Giám đốc Ủy ban Ngân hàng khẳng định, Mỹ cần nghiêm cấm tiền mã hóa

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Sherrod Brown, thành viên và Giám đốc Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ, nhấn mạnh rằng, “cấm tiệt” tiền mã hóa là nước đi đúng đắn, có thể giải quyết tất cả rủi ro liên quan đến công nghệ.
Giám đốc Ủy ban Ngân hàng Mỹ “ghét bỏ” crypto
Chủ Nhật vừa qua, ngày 18 tháng 12 vừa qua, Thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ và đồng thời là Giám đốc Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, Sherrod Brown đã có nhiều nhận định và chia sẻ về những động thái mà các cơ quan quản lý cần thực hiện sau sự sụp đổ chóng vánh của FTX.
Bàn luận cùng Chuck Todd của NBC trên Meet the Press, Brown đồng ý rằng Sam Bankman-Fried – ông chủ cũ của đế chế huy hoàng một thời FTX – đã lợi dụng sự ủng hộ và quyên góp chính trị để khiến mọi người ảo tưởng và tín nhiệm người đàn ông này. Vì vậy, theo nghị sĩ, đây là minh chứng cho thấy hệ thống chính trị hiện tại còn rất nhiều lỗ hổng.
Tuy nhiên, ông khẳng định “chắc nịch” rằng, sự sụp đổ của FTX mới chỉ là một phần nhỏ những hiểm nguy mà mọi người gặp phải khi tiến sâu vào crypto.
Từ trước đến nay, tài sản kỹ thuật số luôn gặp tình trạng Ponzi scheme, dự án, tổ chức không bảo vệ người tiêu dùng và là cầu nối, khiến an ninh quốc gia bị đe dọa. “Tội phạm mạng Hàn Quốc”, “buôn ma túy”, “buôn người” và tài trợ khủng bố luôn lợi dụng tiền mã hóa nhằm lách luật.
Brown cho biết ông đã yêu cầu Bộ trưởng Tài chính tiến hành đánh giá toàn chính phủ về tiền mã hóa có liên quan đến các cơ quan quản lý khác. Khi đó, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đã đặc biệt tích cực đồng ý với yêu cầu của ông, nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Theo ông, đây là lúc mọi cơ quan phải hành động.
“Tôi đã dành phần lớn thời gian trong năm rưỡi qua cho công việc này… cố gắng giáo dục công chúng về tiền mã hóa và những mối nguy hiểm mà nó gây ra đối với an ninh quốc gia của chúng ta cũng như đối với những người tiêu dùng bị lừa bởi những đồng bạc này”.

Mặc dù vẫn còn một chặng đường dài phía trước, nhưng cho đến nay, nhất là trong năm 2022 đã chứng kiến một số tiến bộ về mặt pháp lý. Tổng thống Mỹ, Joe Biden, đã ký một sắc lệnh hành pháp vào tháng 3 năm 2022 kêu gọi các cơ quan chính phủ nghiên cứu “sự phát triển có trách nhiệm” của tài sản kỹ thuật số, bao gồm cả Stablecoin.
Ngay sau đó, Bộ Tài chính Mỹ công bố khuôn khổ pháp lý đầu tiên xuất phát từ sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Joe Biden về tài sản kỹ thuật số, trong đó nêu rõ cách Hoa Kỳ nên phối hợp với các quốc gia khác liên quan đến tài sản kỹ thuật số. Năm 2021, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell nói rằng, ông “không có ý định” cấm crypto tại Hoa Kỳ.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban An ninh và Giao dịch Gary Gensler đã liên tục nhận xét về vai trò của cả cơ quan của ông và Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai trong việc kiểm soát lĩnh vực crypto. Theo ông Gary Gensler, các nhà đầu tư có thể bị tổn thương nếu các cơ quan quản lý không đưa ra các quy định chặt chẽ hơn.
Nhận xét của ông Jerome Powell và ông Gary Gensler phù hợp với quan điểm được đưa ra gần đây giữa Chính phủ Mỹ và các nhà lập pháp khác của Mỹ rằng cần có thêm quy định nhằm quản lý tiền mã hóa.
Ông Brown cũng có những chia sẻ về việc ban hành quy định cho lĩnh vực crypto.
“Về vấn đề này, tôi có nhiều nhận định”, Brown nói, nhấn mạnh rằng các cơ quan cần phải đoàn kết để kiểm soát hoàn toàn tiền mã hóa. “Chúng tôi muốn họ phải bắt tay cùng nhau và đưa ra hướng giải quyết – có thể là cấm crypto, mặc dù cấm nó là một điều gần như bất khả thi vì tiền mã hóa vẫn sẽ tìm cách chuồn ra nước ngoài, và có Chúa mới biết, tình hình sau đó sẽ diễn biến thế nào”, ông nói.

Liệu “cấm cửa” có phải hướng đi chính xác?
Những người ủng hộ crypto luôn phản đối các quy định quá nghiêm ngặt và áp đặt mà Mỹ đang tiến hành vì cho rằng đây là động thái khiến tiền mã hóa không còn muốn nằm trong quyền kiểm soát và “chạy trốn” sang nước khác. Giám đốc điều hành Coinbase, Brian Armstrong, cho rằng đây yếu tố trọng tâm khiến “nền tảng lừa đảo” như FTX phát triển đến quy mô đáng kể. Vào tháng 11, Brian nhận định:
“Chúng ta nên tiếp tục làm việc với các nhà hoạch định chính sách để tạo ra quy định hợp lý cho các sàn giao dịch/người giám sát tập trung ở mỗi thị trường (như chúng ta đã làm trong thời gian qua). Sau đó, chúng ta cần tạo lập một sân chơi bình đẳng”.
Binance, hoạt động ở nước ngoài, hiện là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới tính theo khối lượng giao dịch. Dù vậy, Binance đang dính “phốt” và các tin đồn lan truyền liên quan nhiều vấn đề như khả năng thanh toán, nguồn dự trữ cạn kiệt của Binance, hay các cuộc điều tra của Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ về tội rửa tiền, vi phạm lệnh trừng phạt, và bằng chứng về dự trữ không đủ.
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
Meta dự kiến ‘dồn’ tận 20% ngân sách cho Metaverse vào năm 2023