DeFi có thể được sử dụng:
- Như một mạng lưới cho vay: cung cấp các khoản vay và cho vay peer-to-peer (ngang hàng)
- Như các sàn giao dịch phi tập trung, người dùng có thể trao đổi một loại tiền tệ này sang một loại tiền tệ khác. Ví dụ: giao dịch ether lấy đô la Mỹ
- Để cá cược, nơi người dùng đặt cược vào kết quả tiềm năng của các event nhất định
- Là stablecoin, đồng coin giúp kết nối tiền điện tử với một loại tiền tệ truyền thống như đô la Mỹ, với mục đích giảm sự biến động giá và thêm ổn định
Các yếu tố chính trong DeFi là gì?

Có một số “building blocks” để tạo ra software stack trên DeFi, theo phương thức layer này chồng lên layer khác. Các layer làm việc cùng nhau để tạo ra DeFi và các ứng dụng liên quan để phục vụ người dùng. Nếu một layer bị tắt, các layer khác cũng vậy.
Năm layer tạo nên nền tảng tài chính phi tập trung bao gồm:
The settlement layer (Lớp nền): Là lớp nền tảng của blockchain và asset gốc của nó. Ví dụ: Ethereum là mạng lưới trên blockchain và ether là tiền tệ bản địa trên blockchain đó. Layer này cung cấp cơ chế bảo mật và đề ra một số các quy tắc chuẩn để tuân theo.
The asset layer (Lớp tài sản): Bao gồm tất cả các token và digital asset gốc của một blockchain
The protocol Layer (Lớp giao thức): Đặt ra các protocol hoặc hướng dẫn cho smart contracts
The application Layer (Lớp ứng dụng): Layer này kích hoạt các giao thức với cung cấp giao diện cho blockchain.
The aggregation layer (Lớp tổng hợp): bao gồm các trình tổng hợp kết nối các dApp và protocol, tạo nền tảng cho các hoạt động vay mượn và các dịch vụ tài chính khác.
Ưu và nhược điểm của DeFi
Sự phổ biến của nền tảng tài chính phi tập trung và các loại tiền điện tử khác khiến DeFi trở thành một khoản đầu tư hấp dẫn. Nhưng điều quan trọng là phải hiểu về DeFi trước khi thực sự đầu tư, nhất là nắm được những lợi ích và hạn chế của nó.
Mozgovoy giải thích: “Trong DeFi, bạn hoàn toàn giữ tiền của mình, và kiểm soát giao dịch của dòng tiền. DeFi hoạt động hiệu quả vì mọi thứ đều đã được lập trình sẵn. Chỉ bằng một cú nhấp chuột, bạn có thể thực hiện các giao dịch phức tạp”.
Tuy nhiên, “DeFi cũng khá mới và đang trong quá trình thử nghiệm. Vì mọi thứ đều trong DeFi là code nên việc xuất hiện lỗi là không thể tránh khỏi.. Lỗi dẫn đến mất tiền hoặc bị hack. DeFi tuy khá hấp dẫn nhưng là một công cụ phức tạp”. Chính vì vậy, “Trải nghiệm người dùng có thể vẫn còn nhiều khó khăn”
Ưu điểm
- Không có trung gian giữa các giao dịch
- Có thể cung cấp nhiều khả năng tiếp cận hơn đối với các khoản vay và bảo hiểm mà không cần điểm tín dụng
- Có thể đưa ra mức lãi suất cao hơn
Nhược điểm
- Nếu bạn quên mật khẩu, bạn có thể mất tài sản của mình vì không có cơ quan quản lý
- Thiếu sự bảo vệ cho người tiêu dùng
- Rủi ro cao
Hệ sinh thái chính của DeFi trong Blockchain
Trong năm 2021, DeFi đã phân hóa cụ thể ở từng blockchain, tạo nên những hệ sinh thái khác nhau. Các hệ sinh thái nổi bật trong năm 2021 có thể kể đến như Solana, BSC, Near,…
Solana
BSC

Near

Lời kết
Trên đây là một bài viết tổng quan về nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi). Có thể thấy rằng DeFi đem lại một tiềm năng rất lớn cho những ai hứng thú với việc đầu tư, do nó không bị kiểm soát bởi một bên trung gian. Các bạn có suy nghĩ như thế nào về DeFi? Nếu có thắc mắc về chủ đề liên quan, đừng ngần ngại để lại bình luận cho BlockSolFi nhé!