Giải mã ý nghĩa của chỉ số Fear and Greed (FGI) trong thị trường crypto

Crypto được biết đến như một thị trường dễ biến động và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các nhà đầu tư không chỉ đưa ra quyết định đầu tiên dựa trên những phân tích kỹ thuật. Họ còn dựa trên cảm xúc của mình để phản ứng lại những thay đổi của thị trường. Từ lâu, hai thái cực cảm xúc chính thường được các nhà phân tích đầu tư sử dụng đó chính là sự sợ hãi và lòng tham.
Warren Buffett đã có một câu nói về nỗi sợ hãi và lòng tham trên các thị trường tài chính rộng lớn hơn là: “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi”. Hãy cùng tìm hiểu về chỉ số Fear and Greed (Sợ hãi và tham lam) trong bài viết sau đây để hiểu hơn tại sao hai trạng thái cảm xúc này lại quan trọng đối với các nhà đầu tư crypto như thế.
Tại sao nhà đầu tư cần đọc chỉ số Fear and Greed (FGI)?
Nhiều nhà đầu tư theo cảm tính mà không có bất kì phương pháp hay chiến lược đầu tư bài bản nào. Chính vì thế mà sợ hãi và tham lam là hai cảm xúc chủ yếu ảnh hưởng đến các nhà đầu tư.
Theo một số nhà nghiên cứu, lòng tham và nỗi sợ hãi có thể khiến chúng ta gạt bỏ ý thức thông thường và sự tự chủ cũng như kích động sự thay đổi. Khi đó, nỗi sợ hãi và lòng tham có thể là những động lực mạnh mẽ khiến các nhà đầu tư đưa ra các quyết định mua và bán.
Chỉ số FGI sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường trong những lúc thị trường đang giảm quá mạnh hoặc tăng quá nhanh để đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp.
Ví dụ như khi năm 2022 vừa bắt đầu, thị trường crypto trở nên ảm đạm, thị trường rực đỏ, giá các đồng coin đồng loạt tuột dốc. Thêm vào đó, thị trường tài chính toàn cầu đang hứng chịu một đợt khủng hoảng kinh tế, mối quan ngại về lạm phát, khả năng thanh khoản cũng như những động thái mới từ FED đã khiến nhiều nhà đầu tư thêm phần sợ hãi, thiếu chắc chắn và đầy hoài nghi (Tâm lý FUD) không biết nên làm gì tiếp theo.
Nên bán để cắt lỗ, hay giữ để đợi thị trường xanh trở lại? Đó chính là niềm trăn trở chung của các nhà đầu tư.
Đó là khi, Chỉ số sợ hãi và tham lam phát huy tác dụng của mình. Chỉ báo này giúp nhà đầu tư bình ổn lại tinh thần, thoát khỏi cảm xúc tiêu cực hoặc FOMO và nhìn nhận vào dữ liệu từ thị trường. Việc dừng lại để phân tích sẽ giúp nhà đầu tư tránh những quyết định mang tính cực đoan do cảm xúc đem lại.
Fear and Greed Index (FIG – Chỉ số sợ hãi và tham lam) là gì?
Theo định nghĩa từ trang Investopedia, Chỉ số sợ hãi và tham lam (Fear and Greed – FGI) được phát triển bởi CNNMoney và được dùng để đo 2 trạng thái cảm xúc có tác động mạnh mẽ nhất đến quyết định xuống tiền của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Sau đó, Alternative.me đã phát triển chỉ số này dành cho thị trường crypto.
Cảm xúc là một thứ gì đó rất mơ hồ, vì thế chỉ số này giúp nhà đầu tư cụ thể hóa cảm xúc của thị trường dưới những con số cụ thể dựa trên 2 giả định:
- Sự sợ hãi cực độ là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang lo lắng vì thị trường giảm mạnh dẫn đến bán tháo tài sản. Đây là cơ hội tốt cho nhà đầu tư nào muốn áp dụng chiến lược “buy the dip” (mua đáy).
- Sự tham lam tột độ báo hiệu thị trường đang bước vào giai đoạn điều chỉnh.
Chỉ số sợ hãi và tham lam giúp các nhà đầu tư nắm bắt tâm lý hiện tại của thị trường Bitcoin
và thu thập các con số thành một đơn vị đo đơn giản từ 0 đến 100. Mức 0 chỉ trạng thái “Sợ hãi tột độ” và 100 là sự “Tham lam tột độ”.
Cách hoạt động của FGI
Có 6 chỉ số chính để đo lường mức độ sợ hãi và tham lam của nhà đầu tư. Hiện tại FGI vẫn chỉ dựa vào các thông tin liên quan đến Bitcoin. Trong thời gian tới, FGI có thể bao gồm các đồng coin hàng đầu thị trường như Ether (ETH) hoặc BNB.
Sự biến động (Voltality)
Đo lường bằng cách so sánh mức độ biến động giá hiện tại với mức giảm tối đa của Bitcoin với các giá trị trung bình tương ứng của 30 ngày và 90 ngày trước đó.
Qua đó, sự gia tăng bất thường trong biến động là dấu hiệu của một thị trường sợ hãi.
Động lượng thị trường / Khối lượng giao dịch:
Kết hợp giữa động lượng và khối lượng giao dịch hiện tại của BTC, sau đó so sánh với mức trung bình của 30 ngày và 90 ngày trước đó.
Nếu khối lượng mua trên một thị trường tăng cao thì thị trường đang ở trạng thái tham lam tột độ hoặc giá đang tăng cao.
Social Media:
Chỉ số này dựa trên các chỉ số mạng xã hội như like, hashtag, những điều mọi người đang nói về, số lượng bài đăng,… Do đó, nếu các chỉ số trên tăng, tương ứng với thị trường dần trở nên tham lam. Hiện tại chỉ có đo trên Twitter.
Tỷ lệ tương tác cao bất thường dẫn đến mối quan tâm của mọi người ngày càng tăng đối với đồng tiền này. Điều này tương ứng với hành vi thị trường tham lam.
Bitcoin Dominance:
Bitcoin Dominance – Sự thống trị của Bitcoin (% vốn hoá của Bitcoin so với tổng vốn hoá thị trường) cũng là một trong những yếu tố quan trọng hình thành chỉ số này.
Khi Dom BTC tăng cho thấy dòng vốn đang nằm ở Bitcoin. Ngược lại, khi Dom BTC giảm, dòng vốn hiện đang nằm ở Altcoin.
Google Trends
Alternative.me lấy dữ liệu của Google Trend cho các truy vấn tìm kiếm liên quan đến Bitcoin khác nhau và xử lý những con số đó, đặc biệt là sự thay đổi của khối lượng tìm kiếm cũng như các tìm kiếm phổ biến khác được đề xuất.
Khảo sát
Các cuộc thăm dò hàng tuần được sử dụng để đánh giá xu hướng thị trường và tình cảm của công chúng, nhưng hiện chưa được sử dụng.
Hiện các dạng khảo sát này đã ngừng, thay vào đó Alternative.me sử dụng nền tảng bỏ phiếu strawpoll.com để thăm dò ý kiến của mọi người về thị trường.
FGI Factors | Weightage |
---|---|
Volatility | 25% |
Market Volume | 25% |
Social Media | 15% |
Surveys (paused) | 15% |
Dominance | 10% |
Google Trends | 10% |
Giải mã ý nghĩa của FGI
Để xem chỉ số FGI ở thời điểm hiện tại thì các nhà đầu tư có thể truy cập website của Alternative.

Fear & Greed Index là con số chạy từ 0 – 100:
- Từ 0 – 49 tượng trưng cho Fear (sợ hãi).
- Từ 51 – 100 tượng trưng cho Greed (tham lam).
- 50 tương ứng với việc thị trường trung tính.
Chỉ số FGI được chia thành 4 gam màu chính, với mỗi màu sẽ thể hiện những cảm xúc khác nhau:
- 0 – 24: Sợ hãi tột độ (cam)
- 25 – 49: Sợ hãi (hổ phách / vàng)
- 50 – 74: Tham lam (xanh nhạt)
- 75 – 100: Tham lam cực độ (xanh lục)
Sợ hãi không phải lúc nào cũng là điều xấu
Một chút sợ hãi là tốt để tránh các khoản đầu tư mà người ta có thể hối tiếc, nhưng nỗi sợ hãi phi lý trên toàn thị trường nói chung đôi khi có thể có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại – nghĩa là, giá giảm có thể là cơ hội để mua tài sản tiền điện tử với giá thấp hơn dự kiến. Các nhà giao dịch có kinh nghiệm sẵn sàng chờ đợi để nhận được lợi nhuận từ khoản đầu tư của họ gọi đây là cơ hội để ‘mua giảm’.
Nói chung, các yếu tố thúc đẩy nỗi sợ hãi trong thị trường tiền điện tử bao gồm FUD từ tin tức, giá tài sản tiền điện tử giảm sâu không thể giải thích và các mẫu lịch sử không thể hiện được chẳng hạn như ‘Santa Rally’. Lần này, FUD từ tin tức có nguồn gốc từ biến thể Omicron của COVID-19 và các bước đang được các chính phủ triển khai để kiểm soát nó.
Hơn nữa, một ‘Santa Rally’ – được biểu thị bằng giá tiền điện tử tăng trong một tuần vào cuối năm cho đến khi năm mới bắt đầu – đã được nhìn thấy trong ba năm qua nhưng không được nhìn thấy vào cuối năm 2021.
Một yếu tố khác đã được biết đến là nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi trong thị trường tiền điện tử và dẫn đến giá tiền điện tử giảm xuống, đó là khi ‘cá voi’ hoặc chủ sở hữu lớn của tài sản tiền điện tử bán một phần tài sản nắm giữ của họ. Trong thị trường chứng khoán, đó là khi “gấu” hoặc “bò” quyết định bán bớt cổ phiếu của họ.
Các giao dịch như vậy của cá voi đã được biết là kích hoạt các lệnh mua và bán tự động trên các sàn giao dịch, do các nhà đầu tư nhỏ hơn thiết lập.
Tham lam không có nghĩa là bạn nên tham gia FOMO
Mặc dù “nỗi sợ hãi tột độ” nghe có vẻ giống như một lời mời “mua hàng giảm giá”, nhưng điều này có thể chỉ đúng với những người nắm giữ tài sản kỹ thuật số trong một thời gian dài. Các nhà đầu tư có khả năng sinh lời ngắn hơn có thể muốn giữ lại và chống lại nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO).
Mặt khác, tâm lý chi phối của thị trường là “tham lam” có thể có nghĩa là giá đang tiến gần hơn đến giá trị “cao nhất mọi thời đại” của chúng. Vào thời điểm đó, những người có danh mục đầu tư tiền điện tử đã đạt được thu nhập mục tiêu của họ có thể chọn bán và nhận ra những khoản lợi đó.
Xem xét sự gia tăng được nhìn thấy vào năm 2021, các nhà quản lý tiền tệ đã nói rằng thị trường tiền điện tử sẽ phải điều chỉnh vào năm 2022.
Có nên tin tưởng vào chỉ số FGI?
Chỉ số Fear and Greed có độ chính xác cao, nhưng cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Vì chỉ số này chỉ thể hiện một phần của thị trường, để ra quyết định giao dịch, các nhà phân tích thường kết hợp thêm một số chỉ báo khác như phân tích chart, dữ liệu on-chain của BTC, ETH để xem tình hình chung, dữ liệu on-chain của tài sản đang muốn giao dịch,…
Bởi vì Fear & Greed Index chỉ tình hình thị trường chung và cập nhật rất chậm, nên chỉ số này chỉ coi được tổng quan thị trường, phù hợp với những người chơi dài hạn. Nếu anh em là những trader ngắn hạn, chốt lệnh trong ngày hoặc vài ngày thì chỉ số này không hẳn là cần thiết lắm.
Bên cạnh đó, không có dữ liệu nào cho thấy con số đạt được bao nhiêu thì sẽ có biến chuyển trên thị trường. Nghĩa là chúng ta đều biết khi thị trường tham lam, sẽ có một lúc điều chỉnh mạnh. Vấn đề là Fear & Greed Index đạt bao nhiêu thì điều chỉnh? Đó là thứ chúng ta không biết được. Nên Fear & Greed Index cũng không dùng để giúp anh em đoán được thị trường điều chỉnh lúc nào.
Ngoài ra, trong một thị trường Bull hoặc Bear, đôi khi chúng ta vẫn thấy chỉ báo nghiên về chiều ngược lại. Nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường đã chấm dứt xu hướng và đổi chiều. Đó có thể là một đợt điều chỉnh nhỏ để thiết lập xu hướng tăng/giảm lớn bền vững hơn.
Chỉ số này rất hữu ích cho các nhà giao dịch trong ngắn hạn, áp dụng để xoay vòng số vốn của mình. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư muốn nắm giữ tài sản trong thời gian dài, sẽ rất khó để dự đoán sự thay đổi từ thị trường tăng giá sang thị trường giảm giá chỉ từ chỉ số. Mà cần phải phân tích các khía cạnh thị trường khác để có được góc nhìn dài hạn.
Mặc dù FGI sẽ giúp nhà đầu tư có thể cảm nhận về thị trường, từ đó đưa ra những chiến lược đầu tư hiệu quả. Thế nhưng, đó không phải là chỉ báo duy nhất để bạn dựa vào và đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy theo dõi BlockSolFi để cập nhật các tin tức mới nhất của thị trường crypto nhé!