Hệ sinh thái Cosmos (ATOM) và tham vọng mở ra kỷ nguyên blockchain 3.0

solfi_admin Thứ Sáu, 28/01/2022

Trước những hạn chế của blockchain như khả năng mở rộng, phí gas, và khả năng tương tác đã thúc đẩy sự ra đời của rất nhiều giải pháp của các hệ sinh thái nổi bật như Solana, Near, Avalanche, Fantom,… Trong đó, hệ sinh thái Cosmos (ATOM) đang thu hút được nhiều sự chú ý của cộng đồng nhà đầu tư nhờ mô hình “Internet of blockchain”. Hãy cùng BlockSolFi tìm hiểu chi tiết về hệ sinh thái này trong bài viết sau nhé! 

Hệ sinh thái Cosmos (ATOM) là gì và giải quyết vấn đề gì? 

Cosmos là một hệ sinh thái được xây dựng nhằm liên kết các mạng blockchain riêng biệt với nhau, để tạo thành một mạng lưới internet của blockchain. Nhờ vậy, Cosmos sẽ có thể giải quyết các hạn chế của blockchain hiện tại. Với mục tiêu trở thành “Internet of Blockchains”, Cosmos phát triển cơ chế đồng thuận Tendermint BFT giúp các blockchain có thể tương tác, chia sẻ dữ liệu với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng. 

Hệ sinh thái Cosmos (ATOM)

Cosmos giải quyết 3 vấn đề: 

Khả năng mở rộng: Bitcoin, Ethereum và các blockchain hiện tại quá chậm. Cosmos đưa ra cách giải quyết là tạo ra các Zone (các blockchain nhỏ khác) dựa trên Cosmos SDK.

Khả năng nâng cấp: Ở Ethereum, fork EVM thì sẽ ra một bản sao giống hệt như EVM. Còn với Cosmos SDK, dự án có thể xây dựng linh hoạt theo nhiều hướng hơn. Điều này giúp dự án phát triển các App Chain tốt hơn. Bên cạnh đó, khi nâng cấp Blockchain hay Ethereum đã xảy ra vấn đề hard fork, ví dụ như Ethereum bị tách thành ETH và ETC. Cosmos hướng tới việc tạo ra một nền tảng duy nhất phù hợp với tất cả các trường hợp sử dụng.

Khả năng tương tác: Các Blockchain không thể tương tác với nhau thuận lợi vì phải tạo quá nhiều cầu nối đơn lẻ. Cosmos tạo 1 cầu nối IBC (Connecting Blockchains Together) giúp kết nối các blockchain đơn lẻ với nhau. Như vậy, các giao dịch token trên các blockchain khác nhau có thể được thực hiện trên 1 nền tảng duy nhất. 

Cosmos hướng tới việc tạo ra một hệ sinh thái blockchain với cơ chế đồng thuận Tendermint BFT, các Blockchain được xây dựng trên Cosmos vẫn giữ được chủ quyền của chúng trong khi tương tác với các Blockchain khác.

Nhìn lại vũ trụ blockchain từ 1.0 đến 3.0 

Kỷ nguyên Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán

Đây chính là phiên bản sơ khai và đầu tiên của blockchain. Ứng dụng chính của phiên bản này là tiền điện tử: bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. 

Bitcoin ra đời vào năm 2008, cũng chính là ứng dụng đầu tiên và phổ biến nhất của blockchain thời đó. Nhờ có công nghệ blockchain, người dùng có thể trao đổi tài sản số qua lại an toàn, bảo mật và ẩn danh.

Chẳng bao lâu sau, mọi người bắt đầu nhận ra tiềm năng của các ứng dụng phi tập trung và có mong muốn tạo ra các dự án mới trên blockchain.

Kỷ nguyên Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường

Blockchain 2.0 cho thấy tính ứng dụng thực tiễn trong việc xử lý tài chính và ngân hàng. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.

Năm 2014, sự ra đời của Ethereum với smart contract và Máy ảo Ethereum đã đưa blockchain lên một tầm cao mới. Các nhà phát triển cũng đã có thể xây dựng dự án của mình trên một blockchain duy nhất. Cách tiếp cận mới của Ethereum cho phép hàng nghìn nhà phát triển bắt đầu xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApps). 

Với mục đích cho phép trao đổi tiền ảo và loại bỏ vai trò của nhân viên thống kê, kế toán và bảo mật mà bitcoin là đại diện cho blockchain thế hệ thứ nhất ra đời. Ethereum lại làm được hơn thế đó là cho người dùng tự tạo những hợp đồng thông minh Ethereum gọi đó là Smart-contract và hợp đồng này sẽ được kiểm soát bởi các phương tiện kỹ thuật số nhằm thực thi các điều khoản hợp đồng một cách tự động và đáng tin cậy khi đáp ứng đủ các điều khoản cho trước mà không cần sự can thiệp từ bên thứ ba..

Tuy nhiên, những hạn chế của phương pháp này đã sớm trở nên rõ ràng và vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Giới hạn số 1: Khả năng mở rộng

Hạn chế đầu tiên là mở rộng quy mô. Các ứng dụng phi tập trung được xây dựng trên Ethereum bị hạn chế bởi tốc độ chia sẻ là 15 giao dịch mỗi giây. Điều này là do thực tế là Ethereum vẫn sử dụng Proof-of-Work và các dApp Ethereum cạnh tranh cho các tài nguyên hạn chế của một blockchain duy nhất.

Giới hạn số 2: Khả năng sử dụng

Hạn chế thứ hai là tính linh hoạt tương đối thấp được cấp cho các nhà phát triển. Vì EVM được ví như là một chiếc hộp chứa tất cả các trường hợp sử dụng, nên nó tối ưu hóa cho trường hợp sử dụng ở mức trung bình. Điều này có nghĩa là các nhà phát triển phải thỏa hiệp về thiết kế và hiệu quả của ứng dụng của họ (ví dụ: yêu cầu sử dụng mô hình tài khoản trong nền tảng thanh toán mà mô hình UTXO có thể được ưu tiên hơn). Trong số những thứ khác, chúng bị giới hạn ở một số ngôn ngữ lập trình và không thể triển khai thực thi tự động mã.

Giới hạn số 3: Chủ quyền

Hạn chế thứ ba là mỗi ứng dụng bị giới hạn trong chủ quyền, bởi vì tất cả chúng đều chia sẻ cùng một môi trường cơ bản. Về cơ bản, điều này tạo ra hai lớp quản trị: của ứng dụng và của môi trường cơ bản. Cái trước bị giới hạn bởi cái sau. Nếu có lỗi trong ứng dụng, không thể làm gì được nếu không có sự chấp thuận của ban quản trị nền tảng Ethereum. Nếu ứng dụng yêu cầu một tính năng mới trong EVM, thì nó lại phải hoàn toàn dựa vào sự quản lý của nền tảng Ethereum để chấp nhận nó.

Những hạn chế này không dành riêng cho Ethereum mà dành cho tất cả các blockchain đang cố gắng tạo ra một nền tảng duy nhất phù hợp với tất cả các trường hợp sử dụng. 

Đó chính là khi, Cosmos với công nghệ của mình hứa hẹn sẽ giải quyết tốt vấn đề trên và mở ra một vũ trụ blockchain, đánh dấu sự ra đời của blockchain 3.0 

Hệ sinh thái Cosmos và khao khát xây dựng vũ trụ blockchain 3.0 

Mục tiêu của Cosmos là giúp các nhà phát triển tạo blockchains dễ dàng hơn và vượt qua các rào cản giữa các blockchains bằng cách cho phép chúng tương tác với nhau.

Từ đó tạo ra một mạng lưới blockchain có khả năng giao tiếp với nhau theo cách phi tập trung. Với Cosmos, các blockchain có thể duy trì chủ quyền, xử lý giao dịch nhanh chóng và trao đổi dữ liệu với các blockchain khác trong hệ sinh thái làm cho nó trở nên tối ưu.

Điểm nổi bật nhất của Cosmos so với các Blockchain khác đó là về công nghệ. Giải pháp Internet of Blockchain đã tồn tại ở nhiều blockchain khác nhau như Polkadot, Avalanche, Polygon – những hệ sinh thái có sự phát triển tốt và có mặt trong top 15 cái tên nổi bật nhất thị trường tiền số. Thế nhưng, cách xây dựng vũ trụ blockchain của Cosmos rất khác. 

Cosmos phát triển các blockchain nhỏ của mình từ 4 năm trước, sau đó mới xây cầu nối để gắn kết chúng lại với nhau. Vào thời điểm Cosmos hoàn thành IBC Bridge vào tháng 3/2021, Cosmos đã chính thức hoàn thiện vũ trụ blockchain của mình, sẵn sàng mở ra một kỷ nguyên blockchain đa vũ trụ trên hệ sinh thái của mình. 

Để hiện thực hóa tầm nhìn đó, Cosmos đã trải qua chặng đường 4 năm với sự phát triển về mặt công nghệ tiên tiến như Tendermint, Cosmos SDK và IBC. Cho nên, có thể nói, nếu xét về mặt kỹ thuật và công nghệ, Cosmos có được sự tiến bộ khá nổi trội so với đám đông còn lại. 

Cơ chế hoạt động của Cosmos

Cosmos là dự án được phát triển bởi nhiều thành viên có chuyên môn kỹ thuật cao trong lĩnh vực crypto như: 

  • Jae Kwon: là người đầu tiên nghiên cứu công nghệ Byzantine Fault Tolerance (BFT) và là CEO của Tendermint.
  • Ethan Buchman: hợp tác cùng Jae Kwon để phát triển Tendermint, là nhà khoa học nghiên cứu tại đại học Guelph, Đồng sáng lập và CTO Tendermint.

Cosmos Network bao gồm mạng chính blockchain Proof of Stake và các blockchain tùy chỉnh được gọi là Zones. Các Zones sẽ chuyển giá trị cho nhau thông qua IBC (Internet -blockchain Communication) và Peg-Zones trong khi vẫn giữ tính riêng tư của từng Blockchain.

Cosmos Hub sẽ hoạt động như một sổ cái trung tâm cho các blockchains tương thích được gọi là Zones. Mỗi Zone có khả năng tùy chỉnh cao, cho phép các nhà phát triển thiết kế tiền mã hóa của riêng họ, với validator tùy chỉnh và các tính năng khác. 

Tất cả những thứ này hoạt động cùng nhau bằng cách sử dụng Tendermint, cơ chế đồng thuận tùy chỉnh của Cosmos và giao diện ứng dụng chung. Tất cả các khoản phí giao dịch trong Cosmos đều được thanh toán bằng token ATOM.

Mạng Cosmos được chia thành ba layer (lớp) khác nhau:

  • Networking (kết nối mạng): Cho phép xác nhận giao dịch và các thông báo đồng thuận khác giao tiếp với các blockchains trung tâm.
  • Application (ứng dụng): Cập nhật mạng về trạng thái mới của các giao dịch và số dư.
  • Consensus (đồng thuận): Tổ chức các nút theo cách chúng đồng ý về việc thêm các giao dịch mới

Giải mã các công nghệ đằng sau của Cosmos 

Cosmos network kết hợp tất cả các nền tảng blockchain bằng cách tận dụng các lợi thế của Tendermint và Inter-Blockchain Communication Protocol (IBC – giao thức truyền thông liên khối). Các dự án được tích hợp vào Cosmos Network có thể trao đổi token lẫn nhau.

Có 3 thành phần chính trong mạng lưới Cosmos:

Tendermint Core

Để xây dựng blockchain sẽ cần phải xây dựng cả ba lớp Networking – Consensus – Application (Mạng – sự đồng thuận – Ứng dụng) ngay từ đầu. Điều này tốn khá nhiều thời gian và công sức. 

Ethereum với giải pháp sử dụng Máy ảo Ethereum cùng với hợp đồng thông minh đã giúp đơn giản hóa quá trình phát triển các ứng dụng phi tập trung. Tuy nhiên, nó không đơn giản hóa sự phát triển của các blockchain. Giống như Bitcoin, Ethereum vẫn là một công nghệ nguyên khối rất khó phân tách và tùy chỉnh.

Tendermint là phần mềm open-source (mã nguồn mở) khởi chạy các blockchains, cho phép developer (dev – nhà phát triển) có thể viết ứng dụng bằng bất kỳ ngôn ngữ nào chính là lời giải cho bài toán trên. Tendermint đã có sẵn layer Networking và Consensus. Vì thế, khi các nhà phát triển blockchain sử dụng Tendermint, họ sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian và tài nguyên vì chỉ cần tập trung vào layer Application. 

Ngoài ra, Tendermint sử dụng thuật toán đồng thuận Byzantine Fault Tolerance (BFT). Với hệ thống BFT, blockchain có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khi một số node bị lỗi hoặc thực hiện hành động gây hại cho mạng chung. Thuật toán này phù hợp các các Public Blockchain có cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS). 

Như vậy việc sử dụng Tendermint BFT sẽ giúp blockchain có thể: 

  • Sử dụng để xây dựng cả blockchain công khai lẫn riêng tư.
  • Hiệu suất cao: Tendermint BFT có thể có thời gian khối theo thứ tự là 1 giây và xử lý lên đến hàng nghìn giao dịch mỗi giây.
  • Instant finality( Hoàn tất ngay lập tức): Người dùng có thể chắc chắn rằng các giao dịch của họ được hoàn tất ngay sau khi một khối được tạo (điều này không xảy ra trong các blockchain Proof-of-Work như Bitcoin và Ethereum).
  • Bảo mật: Sự đồng thuận của Tendermint không chỉ có khả năng chịu lỗi mà còn có trách nhiệm.

Internet-Blockchain Communication Protocol (IBC)

IBC hoạt động tương tự như giao thức TCP/IP cho các Blockchain trên mạng lưới hoạt động cùng với nhau. IBC tận dụng đặc tính cuối cùng tức thì của sự đồng thuận Tendermint để cho phép các chuỗi không đồng nhất chuyển giá trị (tức là token) hoặc dữ liệu cho nhau.

Cho nên, nó cho phép các blockchain không đồng nhất có thể chuyển các token và dữ liệu qua lại, đồng nghĩa là các blockchain với các ứng dụng và validator khác nhau vẫn tương tác được với nhau.

Cosmos SDK

Cosmos SDK là một framework có chức năng đơn giản hóa quá trình xây dựng các blockchain bảo mật nằm trên cùng của Tendermint BFT. Cosmos SDK cho phép các nhà phát triển dễ dàng tạo ra các blockchain dành riêng cho ứng dụng mà không cần phải code từng chức năng nhỏ lại từ đầu

Đây được xem như một framework giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng blockchain cho các nhà phát triển. Các tính năng chính của SDK là:

  • Module: Sử dụng các module SDK để điều chỉnh blockchain theo các nhu cầu.
  • Khả năng mở rộng: Chạy các chain song song để phù hợp với nhu cầu mở rộng giao dịch của người dùng.
  • Khả năng tương tác: Trao đổi token và tương tác với các blockchain khác trong Cosmos bằng module IBC.
  • Bảo mật cao: Trình kiểm soát truy cập ứng dụng blockchain giúp tránh các module độc hại.
  • Cơ chế Proof-Of-Stake: Sử dụng module Cosmos PoS làm tăng tính bảo mật cho các blockchain.
  • Chủ quyền: Đề xuất các thay đổi và bỏ phiếu về các nâng cấp blockchain với module quản trị.
  • Nguồn mở: Cùng nhau xây dựng cộng đồng developer Cosmos không tốn phí.

Tìm hiểu về token ATOM 

ATOM là token được tạo ra từ hệ sinh thái Cosmos, chính xác hơn là ở Cosmos Hub, có chức năng thanh toán phí giao dịch, duy trì bảo mật mạng, làm phần thưởng hoặc bỏ phiếu cho các quyết định quản trị. 

ATOM được cung cấp qua cơ chế ICO và không có giới hạn nguồn cung. Điều này khiến cho ATOM dễ bị lạm phát. Tỷ lệ lạm phát sẽ được điều chỉnh theo thời gian dựa trên số tiền stake và số lượng staker

Thông tin về Token ATOM:

  • Marketcap: $2.2B.
  • FDV: $5.4B.
  • Rank: 51.
  • Giá ATH: $22.36 (21/3/2021).
  • Giá ATL: $0.12 (13/8/2020).
  • Circulating Supply: 417,417,647 ATOM.
  • Sàn list ATOM: Binance, Okex, Huobi, Kucoin,…

Token Allocation 

  • 67.86% tương đương 12,000,000 ATOM dành cho Public Fundraiser
  • 5.08% tương đương 16,618,400 ATOM dành cho Seed Ground (vòng hạt giống)
  • 7.03% tương đương 160,293,050 ATOM dành cho Strategic (vòng chiến lược)
  • 10.3% tương đương 29,690,755 ATOM dành cho Đội ngũ Tendermint
  • 10% tương đương 23,619,896 dành cho Nhà sáng lập Interchain

Các mảnh ghép của hệ sinh thái Cosmos 

Cosmos là hệ sinh thái phát triển theo mô hình Internet of Blockchain đầu tiên trên thị trường, vì vậy số lượng Dapp trong Cosmos rất lớn. Hiện có đến 262 dApps đang phát triển bên trong hệ sinh thái Cosmos. Một số Dapp nổi bật có thể kể đến như Terra (LUNA), Thorchain, Kava, Injectives,…

Sau khi hoàn thiện mô hình Internet of Blockchain, Cosmos đã cập nhật về những cột mốc quan trọng trong thời gian sắp tới của mình

  • Cross-chain Protocol trên Cosmos.
  • Staking Derivatives cho ATOM token.
  • Interchain Staking để tăng tính bảo mật cho toàn bộ hệ sinh thái Cosmos.

Liệu Cosmos (ATOM) có thực sự tiềm năng để đầu tư?

Bên cạnh việc sở hữu công nghệ sáng tạo như đã đề cập ở phía trên, Cosmos còn rất nhiều điểm sáng thu hút nhà đầu tư. Đáng kể đến là đội ngũ nhà đầu tư của Cosmos đều là những nhà đầu tư lâu năm trong thị trường crypto như SNX Holdings, Dragonfly Capital Partners, KR1, Cyber Fund, Interchain, Tendermint, Tendermint Ventures, Chorus One, Figment, P2P validator, Citadel,…

Thêm vào đó dự án COSMOS hiện đang được “chống lưng” bởi một số quỹ đầu tư lớn như Paradigm và Bain Capital. Tổ chức Interchain Foundation của Thụy Sĩ cũng được cho là đã hợp tác phát triển cùng dự án này.

Không chỉ vậy, toàn bộ hệ sinh thái Cosmos thuộc Blockchain PoS (Proof-of-Stake), do đó nhiều Quỹ ngoài việc đầu tư ra thì cũng trở thành Validator trong hệ sinh thái của Cosmos. Đây đều là những nhà đầu tư dài hạn với có mối liên kết sâu sắc với dự án.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của Cosmos không phải về công nghệ, kỹ thuật hay vốn đầu tư, mà là tính ứng dụng của token ATOM.  Toàn bộ giá trị trên Cosmos hầu như không được đưa về cho ATOM token, do đó ATOM dù tốt hơn, vẫn có vẻ khá lép vế so với các đối thủ như DOT, AVAX, MATIC.

Cosmos dù có lợi thế dẫn đầu về công nghệ, nhưng lại là “kẻ đứng sau” về vốn hóa khi thua thiệt về mặt thứ hạng khi so kè với những cái tên mới nổi trên thị trường crypto như Chainlink, Avalanche và Polkadot hoặc giải pháp mở rộng lớp 2 – Polygon. Nếu không có những sự thay đổi phù hợp, chẳng mấy chốc khoảng cách về công nghệ sẽ ngày càng bị đối thủ rút ngắn lại. Khi đó Cosmos cũng sẽ là một trong vô vàn các hệ sinh thái đang loay hoay tìm chỗ đứng trong thị trường mà thôi. 

Hãy cùng BlockSolFi chờ xem Cosmos sẽ có những bước tiến như thế nào trong thời gian tới, để tận dụng ưu thế dẫn đầu để vươn lên top 10, hay top 5, xứng đáng với tầm nhìn và công nghệ đổi mới sáng tạo của mình. 

Theo dõi BlockSolFi để tìm hiểu thêm nhiều hệ sinh thái đặc biệt giúp hoàn thiện vũ trụ crypto nhé! 

Rollup đã ‘khơi mào’ cho cuộc chiến Layer 2 như thế nào?
Thứ Hai, 16/01/2023

Rollup là gì mà có thể mở ra “Layer-2 War”. Cùng tìm hiểu qua bối cảnh xuất hiện và vai trò của loại công nghệ này qua bài viết sau đây. Layer 2 từng là chủ đề vô cùng nóng hổi cách đây vài năm khi lần đầu tiên rộ lên chủ đề về khả […]

Dự án Crypto – Sáng tạo và tiền bạc là chưa đủ, làm được hay không mới quan trọng
Thứ Tư, 23/11/2022

Khi phát triển ý tưởng cho một dự án crypto mới, cần hiểu rằng công nghệ mới không đồng nghĩa với một sản phẩm tốt, và mối quan hệ giữa hai yếu tố này là không tương đồng. Ví dụ kinh điển nhất để giải thích cho điều này là iPhone. Mối quan hệ nào […]

5 công cụ phân tích tiền mã hoá phải có nhằm biến ‘gà mờ’ thành dân chuyên
Chủ Nhật, 06/11/2022

Nhờ công nghệ blockchain nên các dữ liệu được công khai. Do đó, nếu tận dụng tốt những công cụ phân tích tiền mã hoá trong thời gian thực, người dùng sẽ mở khoá rất nhiều cơ hội tìm được “hidden gem”. Các công cụ phân tích tiền mã hoá cần phải “nắm trong lòng bàn […]

Sui và Aptos: Ai sẽ là kẻ chiến thắng trên đường đua của Move?
Chủ Nhật, 23/10/2022

Aptos và Sui Blockchain là hai dự án thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới crypto trong thời gian qua khi được giới thiệu như các “blockchain thế hệ mới”, giải mã vấn đề nan giải của những người đi trước. Vậy hai blockchain có nguồn gốc từ “đống tàn tro” của […]

Wash trading NFT là gì? Cách để nhận diện hoạt động gây nhiễu này
Thứ Bảy, 22/10/2022

Thị trường NFT vẫn đang trong giai đoạn còn rất non trẻ kéo theo đó là những hoạt động wash trading không ngừng diễn ra và sôi nổi hơn bao giờ hết. Điều này khiến cho việc định giá một bộ sưu tập NFT dường như là không thể khi mà giá trị giao dịch […]

Khác biệt cốt lõi giữa ‘Token tiện tích’ và ‘Token cổ phần’
Thứ Hai, 17/10/2022

Những khái niệm quen thuộc như coin hay Token tưởng chừng vô cùng cơ bản nhưng gây nên không ít bối rối cho phía nhà đầu tư khi mà trong tiến trình phát triển nhanh chóng của thị trường mã hóa, hầu như các nhà giao dịch đều cảm thấy chúng không có sự khác […]

Cái nhìn ‘méo mó’ về bản chất tốt đẹp của NFT
nft
Thứ Bảy, 15/10/2022

NFT không phải là một dấu hiệu của sự lừa dối hay một mánh lới quảng cáo cường điệu hóa, và ngành công nghiệp NFT không thể rơi vào con đường sai lầm của “nhanh nở, chóng tàn” như nhan nhản các ý tưởng “ăn xổi” thường thấy trong thị trường mã hóa. NFT chỉ […]

NFT, nhu cầu ảo và nguồn cung ảo
Thứ Sáu, 07/10/2022

Nhu cầu vô cùng ảo do NFT tạo nên là nhu cầu phi vật chất đầu tiên trong lịch sử loài người, và nó vẫn đang ở trong tình trạng hỗn loạn, đầy mơ hồ. Bên cạnh đó, nguồn cung của NFT không hề hữu hạn như cách chúng ta vẫn thường lầm tưởng. Bài […]

Tại sao Zero-knowledge Proofs lại quan trọng đến vậy? Ứng dụng và Thách thức
Chủ Nhật, 02/10/2022

Những ai đã từng tìm hiểu qua các loại công nghệ tiêu biểu của blockchain chắc hẳn không mấy xa lạ với khái niệm “Zero-knowledge Proofs”, vốn được ví như món quà may mắn của Web3. Vậy loại công nghệ này cơ bản được sử dụng để làm gì và ứng dụng như thế nào? […]

Stablecoin và sự biến động trong lợi tức
Thứ Năm, 29/09/2022

Chúng ta hãy cùng xem xét lợi suất cho vay stablecoin đối với giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Compound Finance V2 và phân tích xem, hiệu suất lợi nhuận, sự biến động và những yếu tố nào đang thúc đẩy lợi suất cho vay thế chấp các stablecoin thông qua giao […]

Rollup đã ‘khơi mào’ cho cuộc chiến Layer 2 như thế nào?
Thứ Hai, 16/01/2023

Rollup là gì mà có thể mở ra “Layer-2 War”. Cùng tìm hiểu qua bối cảnh xuất hiện và vai trò của loại công nghệ này qua bài viết sau đây. Layer 2 từng là chủ đề vô cùng nóng hổi cách đây vài năm khi lần đầu tiên rộ lên chủ đề về khả […]

Dự án Crypto – Sáng tạo và tiền bạc là chưa đủ, làm được hay không mới quan trọng
Thứ Tư, 23/11/2022

Khi phát triển ý tưởng cho một dự án crypto mới, cần hiểu rằng công nghệ mới không đồng nghĩa với một sản phẩm tốt, và mối quan hệ giữa hai yếu tố này là không tương đồng. Ví dụ kinh điển nhất để giải thích cho điều này là iPhone. Mối quan hệ nào […]

5 công cụ phân tích tiền mã hoá phải có nhằm biến ‘gà mờ’ thành dân chuyên
Chủ Nhật, 06/11/2022

Nhờ công nghệ blockchain nên các dữ liệu được công khai. Do đó, nếu tận dụng tốt những công cụ phân tích tiền mã hoá trong thời gian thực, người dùng sẽ mở khoá rất nhiều cơ hội tìm được “hidden gem”. Các công cụ phân tích tiền mã hoá cần phải “nắm trong lòng bàn […]

Sui và Aptos: Ai sẽ là kẻ chiến thắng trên đường đua của Move?
Chủ Nhật, 23/10/2022

Aptos và Sui Blockchain là hai dự án thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới crypto trong thời gian qua khi được giới thiệu như các “blockchain thế hệ mới”, giải mã vấn đề nan giải của những người đi trước. Vậy hai blockchain có nguồn gốc từ “đống tàn tro” của […]

Wash trading NFT là gì? Cách để nhận diện hoạt động gây nhiễu này
Thứ Bảy, 22/10/2022

Thị trường NFT vẫn đang trong giai đoạn còn rất non trẻ kéo theo đó là những hoạt động wash trading không ngừng diễn ra và sôi nổi hơn bao giờ hết. Điều này khiến cho việc định giá một bộ sưu tập NFT dường như là không thể khi mà giá trị giao dịch […]

Khác biệt cốt lõi giữa ‘Token tiện tích’ và ‘Token cổ phần’
Thứ Hai, 17/10/2022

Những khái niệm quen thuộc như coin hay Token tưởng chừng vô cùng cơ bản nhưng gây nên không ít bối rối cho phía nhà đầu tư khi mà trong tiến trình phát triển nhanh chóng của thị trường mã hóa, hầu như các nhà giao dịch đều cảm thấy chúng không có sự khác […]

Cái nhìn ‘méo mó’ về bản chất tốt đẹp của NFT
nft
Thứ Bảy, 15/10/2022

NFT không phải là một dấu hiệu của sự lừa dối hay một mánh lới quảng cáo cường điệu hóa, và ngành công nghiệp NFT không thể rơi vào con đường sai lầm của “nhanh nở, chóng tàn” như nhan nhản các ý tưởng “ăn xổi” thường thấy trong thị trường mã hóa. NFT chỉ […]

NFT, nhu cầu ảo và nguồn cung ảo
Thứ Sáu, 07/10/2022

Nhu cầu vô cùng ảo do NFT tạo nên là nhu cầu phi vật chất đầu tiên trong lịch sử loài người, và nó vẫn đang ở trong tình trạng hỗn loạn, đầy mơ hồ. Bên cạnh đó, nguồn cung của NFT không hề hữu hạn như cách chúng ta vẫn thường lầm tưởng. Bài […]

Tại sao Zero-knowledge Proofs lại quan trọng đến vậy? Ứng dụng và Thách thức
Chủ Nhật, 02/10/2022

Những ai đã từng tìm hiểu qua các loại công nghệ tiêu biểu của blockchain chắc hẳn không mấy xa lạ với khái niệm “Zero-knowledge Proofs”, vốn được ví như món quà may mắn của Web3. Vậy loại công nghệ này cơ bản được sử dụng để làm gì và ứng dụng như thế nào? […]

Stablecoin và sự biến động trong lợi tức
Thứ Năm, 29/09/2022

Chúng ta hãy cùng xem xét lợi suất cho vay stablecoin đối với giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Compound Finance V2 và phân tích xem, hiệu suất lợi nhuận, sự biến động và những yếu tố nào đang thúc đẩy lợi suất cho vay thế chấp các stablecoin thông qua giao […]

Đăng ký newsletter

Blocksolfi là cổng thông tin blockchain cập nhật tin tức thị trường nhanh và chính xác nhất. Đăng ký newsletter của Blocksolfi để không bỏ lỡ các diễn biến quan trọng của thị trường