Flare Network (FLR) chính thức airdrop 4,28 tỷ token Flare sau hai năm trì hoãn

Flare Network, một mạng phân tán Layer-1 có tích hợp Máy ảo Ethereum (EVM) sử dụng thuật toán đồng thuận proof-of-stake, đã chính thức airdrop khoảng 4,28 tỷ token Flare từ sáng nay 10 tháng 1, sau hai năm trì hoãn.
Flare Network airdrop 4,28 tỷ token
Theo thông cáo đăng tải ngày 9 tháng 1, nền tảng sẽ bắt đầu đợt airdrop từ 11 giờ tối UTC vào ngày 9 tháng 1 (ngày 10 tháng 1 giờ Việt Nam). Dự án quyết định phân phối 4,28 tỷ token Spark FLR (tương đương 15% tổng cung token) cho những ai đủ điều kiện và vẫn dựa trên kết quả snapshot hồi tháng 12 năm 2020. Chỉ cần nắm giữ ít nhất 1 XRP lúc bấy giờ là đã có cơ hội được airdrop.
Flare Token Distribution Event https://t.co/3GkF2dbGBY
— Flare ☀️ (@FlareNetworks) January 9, 2023
Flare dự định phát hành đến 45 tỷ FLR cho những người giữ XRP trong ví hoặc các sàn giao dịch đủ điều kiện, với tỷ lệ 1 XRP nhận được 1,0073 FLR. 45 tỷ token này bao gồm cả 45% tổng số FLR mà công ty sẽ tạo ra khi blockchain của công ty ra mắt vào năm sau đó.
85% còn lại sẽ được phân phối trong ba năm tới dựa trên một cuộc bỏ phiếu cộng đồng, theo thông báo. Người dùng có thể dùng FLR được airdrop tham gia bỏ phiếu quản trị.
Đồng thời điểm, nhiều sàn giao dịch cũng thông báo niêm yết FLR từ hôm nay như KuCoin, OKX, Huobi, Bybit, Gate và MEXC.

Xây dựng dApps để phục vụ đại chúng
Airdrop FLR là một cột mốc cực kỳ quan trọng đối với chính Flare Network và cộng đồng dự án. Do cách thức thiết kế blockchain, những người nắm giữ FLR có thể tận dụng khả năng tương tác của Flare đồng thời sử dụng một số tính năng cốt lõi của nền tảng.
Flare Network có các giao thức thu thập dữ liệu gốc. Vì vậy, các lập trình viên đã yêu cầu lớp cơ sở phi tập trung bảo vệ các giao thức này. Bằng cách này, các tác nhân kết nối được đảm bảo về dữ liệu chất lượng cao từ các blockchain và giao thức tích hợp. Việc đảm bảo chất lượng dữ liệu, khả năng mở rộng và khả năng tương tác cho phép các nhà phát triển có thể “xây dựng” các khung trường hợp sử dụng đồng thời triển khai các dự án chất lượng cao.

Sau đợt airdrop, Hugo Philion, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Flare, cho biết các vị lập trình viên có thể bắt đầu xây dựng các giải pháp an toàn nhằm cung cấp tiện ích cho một nhóm lớn người dùng.
“Mục tiêu của Flare là cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng truy cập nhiều dữ liệu hơn một cách an toàn. Nhờ đó, người dùng có thể sử dụng Flare trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như kích hoạt hành động hợp đồng thông minh Flare với khoản thanh toán được thực hiện trên một chain khác hoặc đầu vào từ API internet/web2. Hay mang các token từ hợp đồng không thông minh sang Flare để sử dụng trong các ứng dụng như giao thức DeFi”.
Điểm qua Flare Network
Flare Network là một mạng phân tán có tích hợp Máy ảo Ethereum (EVM). Về cơ bản EVM chuyển đổi các hợp đồng thông minh thành các hướng dẫn mà máy tính có thể đọc – điều này cho phép mạng chạy các hợp đồng thông minh Turing hoàn chỉnh. Turing-completeness (Turing hoàn chỉnh) có thể chạy hầu như bất kỳ tác vụ tính toán nào, miễn là có đủ bộ nhớ để chạy.
Điều này có nghĩa là có thể kết hợp một số thuộc tính mạnh mẽ để tạo ra một hệ sinh thái các ứng dụng phi tập trung. Tóm lại, mục đích của Flare là trở thành một mạng lưới hợp đồng thông minh rộng rãi.
Flare sử dụng một giao thức đồng thuận được gọi là Avalanche, đã được điều chỉnh để hoạt động với Thỏa thuận Byzantine Liên bang (Federated Byzantine Agreement – viết tắt là FBA). FBA là một cơ chế đồng thuận được sử dụng bởi các mạng như XRPL và Stellar. Chúng ta sẽ không đi sâu vào vấn đề kỹ thuật ở đây, nhưng điểm mấu chốt là thuật toán đồng thuận của Flare không dựa vào các cơ chế kinh tế như Proof of Stake (PoS) để duy trì tính bảo mật của mạng.
Lấy ví dụ về token ether (ETH) của mạng Ethereum. Sau khi Ethereum hoàn toàn chuyển sang Proof of Stake (PoS) trong Ethereum 2.0 , tính bảo mật của mạng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào những người xác thực – những người stake token. Điều này có nghĩa là theo phần mở rộng, việc bảo mật sẽ phụ thuộc vào các token (và số lượng token được đặt cược). Giao thức đồng thuận của Flare không yêu cầu điều này.

Nhưng tại sao điều này lại đáng chú ý? Bởi vì nó cho phép các token trên mạng được sử dụng theo nhiều cách khác – thậm chí là những cách gây nguy hiểm cho các mạng dù dựa vào các token để bảo mật. Về cơ bản, theo những người tạo ra Flare, lựa chọn thiết kế này để bổ sung thêm tính linh hoạt cho token mà không ảnh hưởng đến bảo mật.
Spark là token gốc của Flare Network. Trường hợp sử dụng cơ bản của nó tương tự như các token gốc khác – ngăn chặn các cuộc tấn công spam. Nếu các giao dịch miễn phí, thì việc spam và làm nghẽn mạng bằng các giao dịch vô ích cũng sẽ dễ dàng xuất hiện.
Hiện tại, như đã nêu, 4,28 tỷ token Spark đã được airdrop cho người sở hữu XRP. Anh em có thể nhận các token này bằng ví của riêng mình hoặc tham gia vào đợt airdrop thông qua các sàn giao dịch. Bằng cách này, tất cả các vấn đề kỹ thuật bạn gặp phải sẽ được xử lý và bạn chỉ cần giữ XRP của mình trên sàn tại thời điểm số XRP được ghi nhận.
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
Sorare ký kết hợp đồng NFT độc quyền với Giải Bóng đá Hà Lan