Gravis Finance và Cuộc cách mạng Cross-chain

Công nghệ Blockchain ra đời vào năm 2009 đã có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của chúng ta. Sự phát triển của các giao thức khác nhau đã đem lại rất nhiều khả năng mới cho công nghệ Blockchain và bên cạnh đó cũng đem lại một số thách thức lớn.
Ethereum, một giao thức phổ biến, hiện đang gặp phải các vấn đề về khả năng mở rộng và phí giao dịch. Cosmos và Polka Dot được thiết kế để giao dịch chéo (cross-chain exchange) vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Các giao thức hiện tại có thể được so sánh với một nhóm máy tính hoạt động độc lập, không có tính kết nối với nhau. Mỗi nền tảng tuy có một số hoạt động và chức năng nổi trội, nhưng họ hoàn toàn “mù tịt” về những người hàng xóm của mình.
Để tiếp tục phát triển Blockchain, chúng ta cần phát triển những ý tưởng mới. Việc Blockchain có nở rộ trong tương lai sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc phát triển các ứng dụng phi tập trung cho phép hoán đổi chuỗi chéo (cross-chain swap).
Và Gravis Finance, một nền tảng đa chuỗi có tiềm năng thực hiện điều này. Bởi Gravis Finance không chỉ cho phép người dùng swap bên trong mạng mà còn cung cấp giao dịch giữa các mạng với nhau.
Vậy công nghệ Cross-chain của hệ sinh thái Gravis Finance có gì nổi bật? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong các mục dưới đây.
Simple Bridge Gravis Heco-BSC
Cách thức trao đổi chuỗi chéo đơn giản nhất mà Gravis Finance cung cấp có thể kể tới là “cầu nối” (bridge) giữa mạng Huobi Eco Chain và Binance Smart Chain. Cây cầu này được xây dựng trên các cặp stablecoin, cụ thể là Heco-Peg USDT và USDT (bep-20).

Khi một người dùng gửi một số lượng stablecoin trên mạng Huobi Eco Chain đến Gravis Planck Hub. Hub sẽ nhìn thấy giao dịch này, đóng băng token của người dùng trên mạng Huobi Eco Chain và gửi một lượng token tương ứng cho người dùng trên mạng Binance Smart Chain.
Cách thức trao đổi có thể thực hiện qua lại trên cây cầu, tức là trao đổi ngược lại từ mạng BSC đến mạng Heco.
Bạn có thể hình dung “Simple Bridge” qua giản đồ trong hình 1.

Poly Network Bridge trong một khối
Hình ảnh dưới đây mô tả cách thức hoạt động của Poly Network Bridge:

Trong đó:
• RELAYER là lớp chuyển tiếp.
• POLY_CHAIN là Poly Chain.
• DST_CHAIN_1 là chuỗi đích đầu tiên.
• DST_CHAIN_2 là chuỗi đích thứ hai.
Cách thức hoạt động của Poly Network Bridge
1. Một giao dịch cross-chain nguyên tử Xato được bắt đầu trên SRC Chain, được gọi là hợp đồng quản lý chuỗi chéo (cross-chain management contract) trên chuỗi nguồn SRC.
2. RELAYER gửi một giao dịch trên DST_CHAIN_1 để thực hiện giai đoạn chuẩn bị của Q1 thông qua hoạt động ghi. Sau đó, hợp đồng quản lý chuỗi chéo trên DST_CHAIN_1 sẽ xác thực giao dịch cross-chain và thực hiện nó.
3. Khi việc thực thi trong DST_CHAIN_1 thành công, function “Prepare” trong giai đoạn hai sẽ khóa tất cả các tài nguyên liên quan và trả về lệnh “success”, tức hoạt động này đã được hoàn thành. Lệnh “success” của giai đoạn Prepare (Chuẩn bị) Q1 được đồng bộ hóa với Poly Chain, có nghĩa là tất cả các tài nguyên liên quan đều bị khóa và ở giai đoạn tiếp theo, giai đoạn “Commit” (Cam kết) sẽ không bao giờ thất bại.
4. RELAYER gửi một giao dịch trên DST_CHAIN_2 để thực hiện giai đoạn chuẩn bị của Q2 thông qua hoạt động ghi. Sau đó, hợp đồng quản lý chuỗi chéo trên DST_CHAIN_2 sẽ xác thực giao cross-chain nguyên tử và thực hiện nó.
5. Tương tự như trong DST_CHAIN_1, việc thực thi trong DST_CHAIN_2 thành công và function “Prepare” sẽ khóa tất cả các tài nguyên liên quan và thông báo đã hoàn thành việc khóa tài nguyên. Lệnh “success” của giai đoạn Prepare (Chuẩn bị) Q2 được đồng bộ hóa với Poly Chain, có nghĩa là tất cả các tài nguyên liên quan đều bị khóa và giai đoạn Commit tiếp theo sẽ không bao giờ thất bại.
6. Trên Poly Chain, RELAYER nhận được bằng chứng (proof) các giai đoạn Prepare trên tất cả các chuỗi đích đều thành công.
7. RELAYER gửi một giao dịch với bằng chứng trước đó trên DST_CHAIN_1 để thực hiện giai đoạn Commit của Q1.
8. RELAYER gửi một giao dịch với bằng chứng trước đó trên DST_CHAIN_2 để thực hiện giai đoạn Commit của Q2.
Gravis Cross-chain Swap
Người dùng có thể thực hiện cross-chain swap không chỉ giữa các stablecoin mà còn giữa bất kỳ token nào được liệt kê trên Gravis Finance Exchange (Gswap).
Bạn có thể xem cách thức hoạt động của Gravis Crosschain Swap trong hình bên dưới.

- Người dùng được chuyển đến giao diện cross-chain swap.
- Người dùng chọn một loại token muốn gửi đi và một loại token muốn nhận và xác nhận giao dịch.
- Nút Exchange sẽ tự động thực hiện tất cả các thao tác cần thiết, và sau đó người dùng sẽ swap được token mình mong muốn.
Những thách thức của Gravis trong tương lai
Ở giai đoạn đầu, Gravis Finance tập trung xây dựng Cross-chain Bridge giữa Huobi Eco Chain và Binance Smart Chain, là các mạng phổ biến nhất chỉ sau Ethereum.
Trong tương lai, Gravis sẽ mở rộng chức năng này sau khi bổ sung các mạng khác vào trong hệ sinh thái.
Một trong những thách thức lớn của Gravis là việc tạo ra một trung tâm lưu trữ stablecoin từ nhiều mạng lưới, và duy trì đủ mức thanh khoản.
Về giải pháp, Gravis hứa hẹn sẽ tiếp tục tìm kiếm các cách tiếp cận khác nhau để xây dựng Cross-chain Bridge giữa các blockchain một cách tổng quát nhất, thực tế nhất để biến điều này thành hiện thực.
Cập nhật thông tin về dự án Gravis Finance