Giới thiệu tổng quan và dễ hiểu về hệ sinh thái Polygon cho người mới

solfi_admin Thứ Tư, 15/12/2021

Sự ra đời của hệ sinh thái Polygon đã góp phần giải quyết bài toán khó nhằn này và mở ra cơ hội cho các nhà phát triển trên chuỗi khối Ethereum. Hãy cùng BlockSolFi tìm hiểu chi tiết về Polygon trong bài viết này nhé! 

Tại sao phải mở rộng chuỗi khối Ethereum? 

Ethereum càng phát triển, vấn đề phát sinh càng nhiều. Rào cản lớn nhất khiến Ethereum khó duy trì vị trí dẫn đầu thị trường crypto đến từ các thiết kế hạ tầng ban đồng không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển dự án DeFi hay GameFi mới hiện nay. Điều này khiến hiện tượng nghẽn mạng trên chuỗi khối này ngày càng nhiều, phí gửi rất cao (đôi lúc còn gấp đôi số tiền bạn muốn gửi). 

Ethereum là khối chuỗi lớn hàng đầu trong thị trường crypto, thế nhưng Ethereum đang gặp phải các vấn đề sau: 

  1. Tốc độ xử lý thấp. Nếu VISA có thể xử lý tối đa 2000 giao dịch/ giây, thì Ethereum chỉ có thể xử lý khoảng 0.0075%, tức 15 giao dịch/ giây. 
  2. Trải nghiệm người dùng (UX) còn kém. Các vấn đề phí gas cao, tốc độ xử lý PoW còn chậm. 
  3. Không có chủ quyền (thông lượng bị phân tán / rủi ro tắc nghẽn, thiếu khả năng linh hoạt, còn phụ thuộc vào quản trị)

Hãy thử tưởng tượng Ethereum là một quốc gia. Hệ thống kết cấu hạ tầng của “đất nước” này nếu được phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. 

Ví dụ, Việt Nam muốn thu hút thêm các nhà đầu tư và đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm như giao thông. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2018-2023 toàn ngành ước tính khoảng 1.015.000 tỷ đồng. Việc phát triển cầu đường xe giúp Việt Nam giảm tắc nghẽn, giao thông thuận tiện. Từ đó các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam có thể giải quyết bài toán vận chuyển và tối ưu chi phí hơn.

Cho nên việc nâng cấp kết cấu hạ tầng của Ethereum là cực kì cấp thiết cho sự phát triển của Ethereum trong tương lai.

Ba cách mở rộng chuỗi khối Ethereum

Trong những năm qua, “lời giải” cho bài toán mở rộng khối chuỗi Ethereum đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà phát triển, nổi bật là ba cách sau: 

Mở rộng lớp 1 (Layer 1)

Đây chính là bản nâng cấp ETH 2.0 sắp được ra mắt vào năm sau của Ethereum. Việc nâng cấp lớp 1 sẽ giúp tăng kết cấu hạ tầng của lớp 1 cho rộng rãi và thoáng hơn, đáp ứng được nhu cầu của các nhà phát triển dự án trên khối chuỗi này. Ethereum cho biết, bản ETH 2.0 sẽ có xử lý lên đến hàng nghìn giao dịch mỗi giây, cao hơn rất nhiều so với con số 15 giao dịch/ giây hiện nay. 

Xây dựng lớp 2 (Layer 2) để giải quyết giao dịch trên lớp 1

Hãy thử tưởng tượng, Layer 1 là con đường chính để đi lại của người dân trong Ethereum. Lớp 2 sẽ là các chiếc cầu được xây dựng trên con đường chính đó. Điều này không tạo nên bất kì sự thay đổi nào trong lớp 1. Thay vào đó, sử dụng lớp 1 làm nền móng để xây nên lớp 2. Cho nên lớp 2 này sẽ kế thừa những ưu điểm của lớp 1, đặc biệt là sự an toàn và bảo mật của hệ thống bằng cơ chế đồng thuận như  proof-of-work và proof-of-stake.  

Sử dụng sidechain

Giải pháp này không cần đến “con đường” lớp 1, thay vào đó nó sẽ là một con đường song song với lớp 1 và tồn tại độc lập. Ưu điểm của cách này đó chính là loại bỏ sự phụ thuộc vào lớp 1, cho phép các nhà phát triển tự “xây dựng” con đường riêng của mình. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến sự an toàn của con đường này khó được đảm bảo vì không có sự hỗ trợ của lớp 1. 

Hiện tại chúng ta có thể thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp mở rộng khác nhau để phù hợp với nhiều trường hợp sử dụng của các dApps. 

Hệ sinh thái Polygon là gì và giải quyết vấn đề mở rộng chuỗi khối Ethereum như thế nào?

Hệ sinh thái Polygon (tiền thân là Matic Network) là một nền tảng blockchain được xây dựng trên Ethereum, kết hợp hai giải pháp đó là xây dựng lớp 2, đồng thời xây dựng sidechain với cơ chế đồng thuận proof-of-stake. 

Polygon có nghĩa là một hình đa giác, cũng giống như cái tên của mình. Polygon có rất nhiều mặt, hình dạng và ứng dụng khác nhau, các nhà phát triển dApps có thể tha hồ lựa chọn để xây dựng. 

Thay vì cung cấp một hoặc hai giải pháp đơn lẻ, Polygon cung cấp một hệ sinh thái bao gồm rất nhiều các giải pháp mở rộng khác nhau và dễ dàng kết với nhau, từ sidechain đến các tùy chọn lớp 2 như Plasma, Optimistic Rollups và zk Rollups. 

Có thể hiểu đơn giản, nếu nhà phát triển muốn phát triển dự án trên Ethereum, họ có thể có nhiều lựa chọn và có nhiều yếu tố cần để cân nhắc như: khả năng bảo mật, tốc độ xử lý, hoặc chi phí. 

Các nhà phát triển cần đánh đổi giữa các yếu tố này với nhau để dồn lực tối ưu và rất khó để đạt mức xuất sắc cho tất cả. Giống như việc khi đi mua đồ, bạn sẽ có các tiêu chí như: giá, thiết kế, và chất lượng. Thường thì giá rẻ, thiết kế tốt, thì sẽ khó bền, và ngược lại. 

Trong thế giới crypto, nếu một dự án triển khai NFT Game trên chuỗi khối Ethereum muốn tối ưu hóa chi phí giao dịch, thì nhà phát triển rất có thể phải đánh đổi độ bảo mật của hệ thống từ mức tốt xuống mức khá. Cho nên, dự án này có thể xây dựng bằng cách mở rộng lớp 2. Một dự án NFT khác muốn tốc độ tải cực nhanh, thì sẽ phải chấp nhận đánh đổi chi phí. Dự án này có thể bỏ qua lớp 2 và tập trung xây dựng sidechain. 

Cho nên tùy thuộc và mục đích của nhà phát triển, Polygon sẽ cung cấp các tùy chọn cho các nhà phát triển có thể triển khai dự án một cách tối ưu nhất. 

Hệ sinh thái Polygon được thành lập vào năm 2017 giúp giải quyết các bài toán khó liên quan đến Blockchains như phí gas cao và tốc độ giao dịch chậm, mà không ảnh hưởng đến bảo mật. Polygon định vị mình là “Mạng Lưới Blockchain Của Ethereum” đóng vai trò là một giao thức và là một cầu nối vững chắc giúp kết nối các nền tảng blockchain tương thích trên Ethereum. 

Polygon được xây dựng và phát triển dành riêng cho các nhà phát triển giúp họ có thể: 

  • Chỉ cần một cú click chuột để triển khai các mạng blockchain đã được thiết lập sẵn.
  • Phát triển bộ module giúp tạo network tùy chỉnh 
  • Giao thức có khả năng tương tác để trao đổi thông tin tùy ý với Ethereum và các mạng blockchain khác
  • Module và tùy chọn “security as a service”
  • Tích hợp các adaptor modules cho phép khả năng tương tác giữa các mạng blockchain hiện có

Polygon cũng được thiết kế với mong muốn có thể xóa bỏ sự vận hành khép kín với các cộng đồng độc quyền của các blockchain khác nhau. Các nhà sáng lập Polygon mong muốn đây là nền tảng cho các mạng phát triển và kết nối với nhau trong một không gian rộng lớn hơn trong tương lai.

Giải mã kiến trúc giao thức của của hệ sinh thái Polygon

Việc hiểu được cách “giao tiếp” và vận hành của chuỗi Polygon khá phức tạp, các bạn mới tìm hiểu về hệ sinh thái này có thể hiểu Polygon được cấu thành từ 4 phần bao gồm lớp Ethereum, lớp bảo mật, lớp mạng Polygon và lớp thực thi. Mỗi lớp sẽ có một chức năng khác nhau. 

Trong đó, lớp Ethereum và lớp bảo mật đều không phải là yếu tố bắt buộc, còn lớp mạng Polygon và lớp thực thi thì bắt buộc phải có.  

Lớp Ethereum

Là tập hợp các hợp đồng thông minh đang chạy trên chuỗi khối Ethereum, lớp này giúp các nhà phát triển tận dụng tính bảo mật của Lớp 1, nhưng bù lại, tính linh hoạt của lớp này khá thấp. 

Lớp bảo mật

Là một sidechain, hoạt động song song với Lớp 1, thường được dùng để cải thiện tốc độ hoặc khả năng của chuỗi khối. Lớp bảo mật có chức năng “validator as a service”, cho phép các chuỗi Polygon phục vụ như cơ chế chuỗi sự đồng thuận. Lớp này sẽ linh hoạt hơn lớp Ethereum, nhưng tính bảo mật sẽ thấp hơn.

Lớp mạng Polygon

Đây là hệ sinh thái của các mạng blockchain được xây dựng trên Polygon. Mỗi mạng này có cộng đồng riêng và chịu trách nhiệm xử lý sự đồng thuận của cộng đồng và sản xuất các khối để duy trì các chức năng: đối chiếu giao dịch, đồng thuận và sản xuất khối.

Lớp thực thi

Đây là lớp triển khai Máy ảo Ethereum (Ethereum Virtual Machine – EVM) của Polygon, chịu chức năng giải thích và thực hiện các hợp đồng thông minh.

Nhờ cấu trúc độc đáo trên, Polygon có thể giải quyết tốt bài toán mở rộng của Ethereum mà vẫn đảm bảo tính bảo mật và trải nghiệm người dùng tốt. Đồng thời, kiến trúc mạng của Polygon giúp tăng khả năng kết hợp của các chuỗi và kết hợp các tính năng mở rộng khác nhau thay vì chỉ cần chọn một.

Hệ sinh thái Polygon hoạt động như thế nào? 

Chuỗi khối mới của Polygon được xây dựng như một “commit chain” (Chuỗi cam kết)  có thể nội bộ hóa bảo mật mạng của Ethereum bằng cách sử dụng trình xác thực Ethereum. Các chuỗi cam kết cho phép các nhà phát triển tận dụng lợi ích của việc mở rộng quy mô của một chuỗi bên trong khi vẫn có được sự bảo mật của Ethereum.

Nhà phát triển có thể xây dựng hai loại chuỗi khác nhau trên hệ sinh thái Polygon: Stand-Alone Chains (Chuỗi độc lập) và Secured Chains (Chuỗi đảm bảo). 

Các chuỗi độc lập có khả năng tạo các mô hình đồng thuận riêng, tính linh hoạt tốt, nhưng hạn chế về tính bảo mật và độ an toàn so với mô hình đồng thuận của Ethereum. 

Các chuỗi an toàn có thể được bảo mật tốt nhờ Ethereum hoặc nhờ các trình xác thực khác trong hệ sinh thái Polygon, nhưng đổi lại, các chuỗi này sẽ kém linh hoạt hơn so với các chuỗi độc lập. 

Công nghệ của Polygon

  • PoS Chain: Chuỗi Polygon là một sidechain của Ethereum và được bổ sung thêm lớp bảo mật Proof of Stake.
  • Plasma Chain: Là cầu nối giúp mở rộng quy mô bằng cách di chuyển tài sản giữa chuỗi gốc Ethereum và chuỗi con Polygon.
  • ZK rollups: Là một giải pháp sử dụng để gói một số lượng lớn các tác vụ ở chuỗi con thành một giao dịch duy nhất.
  • Optimistic rollups: Một giải pháp chạy trên Ethereum để tạo điều kiện cho các giao dịch gần như tức thì thông qua việc sử dụng “fraud proofs”.

Các tính năng của Polygon Network

  • Swap: Nhà đầu tư có thể Swap, gửi hay nhận bất kỳ tài sản mã hóa nào nào trên mạng lưới cross-chain.
  • Thanh toán: Người dùng có thể giao dịch và thanh toán các tài sản mã hóa một cách nhanh chóng. Các tài sản đó có thể là các token ERC20, ERC721, ETH,..
  • Cung cấp thanh khoản: Polygon sử dụng tính năng Pool Liquidity của 0x để cung cấp tính thanh khoản cho bên thứ 3 tham gia mạng lưới.
  • Hỗ trợ sàn DEX: Matic Network có thể cung cấp giải pháp cho các sàn phi tập trung DEX thực hiện các giao dịch nhanh hơn và rẻ hơn.
  • Tính năng xác thực: Hệ thống Open-Identity trong mạng lưới Matic giúp cho việc giao dịch của nhà đầu tư an toàn hơn.

Tổng quan về Token MATIC – “Đồng tiền” của hệ sinh thái Polygon

Dù cho trải qua lần làm mới thương hiệu, chuyển từ Matic Network sang Polygon vào đầu năm 2021. Polygon vẫn giữ nguyên tên gọi token của mình là MATIC. 

Token MATIC được sử dụng để thanh toán phí gá trên mạng Polygon, tham gia vào việc quản trị và staking. Khi dùng mạng lưới sidechain của Polygon, người dùng sẽ chuyển token ERC-20 qua các cầu chuyển, từ đó có thể tăng tốc độ và giảm mức phí một cách đáng kể. 

Trong tương lai, chúng ta có thể hy vọng Polygon sẽ có thể kết nối với nhiều nền tảng lớp 1 khác như Polkadot, Binance Smart Chain…Khi đó, các nhà phát triển có thể liên kết các dApps khác mạng và tương tác với nhau dễ dàng. 

Người dùng có thể sử dụng nhiều loại ví điện tử để lưu trữ token MATIC như: sử dụng các ví ETH nóng thông dụng: Metamask, Myetherwallet, Mycrypto, Coin98 wallet,… hoặc các ví lạnh: Ledger, Trezor,…

Người dùng cũng có thể mua bán MATIC token trực tiếp trên sàn giao dịch lớn như: Binance, Coinbase Pro, Huobi Global, OKEx, FTX, Uniswap, Balancer,…

Theo thống kê từ trang CoinMarketCapToken, MATIC hiện có giá là $1.83, tổng vốn hóa thị trường là $18.57B USD. 
Có thể thấy, phí gas của Polygon thấp hơn rất nhiều so với Ethereum

Thông tin về token MATIC

  • Token Name: Polygon
  • Ticker: MATIC
  • Blockchain: Ethereum, Polygon
  • Token Standard: ERC-20
  • Contract: 0x7d1afa7b718fb893db30a3abc0cfc608aacfebb0
  • Token Type: Utility
  • Total Supply: 10.000.000.000 MATIC
  • Circulating Supply: 6.105.590.937 MATIC

Token allocation

  • Token Sale: 19%
  • Seed Sale: 2.09%
  • Những thành viên hỗ trợ dự án trong giai đoạn sớm: 1.71%
  • Team: 16%
  • Cố vấn: 4%
  • Quỹ thành lập: 21.86%
  • Hệ sinh thái: 23.33%
  • Phần thưởng Staking: 12%

Đội ngũ nhà sáng lập của Polygon

Hệ sinh thái Polygon ra đời vào năm 2017 bởi 3 nhà sáng lập người Ấn Độ, họ đều là các nhân tài với nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường DeFi. Cố vấn cho dự án bao gồm Hudson Jameson, Ryan Sean Adams, Anthony Sassano, Pete Kim và John Lilic.

Trước khi chuyển sang nền tảng riêng vào năm 2019, đội ngũ của Polygon đã đóng góp rất lớn trong hệ sinh thái Ethereum. Nhóm đã thành công triển khai Plasma MVP, giao thức WalletConnect và công cụ thông báo sự kiện Dagger được sử dụng rộng rãi trên Ethereum.

  • Jaynti Kanani – Đồng sáng lập: Tổng Giám đốc điều hành (CEO) tại Matic Network. Cộng tác viên của Web3, Plasma, Walletconnect. Trước đây, Jaynti là nhà khoa học dữ liệu tại Housing.com.
  • Sandeep Nailwal – Đồng sáng lập: Giám đốc điều hành(COO) tại Matic Network. Lập trình viên Blockchain. Sandeep đã từng là CEO Scopeweaver, CTO của Welspun Group.
  • Anurag Arjun – Đồng sáng lập: Giám đốc sản xuất (CPO) tại Matic Network. Trước đây, Anurag từng giữ vị trí AVP (Quản lý sản phẩm) tại IRIS Business.
  • Mihailo Bjelic – Đồng sáng lập: Hiện đang là Kỹ sư hệ thống thông tin trên Ethereum

Khám phá các mảnh ghép của hệ sinh thái Polygon

AMM DEX

AMM là DEX model được sử dụng nhiều nhất trên Polygon. Trong đó có 3 dự án nổi bật nhất sau đây, theo đánh giá của Dapp. 

Quickswap: đây là một sàn giao dịch phi tập trung dựa trên cơ sở hạ tầng khả năng mở rộng Polygon, giao dịch với tốc độ cực nhanh với phí gas gần như bằng không.

DFYN: đây là một Multi-Chain AMM. Dự án bắt đầu ở Polygon và sẽ mở rộng đến các Blockchain khác như BSC, HEC, AVALANCHE, POLKADOT, ALGORAND.

Sushiswap: đang dần thoát khỏi mẫu AMM để chuyển dần sang một DeFi hub với nhiều tính năng, AMM chỉ là một tính năng trong đó. Sushiswap hiện nay đang hỗ trợ 11 chain, trong đó có Polygon và là một trong những AMM có TVL cao nhất.

Stablecoin

Có 3 stablecoin phổ biến trên Polygon là USDT, USDC và DAI.

Lending & Borrowing

Aave là một dApp cực kỳ nổi bật trên Polygon, chỉ trong tầm một tháng mà Aave đã thu hút được hơn $4B và duy trì TVL gần 5B cho đến thời điểm hiện nay. Một vài Lending Protocol khá tương tự Aave và cũng đang được lòng cộng đồng crypto có thể kể tới là EasyFi, QiDAO, Unilend,…

NFT & GameFi

Cùng với sự hỗ trợ của Polygon Studios, mảng NFT và GameFi hiện đang phát triển khá tích cực, Một vài dự án tiêu biểu là ZED RUN, Loser Chick, Decentraland với số lượng người dùng ổn định hàng tháng. 

Vai trò của hệ sinh thái Polygon đối với chuỗi khối Ethereum

Với kiến trúc hạ tầng độc đáo cùng với công nghệ tiên tiến, Polygon đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Ethereum. 

Polygon giúp Ethereum cải thiện hệ sinh thái bằng cách giải quyết bài toán phí gas cao và tốc độ thông lượng cao hơn. Không chỉ vậy, Polygon với giải pháp mở rộng lớp 2 đã mở rộng lớp cơ sở của mạng Ethereum, góp phần mở rộng dung lượng của kho dữ liệu khối

Polygon cũng tiếp tục hướng tới mục tiêu giảm thiểu các rào cản trong giao dịch tiền ảo bằng cách giảm phí giao dịch xuống mức tối thiểu.

Các nhà phát triển Polygon kỳ vọng tạo ra một thế giới mở và không giới hạn. Trong đó, người dùng có thể tương tác liền mạch với các sản phẩm và dịch vụ phi tập trung mà không cần phải điều hướng qua trung gian hoặc qua các walled garden. 

Có nên đầu tư vào Token MATIC trong tương lai? 

Token MATIC đang được giao dịch ở mức giá $1.86, với tổng vốn hóa thị trường là $18.57B. MATIC hiện tại được dùng chủ yếu với mục đích để staking và trả phí. Do đó, sự phát triển của giao thức gần như song hành với số lượng các dApp lựa chọn sử dụng Polygon. Cho nên, mặc dù Polygon (MATIC) vẫn là một dự án non trẻ nhưng có tiềm năng phát triển khá tốt trong tương lai. 

Các đối thủ “đáng gờm của Polygon có thể kể đến là Polkadot với sự ra mắt của parachain công khai. Bên cạnh đó còn có bản nâng cấp Stargate của Cosmos đã ra mắt của Giao thức truyền thông chuỗi liên kết (Interblockchain Communication Protocol – IBC). Tuy vậy, tính  hiệu quả khi các giao dịch IBC sau khi được kích hoạt trên mạng vẫn cần thời gian trả lời.

Polygon vẫn chỉ là một dự án mới chỉ được ra mắt vào tháng 2 năm 2021. Hiện nay, Polygon vẫn chưa có roadmap phát triển cụ thể, cách thức phát triển cũng như các tính năng được ưu tiên phát triển. Nhưng triển vọng của Polygon trong tương lai là rất khả quan.   

Đội ngũ đằng sau Polygon đang tạo dựng quan hệ đối tác với những công ty như Mogul Productions, Umbria, Atari và OpenPredict. Đây có thể là những công ty dự định tung ra thị trường sản phẩm trên Polygon.

Dù có nhiều ưu điểm vượt trội, Polygon vẫn còn những thách thức và khó khăn nhất định trong tương lai. Đặc biệt là khi ngày ra mắt ETH 2.0 đang tới gần, điều đó có nghĩa là các hạn chế về tốc độ và chi phí trên chuỗi Ethereum đã được giải quyết. Điều này ẩn chứa một nguy cơ rất lớn đến vận mệnh của Polygon trong thời gian tới. Liệu các nhà phát triển có lựa chọn Polygon để xây dựng dApps của mình nữa hay không? 

Chính vì thế, các nhà đầu tư nên cân nhắc thật kỹ về chiến lược và danh mục đầu tư nếu muốn mua token MATIC trong tương lai. 

Hãy tiếp tục theo dõi BlockSolFi để cập nhật các thông tin mới nhất về hệ sinh thái Polygon trong thời gian tới nhé! 

Crypto – đế chế mới trong giới chính trị Mỹ
Thứ Sáu, 11/11/2022

Cuộc chiến giành quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội Mỹ đang diễn ra vô cùng gay cấn và đầy kịch tính. Tính đến thời điểm hiện tại, những vị chính trị gia cấp tiến, tin tưởng vào crypto như Tom Emmer và Bill Foster đều giành được quyền tái đắc cử. Ngoài ra, phe […]

Bitcoin, Ethereum và Dogecoin ‘trượt dài’ ngay thềm Bầu cử giữa kỳ của Mỹ tối ngày 8
Thứ Ba, 08/11/2022

Đêm 8 tháng 11 (theo giờ Việt Nam), cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Quốc hội Mỹ sẽ chính thức diễn ra. Trước thềm cuộc chiến chính trị căng thẳng trên, Bitcoin và các đồng tiền điện tử lớn khác ngay lập tức “nín thở” và giảm mạnh, chờ đợi tin tức tiếp theo. Bitcoin […]

Voyager Digital từ chối lời đề nghị mua lại của FTX vì đó là ‘một thương vụ bất lợi’
Thứ Hai, 25/07/2022

Công ty cho vay tiền điện tử Voyager Digital đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị mua lại của FTX và công ty con Alameda Research vì lý do đây là “một thương vụ bất lợi”, không tối đa hóa giá trị và có thể gây hại đến nhà đầu tư của Voyager. Voyager […]

Các tổ chức lớn bán 236k BTC kể từ khi thảm họa Terra xảy ra hồi tháng 5
Thứ Hai, 25/07/2022

Theo ước tính của công ty phân tích Arcane Research, Tesla chỉ chịu lỗ nhẹ khi bán 75% trữ lượng Bitcoin của mình ở giá 32,209 đô. Trong một chuổi tweet gần đây, nhà phân tích Vetle Lunde của Arcane Research đã tiết lộ số lượng các thể chế tài chính đã bán ồ ạt […]

Ngược dòng lịch sử nhìn lại những thị trường gấu kể từ năm 2011 – Phần 1
Thứ Hai, 18/07/2022

Kể từ khi ra đời, tiền điện tử đã kinh qua nhiều biến động lịch sử cùng vô số mùa thị trường gấu lớn nhỏ. Bitcoin đã trải qua ít nhất một lần giảm xuống ~ 90% và nhiều lần giảm 75%. Ethereum cũng đã chứng kiến nhiều lần thảm hại, với mức giảm hơn […]

Giải thích chi tiết Pioneer NFT – “Tấm vé” để sở hữu một phần hệ sinh thái ISKRA
Thứ Năm, 23/06/2022

Pioneer NFT  & Iskra Kể từ thời buổi bình minh của nền công nghiệp game, quyền sở hữu đã thành một phần quan trọng. Ngay cả trong những ngày đầu tiên của trò chơi kỹ thuật số, trò chơi bạn chơi là phải là CỦA BẠN. Thời học sinh của chúng ta gắn liền với […]

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Phân biệt tiền điện tử và tiền ảo, và quy định pháp lý
Thứ Năm, 09/06/2022

Việt Nam đang tích cực xây dựng bộ khung pháp lý quản lý thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, một trong những vấn đề cần làm rõ là phân biệt các loại tiền kỹ thuật số như thế nào. Dưới đây là trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội của Thống đốc Ngân […]

Rollup đã ‘khơi mào’ cho cuộc chiến Layer 2 như thế nào?
Thứ Hai, 16/01/2023

Rollup là gì mà có thể mở ra “Layer-2 War”. Cùng tìm hiểu qua bối cảnh xuất hiện và vai trò của loại công nghệ này qua bài viết sau đây. Layer 2 từng là chủ đề vô cùng nóng hổi cách đây vài năm khi lần đầu tiên rộ lên chủ đề về khả […]

Dự án Crypto – Sáng tạo và tiền bạc là chưa đủ, làm được hay không mới quan trọng
Thứ Tư, 23/11/2022

Khi phát triển ý tưởng cho một dự án crypto mới, cần hiểu rằng công nghệ mới không đồng nghĩa với một sản phẩm tốt, và mối quan hệ giữa hai yếu tố này là không tương đồng. Ví dụ kinh điển nhất để giải thích cho điều này là iPhone. Mối quan hệ nào […]

5 công cụ phân tích tiền mã hoá phải có nhằm biến ‘gà mờ’ thành dân chuyên
Chủ Nhật, 06/11/2022

Nhờ công nghệ blockchain nên các dữ liệu được công khai. Do đó, nếu tận dụng tốt những công cụ phân tích tiền mã hoá trong thời gian thực, người dùng sẽ mở khoá rất nhiều cơ hội tìm được “hidden gem”. Các công cụ phân tích tiền mã hoá cần phải “nắm trong lòng bàn […]

Sui và Aptos: Ai sẽ là kẻ chiến thắng trên đường đua của Move?
Chủ Nhật, 23/10/2022

Aptos và Sui Blockchain là hai dự án thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới crypto trong thời gian qua khi được giới thiệu như các “blockchain thế hệ mới”, giải mã vấn đề nan giải của những người đi trước. Vậy hai blockchain có nguồn gốc từ “đống tàn tro” của […]

Wash trading NFT là gì? Cách để nhận diện hoạt động gây nhiễu này
Thứ Bảy, 22/10/2022

Thị trường NFT vẫn đang trong giai đoạn còn rất non trẻ kéo theo đó là những hoạt động wash trading không ngừng diễn ra và sôi nổi hơn bao giờ hết. Điều này khiến cho việc định giá một bộ sưu tập NFT dường như là không thể khi mà giá trị giao dịch […]

Khác biệt cốt lõi giữa ‘Token tiện tích’ và ‘Token cổ phần’
Thứ Hai, 17/10/2022

Những khái niệm quen thuộc như coin hay Token tưởng chừng vô cùng cơ bản nhưng gây nên không ít bối rối cho phía nhà đầu tư khi mà trong tiến trình phát triển nhanh chóng của thị trường mã hóa, hầu như các nhà giao dịch đều cảm thấy chúng không có sự khác […]

Cái nhìn ‘méo mó’ về bản chất tốt đẹp của NFT
nft
Thứ Bảy, 15/10/2022

NFT không phải là một dấu hiệu của sự lừa dối hay một mánh lới quảng cáo cường điệu hóa, và ngành công nghiệp NFT không thể rơi vào con đường sai lầm của “nhanh nở, chóng tàn” như nhan nhản các ý tưởng “ăn xổi” thường thấy trong thị trường mã hóa. NFT chỉ […]

NFT, nhu cầu ảo và nguồn cung ảo
Thứ Sáu, 07/10/2022

Nhu cầu vô cùng ảo do NFT tạo nên là nhu cầu phi vật chất đầu tiên trong lịch sử loài người, và nó vẫn đang ở trong tình trạng hỗn loạn, đầy mơ hồ. Bên cạnh đó, nguồn cung của NFT không hề hữu hạn như cách chúng ta vẫn thường lầm tưởng. Bài […]

Tại sao Zero-knowledge Proofs lại quan trọng đến vậy? Ứng dụng và Thách thức
Chủ Nhật, 02/10/2022

Những ai đã từng tìm hiểu qua các loại công nghệ tiêu biểu của blockchain chắc hẳn không mấy xa lạ với khái niệm “Zero-knowledge Proofs”, vốn được ví như món quà may mắn của Web3. Vậy loại công nghệ này cơ bản được sử dụng để làm gì và ứng dụng như thế nào? […]

Stablecoin và sự biến động trong lợi tức
Thứ Năm, 29/09/2022

Chúng ta hãy cùng xem xét lợi suất cho vay stablecoin đối với giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Compound Finance V2 và phân tích xem, hiệu suất lợi nhuận, sự biến động và những yếu tố nào đang thúc đẩy lợi suất cho vay thế chấp các stablecoin thông qua giao […]

Đăng ký newsletter

Blocksolfi là cổng thông tin blockchain cập nhật tin tức thị trường nhanh và chính xác nhất. Đăng ký newsletter của Blocksolfi để không bỏ lỡ các diễn biến quan trọng của thị trường