Farming là gì? Top 3 rủi ro cần biết khi tham gia Farming

Thị trường tài chính phi tập trung (DeFi) là mảnh đất kiếm tiền màu mỡ từ việc săn các đồng coin hot có khả năng x to cho đến Farming, Staking với mức lãi suất cao. Nhưng cuộc chơi này chỉ dành những ai đã hiểu rõ về nó và nắm được quy tắc chơi.
Có thể bạn là người mới tham gia thị trường, từng nghe qua khái niệm “farming”, nhưng chưa hiểu rõ nó là gì. Hay bạn đã ở trong thị trường được một thời gian, có từng tham gia DeFi, hẳn đến 99% bạn sẽ gặp tình trạng “ơ, sao farming đến 1000% APR mà vẫn lỗ”.
Vậy thì một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn rỡ rối trước khi bắt đầu “cày cuốc” DeFi.
Farming là gì?
Farming là hoạt động gắn liền với các sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Các sàn này có một đặc trưng khác biệt với sàn giao dịch tập trung thường thấy, là không có sổ lệnh.
Vậy làm thế nào để người tham gia có thể giao dịch mua bán, swap đồng coin trên sàn?
Lúc này, DEX cần đến những người cung cấp thanh khoản, hay còn gọi là Liquidity Provider. Thế nhưng, làm sao để thu hút những người này, câu trả lời không gì khác hơn ngoài “phần thưởng hấp dẫn”. Từ đó sinh ra khái niệm “yield farming” – tức là cung cấp thanh khoản để nhận phần thưởng.
Hiểu đơn giản điều này giống như cơ chế thu hút tiền tiết kiệm và hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Ở đây, bạn gửi tiền điện tử của mình ở một nền tảng và họ sẽ trả lãi cho bạn.
Giờ thì hãy lướt qua một số thuật ngữ thường gặp trong Farming. Mình khuyến khích anh em nên làm quen với các thuật ngữ này bằng Tiếng Anh, và không cố gắng dịch sang Tiếng Việt để tương tác dễ dàng hơn trong không gian DeFi nhé.
- Liquidity: thanh khoản. Cái này hiểu đơn giản là dòng tiền
- Liquidity Pool: là một hợp đồng thông minh có chứa nhiều loại coin/token trong đó. Anh em sẽ farming trên Liquidity Pool này
- Liquidity Provider: người cung cấp thanh khoản, chính là chúng ta, những người cầm tài sản đem vào Liquidity Pool ở trên
Lợi ích và rủi ro khi tham gia Farming
Lợi ích
- Đối với dự án: tạo thanh khoản cho các sàn DEX, giúp dự án tăng trưởng gián tiếp. Khi sàn DEX thu hút được nhiều thanh khoản, độ trượt giá (slippage) trên sàn sẽ giảm đi, từ đó hấp dẫn nhiều người dùng hơn.
- Đối với người dùng: tạo ra lợi nhuận, thu nhập thụ động khi nắm giữ các đồng coin/token, tìm kiếm nhiều cơ hội tăng tài khoản hơn trong lĩnh vực DeFi
Top 3 rủi ro chính trong Farming
- Rủi ro bị hack smart contract (rủi ro không cố ý)
Đây là điều mà phía dự án không hề mong muốn, khi các hacker cố xâm nhập và đánh cắp tiền từ giao thức. Ngay cả những dự án đã được audit bởi Certik, hay Quantstamp vẫn có nguy cơ bị hack.
Không có cách nào để lường trước hay ngăn chặn điều này, mặc dù các dự án đang ngày càng cải thiện mức độ bảo mật. Cách duy nhất để giảm thiểu thiệt hại là anh em không nên dồn hết tiền vào các giao thức DeFi, luôn luôn có kế hoạch dự phòng và “không bỏ hết trứng vào cùng một rổ”.
- Rủi ro bị rug pull (rủi ro cố ý)
Rủi ro này xuất phát từ chính các dự án. Họ cố ý rút hết thanh khoản có trong giao thức, hay đóng luôn web page và bỏ trốn. Anh em có thể bị lỗ, thậm chí mất toàn bộ tài sản nếu xảy ra rug pull.
Do đó, khi tham gia farming, hay bất kỳ hoạt động DeFi nào, anh em cần tìm hiểu kỹ dự án, chỉ tham gia những dự án uy tín nhiều người dùng, không tham lam lợi nhuận cao từ những pool ít danh tiếng.
- Rủi ro Impermanent Loss
Đây là rủi ro chính trong farming mà anh em cần tính toán kỹ để hạn chế phần lỗ và tối ưu lợi nhuận.
Impermanent loss là những tổn thất tiềm tàng và chỉ trở thành tổn thất “thực sự” khi anh em bắt đầu rút các tokens từ các Pool thanh khoản.
Lấy ví dụ:
Giả sử Uniswap không có phí giao dịch, một pool có 2 token: ETH và USDT.
Hiện tại trong pool, 1 ETH = 2000 USDT (để dễ tính toán). Còn bên ngoài Pool, giả sử mọi người đang giao dịch 1 ETH = 2200 USDT trên Binance.
Các nhà giao dịch chênh lệch giá sẽ dùng 2000 USDT để mua 1 ETH trong Pool, sau đó chuyển đến Binance và bán nó với giá 2200 USDT. Họ bỏ túi ngay 200 USDT, quá dễ dàng.
Vậy lỗ do đâu mà có?
Các nhà giao dịch chênh lệch giá này tất nhiên sẽ mua và bán ETH liên tục cho đến khi tỷ giá trong Pool đạt 1 ETH = 420 USDT, ngang với giá thị trường. Dưới đây là câu chuyện sẽ diễn ra trong Pool.
Khi giá bên ngoài tăng lên 1 ETH = 2200 USDT, các nhà giao dịch chênh lệch giá sẽ giao dịch. Số lượng token trong pool sẽ thay đổi như sau:
(Công thức này áp dụng khi chỉ có 1 đồng coin biến động giá)
Giả sử bạn sở hữu 10% Pool, bạn sẽ được thưởng 2,3836 ETH + 5.244 USDT.Tổng số tiền có được sau khi farming tính bằng USDT là = 2,3836 ETH * 2200 + 5.244 USDT = 10.487.92 USDT
Nếu ban đầu bạn không farming mà vẫn hold 10% tổng số coin đó trong ví, tức là 2,5 ETH + 5.000 USDT.Số tiền tính theo USDT = 2,5 ETH * 2200 + 5,000 USDT = 10.500 USDT.
Vậy số tiền chênh lệch = 10.500 – 10.487,92 = 12.8 USDT. Đây chính là impermanent loss mà anh em phải chịu.
Chừng nào hoạt động mua bán chênh lệch giá còn diễn ra, thì impermanent loss sẽ luôn luôn tồn tại trong Farming.

Như biểu đồ trên, nếu tỷ lệ farming là 50-50, thì khi giá biến động 50%, impermanent loss sẽ là 25%, giá biến động của cặp tài sản càng thấp, impermanent loss sẽ càng giảm. Đó chính là lý do một số nền tảng như Balancer, Anchor cho phép những cặp farming tỷ lệ 80/20 hoặc 95/5 để giảm thiểu impermanent loss, nhưng 50/50 vẫn là tỷ lệ phổ biến trong hầu hết các pool hiện nay.
Đã biết có rủi ro impermanent loss, thì khi nào nên farm, khi nào không nên farm?
- Nên farm khi 2 đồng coin biến động cùng chiều (cùng tăng, cùng giảm, hoặc giữ nguyên giá trị)
- Không nên farm khi 2 đồng coin biến động ngược chiều
- Ngoài ra còn phải xét đến phần trăm biến động giữa 2 đồng coin, biên độ biến động càng cao, impermanent loss càng lớn.
Ví dụ:
Trường hợp 1: coin A tăng 5%, coin B giảm 5%, tổng chênh lệch 10% (hai đồng coin biến đồng ngược chiều)
Trường hợp 2: coin A tăng 5%, coin B tăng 100%, tổng chênh lệch 95% (2 đồng coin biến động cùng chiều)
Khi đó impermanent loss ở trường hợp 2 cao hơn trường hợp 1.
Các cách hạn chế impermanent loss:
- Farming với cặp tài sản ổn định (stablecoin)
- Không rút thanh khoản khi giá giảm, vì impermanent loss là thất thoát chỉ xảy ra khi bạn hành động, nếu không rút thanh khoản thì rủi ro này về thực tế “chưa” được ghi nhận.
- Không cung cấp thanh khoản khi thị trường biến động mạnh.
- Farming một cách thông minh. Impermanent loss luôn luôn xuất hiện, nhưng điểm mấu chốt để sinh lời là impermanent loss phải bé hơn reward (phần thưởng farming)
Làm thế nào để Farming một cách thông minh?
Farming lỗ như vậy, tại sao tôi lại nên tham gia? Đây chắc là thắc mắc đầu tiên các bạn tự hỏi khi đọc đến đoạn này. Đầu tư coin hay tham gia DeFi đều có rủi ro, thế nhưng nếu bạn bỏ qua farming, có thể bạn đang hạn chế cơ hội tìm kiếm lợi nhuận trong lúc đang hold đồng coin, cũng như bỏ qua cánh cửa tiếp cận với một hình thức tài chính mới sẽ rất phát triển sau này. Do đó, thay vì né tránh và chê bai, cách tốt nhất là các bạn nên tìm hiểu và thử trải nghiệm nó để có được nhận định xác đáng nhất.
Để farming thành công, không có cách nào tốt hơn ngoài việc theo dấu chân những “cá mập”, dưới đây là những bước “cá mập DeFi” thường sử dụng để “săn” reward mà bạn có thể áp dụng theo:
- Bước 1: Tìm những pool có reward cao, DEX uy tín. Đây là cách farming trong thời gian ngắn, không áp dụng farming với các đồng coin có market cap lớn, vì reward với các pool này thường thấp do có nhiều người đang tham gia farming.
- Bước 2: Chọn cặp tài sản có biên động biến động thấp tại thời điểm đó.
- Bước 3: Deposit vào pool thật nhanh trước khi tổng giá trị bị khóa (TVL) tăng cao, làm reward bị giảm
- Bước 4: Khi đã có reward token, có thể chốt 50% về stablecoin
- Bước 5: 50% reward token còn lại chốt theo TVL. Tức là, khi TVL tăng nhanh làm reward giảm, và khi TVL ngưng tăng, đảo chiều giảm, lúc này những “cá mập” đã thu hoạch xong pool reward cao và chốt token về stablecoin, chúng ta cũng cần chốt theo “cá mập” để bảo toàn vốn.
Kết luận
Farming hay staking đều đem lại lợi nhuận cho người tham gia DeFi, bên cạnh việc hold và trade những đồng coin trên sàn. Sẽ luôn có rủi ro xảy ra trên thị trường cho dù chúng ta có hiểu rõ nó hay không, bởi thị trường tiền điện tử vẫn còn quá mới mẻ với đa số người dùng. Tuy nhiên, high risk high return, cơ hội dành cho tất cả những ai cố gắng tìm hiểu và tận dụng nó. Vì vậy, hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được các bạn có hứng thú trải nghiệm thị trường, hoặc những ai chưa thành công với DeFi.
Mọi lời khuyên đưa ra không phải là khuyến nghị đầu tư, BlockSolFi khuyến khích các bạn tự nghiên cứu, trải nghiệm thông qua các testnet, trước khi bỏ tiền vào bất kỳ dự án nào.
Chuyên mục Cryptopedia giúp bạn mở rộng vốn kiến thức về thị trường crypto, đầu tư, hệ sinh thái, NFT, Blockchain, và DeFi theo ba mức độ cơ bản, trung cấp và nâng cao.
Đọc thêm: