Hệ sinh thái Fantom (FTM) là gì? Liệu Fantom có thực sự là điểm đến lý tưởng cho DeFi?

solfi_admin Thứ Hai, 07/02/2022

Hệ sinh thái Fantom (FTM) là một trong những hệ sinh thái nổi bật của thị trường crypto, nhờ vào giải pháp công nghệ mà Fantom đem đến cho các blockchain hiện tại. Trong bài viết này, hãy cùng BlockSolFi tìm hiểu kỹ hơn về Fantom nhé!

Hệ sinh thái Fantom (FTM) giải quyết vấn đề gì? 

Sự ra đời của Bitcoin vào năm 2009 đã tạo nên một bước ngoặt đáng nhớ cho thị trường tiền điện tử. Thị trường crypto giờ đã sôi động hơn rất nhiều, hơn 10.000 tiền điện tử với tổng vốn hóa hơn 2,8 nghìn tỷ USD. 

Tuy nhiên, công nghệ blockchain hiện tại vẫn đang có những hạn chế nhất định liên quan đến “blockchain trilemma” (Bộ ba bất khả thi của Blockchain) bao gồm khả năng mở rộng (Scalability), vấn đề an ninh (Security) và tính phi tập trung (Decentralization). 

Nhược điểm cơ bản của tam giác này là khi chúng ta cố định một thuộc tính, thì 2 thuộc tính còn lại sẽ luôn bù trừ cho nhau. Cho nên, khi cố định thuộc tính Phi tập trung và tăng tính Tính đồng thuận thì chắc chắn phải hy sinh tốc độ và khả năng mở rộng của hệ thống.

Hệ sinh thái Fantom (FTM)

Ví dụ như tính bảo mật của Bitcoin cực cao bằng cách sử dụng giao thức đồng thuận và phân quyền, thế nhưng đổi lại Bitcoin lại mất đi tốc độ xử lý giao dịch. Để hoàn thành một giao dịch đồng Bitcoin, người dùng tốn từ 30 phút đến 60 phút. Không chỉ Bitcoin, nền tảng blockchain hàng đầu thế giới – Ethereum cũng đang loay hoay tìm cách cải thiện khả năng mở rộng của mình. 

Cuộc chạy đua công nghệ đang diễn ra hết sức khốc liệt trong thị trường tiền điện tử để giải quyết các vấn đề tam giác trên. Có thể nói, dù công nghệ blockchain hiện đang là một xu hướng công nghệ hàng đầu, nhưng con người và các nhà phát triển cũng đang cố gắng đẩy ngưỡng công nghệ của mình lên, nhằm tạo ra những bước tiến đột phá hơn. Mặc dù đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kì ai có thể tìm thấy điểm cân bằng giữa 3 tính chất này, nhưng đó là động lực thúc đẩy sự ra đời của rất nhiều các giải pháp mới mỗi ngày. 

Giữa rất nhiều những hệ sinh thái được sinh ra với mong  trở thành “Ethereum Killer” như Solana hay Polygon, Fantom lựa chọn trở thành một người hỗ trợ Ethereum, đây cũng là một trong những đồng có mức tăng trưởng cao trong năm 2021 vừa qua. 

Hệ sinh thái Fantom (FTM) là gì?

Hệ sinh thái Fantom (FTM) là một giao thức ở layer 1 có thể mở rộng và an toàn được. Fantom sử dụng cơ chế đồng thuận mới aBFT cho phép các giao dịch được xử lý không đồng bộ, tăng tốc độ và thông lượng của giao dịch so với Ethereum và Bitcoin. 

Fantom ghi điểm nhờ:

  • Sử dụng consensus Lachesis Protocol làm cho Fantom Opera chain có tốc độ giao dịch cao và độ trễ thấp (within 1-10 seconds).
  • Hỗ trợ Solidity và tương thích hoàn toàn với máy ảo Ethereum (EVM).
  • Hỗ trợ các công cụ phát triển quen thuộc bên Ethereum, giúp người dùng và nhà phát triển dễ dàng tiếp cận hệ sinh thái mới.
  • Phí giao dịch trung bình thấp ~$0.0001.
  • Fantom mong muốn có thể tạo ra một cơ sở hạ tầng với mức độ tin cậy cao, cho phép giao dịch thời gian thực và chia sẻ dữ liệu nhanh như cách “quẹt thẻ” ngân hàng bây giờ. 

Các điểm đặc biệt của hệ sinh thái Fantom 

Sử dụng cơ chế đồng thuận Lachesis 

Lachesis là tên gọi của cơ chế aBFT (asynchronous Byzantine fault tolerance – khả năng chịu lỗi Byzantine không đồng bộ) trong hệ sinh thái Fantom. Cơ chế đồng thuận Lachesis  giúp Fantom sở hữu thông lượng của thuật toán cao đạt 1500tps, thời gian xử lý <2 giây 1 giao dịch. Lachesis giúp Fantom đáp ứng được 6 tiêu chí: Fast, Scale, Secure, Connectivity, Permissionless (Decentralized) và Open-source. 

Bên cạnh đó, thuật toán này cho thấy khả năng mở rộng quy mô khá hiệu quả, hiện Fantom đang có 35 Validators, trong khi phiên bản cũ pBFT mới chỉ quanh quẩn trong mức 20 Validators. Chính điều này khiến Fantom trở thành một hệ sinh thái hấp dẫn về mức độ Decentralized, tạo điều kiện lý tưởng cho DeFi phát triển. 

Tương thích hoàn toàn với EVM của Ethereum

Hệ sinh thái của Fantom cho thấy khả năng tương thích hoàn toàn với máy ảo Ethereum, và nhận được sự hỗ trợ từ Web3JS API và RPC. Chính điều này đã giúp các smart contract được viết bằng ngôn ngữ Solidity hay Vyper của Ethereum đều có thể chạy được trên Fantom. 

Máy ảo Fantom – một bộ phát triển phần mềm độc quyền (SDK) đã được phát hành, đây là một chiến lược khôn ngoan của Fantom để lôi kéo các nhà phát triển chuyển các dApps trên Ethereum sang mainnet Fantom Opera chỉ trong vài phút, nâng cấp hiệu suất và giảm chi phí rất tốt. 

Nhờ những đặc điểm trên, Fantom cũng thu hút một lượng đáng kể các DEV đáng kể cũng như mở ra cánh cửa đưa DeFi phát triển tốt hơn.

Thông tin về Token FTM 

  • Ticker: FTM
  • Token type: ERC20
  • Tổng nguồn cung: 3,175,000,000 FTM
  • Cung lưu thông: 2.541.152.731 FTM
  • Role of Token: UTILITY

Chức năng của Token FTM 

FTM là native token cung cấp năng lượng cho mạng Fantom. FTM được sử dụng để: 

  • Trả phí giao dịch (transaction fee) trên mạng lưới Blockchain của Fantom.
  • Stake FTM và trở thành các Validator nodes xử lý các giao dịch trên mạng lưới, nhận về phí giao dịch.
  • Quản trị mạng lưới Fantom.
  • Tiền tệ thanh toán cho các hệ thống Payment.

Bảo mật mạng

FTM sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake để bảo mật mạng Fantom. Bên cạnh việc ngăn chặn tính tập trung hóa, Fantom còn thân thiện với môi trường.

Fantom là một mạng lưới mã nguồn mở, bất kỳ ai cũng có thể trở thành validator node. Vì thế, số lượng các node tham gia xác nhận các giao dịch là không giới hạn, điều kiện duy nhất đó chính là phải stake tối thiểu 3.175.000 FTM. 

Nếu sở hữu số lượng FTM token thấp hơn hoặc không phải là chuyên gia trong việc chạy các hệ thống phân tán, người dùng vẫn có thể tham gia vào việc bảo mật mạng lưới. Người dùng có thể ủy quyền tối thiểu 1 FTM cho một node xác thực và nhận phần thưởng.

Nếu sở hữu số lượng FTM token thấp hơn hoặc không phải là chuyên gia trong việc chạy các hệ thống phân tán, người dùng vẫn có thể tham gia vào việc bảo mật mạng lưới. Người dùng có thể ủy quyền tối thiểu 1 FTM cho một node xác thực và nhận phần thưởng.

Thanh toán

FTM là token lý tưởng để gửi và nhận thanh toán nhờ thông lượng cao, xử lý giao dịch nhanh chóng và phí thấp. Trên Fantom, chuyển tiền mất khoảng 1 giây và chi phí khoảng $ 0,0000001. 

Tham gia quản trị on-chain

FTM được sử dụng để quản trị on-chain. Vì đây là một hệ sinh thái hoàn toàn phi tập trung, cho nên mọi quyết định liên quan đến sự thay đổi của mạng lưới đều được thực hiện trên chuỗi. Chủ nhân của FTM có thể đề xuất và bỏ phiếu cho các thay đổi và cải tiến của mạng bằng cách bỏ phiếu. 

Phí sử dụng mạng 

FTM được sử dụng cho phí sử dụng mạng, chẳng hạn như phí giao dịch và phí để triển khai hợp đồng thông minh hoặc để tạo mạng mới.

Các mảnh ghép của hệ sinh thái Fantom 

Theo dữ liệu từ DefiLlama, hệ sinh thái Fantom cũng đã có sự phục hồi khá tốt khi TVL của hệ đang có xu hướng tăng trưởng lên mức ATH của mình. Năm 2021 vừa qua, Fantom đã có sự phát triển mạnh mẽ, hiện hệ sinh thái này đang đứng hạng 20 trong bảng xếp hạng các đồng tiền điện tử. 

Các mảnh ghép trong hệ sinh thái Fantom 

Tính đến cuối năm 2021, hệ sinh thái Fantom đã có hơn 200 dự án hoạt động, nổi bật nhất là các mảng về DeFi đã giúp Fantom thu hút một lượng tiền khổng lồ. 

Cơ sở hạ tầng của Fantom 

Nếu ví Fantom như một quốc gia, thì để thu hút nhiều nhà đầu tư đến và phát triển kinh doanh thì một trong các yếu tố quan trọng đó chính là “cơ sở hạ tầng”. Ví dụ nếu doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư phát triển một nhà máy tại Việt Nam. 

Hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định bởi vì việc di chuyển hàng hóa dễ dàng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng như cải thiện khả năng mở rộng thị trường. 

Hiện Fantom đã kết hợp với rất nhiều tên tuổi lớn để cải thiện cơ sở hạ tầng của mình: 

  • ChainLink & Band Protocol – Hai đơn vị Oracle lớn nhất thị trường đã chính thức được hỗ trợ vào Fantom Mainnet vào đầu tháng 9/2021, giúp các dự án có thể truy cập data một cách chính xác nhất.
  • Bware Labs sẽ hỗ trợ các nhà phát triển trong không gian hệ sinh thái của Fantom có thể sử dụng RPCs và API một cách nhanh chóng.
  • StrongBlock là công ty dịch vụ giúp những nhà đầu tư không chuyên có thể chạy Validator node cho Fantom, giúp mở rộng mạng lưới và tăng cường bảo mật.
  • Request Network là nền tảng theo dõi và thanh toán hóa đơn. Họ sẽ hỗ trợ FTM như tài sản thanh toán và ứng dụng công nghệ blockchain của Fantom.
  • Graviton sẽ hỗ trợ Fantom trong việc phát triển công nghệ Cross-chain, giúp dùng tiền dễ dàng chảy vào hệ sinh thái DeFi của Fantom.

Mô hình hoạt động và những mảnh ghép của Fantom

Quỹ Fantom điều hành hai bộ phận chính. Các bộ phận này chịu trách nhiệm xây dựng các tool (công cụ) hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung (dAPP) và khởi động việc áp dụng và sử dụng công nghệ dựa trên blockchain Fantom trên toàn cầu.

Fantom Opera mainnet: Mạng công cộng Fantom được mở cho bất kỳ ai. Nhờ thông lượng cao, giao dịch tức thời với phí gần như bằng không, DeFi trở thành lĩnh vực phát triển đáng kể trên mạng thông qua các quan h đối tác chiến lược và các dự án độc lập xây dựng trên network.

Fantom-Blockchain Service: Fantom là một blockchain Layer 1, tương thích với Ethereum, có thể được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức công ty hoặc chính phủ nào muốn tiếp cận các lợi ích của blockchain cho hoạt động của họ.

Cross-chain bridge 

Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất giúp dòng tiền có thể luân chuyển giữa các hệ sinh thái. Hiện Fantom đã có 7 bridge hoạt động. 

Wallet

Kể từ tháng 5/2021, Fantom đã liên kết thêm 3 ví bao gồm Coin98 Wallet, Dcent và BitKeep. Có lợi thế là EVM blockchain, Fantom có thể dễ dàng được lưu trữ và tương tác với nhiều ví khác nhau từ đó thu hút user và tăng cường sự nhận diện của Fantom.

  • Coin98 Wallet: Ví Multi-chain hỗ trợ lên đến 23 blockchain, giúp người dùng tương tác với các dApp ngay trên ví thông qua DeFi Gateway.
  • Dcent Wallet: Ví lưu trữ cryptocurrency hỗ trợ ví mobile app, ví cứng và ví dạng thẻ.
  • BitKeep: Ví Multichain tập trung vào mobile wallet.

AMM DEX

Mảng AMM đang là mảng hoạt động nổi bật nhất và chiếm dòng tiền lớn nhất trong hệ sinh thái Fantom. Trong đó nổi bật nhất là Spookyswap (TVL 167 triệu USD), Spiritswap (TVL 61 triệu USD) và Curve Finance (167 triệu USD). Ba AMM DEX này đã chiếm đến 65% TVL của toàn bộ hệ sinh thái.

Trong các AMM DEX có thể chia thành 4 dạng:

  • Liquidity Center: Spookyswap, Spiritswap (được tài trợ bởi Fantom Foundation).
  • Multichain AMM: Curve Finance, Sushiswap,…
  • Stablecoin AMM: Curve Finance, Froyo Finance,…
  • Order book DEX: CoinZoo.
  •  Yield Aggregator Platform

Mảng chiếm thị phần TVL lớn thứ hai của hệ sinh thái Fantom chính là Yield Aggregator Platform. Đây là mảng có sự hợp tác rất chặt chẽ với mảng AMM Liquidity. Đa số các AMM Liquidity Pool đều được các Yield Aggregator tận dụng, đặc biệt là Pool của Spookyswap và Spiritswap.

Trong tổng số các Yield Aggregator Platform, Beefy Finance là nền tảng lớn nhất với TVL lên đến 109 triệu đô, chiếm áp đảo so với các pool còn lại.

Tiếp đến chính là Reaper Farm với TVL đạt 35 triệu USD, điểm nổi bật của Reaper Farm là có số lượng Pool nhiều nhất, lên đến 86 pools và hỗ trợ gần như tất cả tài sản của hệ Fantom.

Trong tất cả cá AMM của hệ Fantom thì Spookyswap và Spiritswap là hai nền tảng phát triển nhiều tính năng nhất, chủ yếu học hỏi từ các AMM từ hệ sinh thái Ethereum và Binance Smart Chain. 

NFT

NFT là mảng mới phát triển gần đây của Fantom. Hiện tại, họ đã có những bước đầu tiên là NFT Collectibles. Tuy nhiên số lượng vẫn còn khá ít và chưa có sự kết nối giữa cộng đồng NFT với nhau. Chính vì thế, các tác phẩm NFT vẫn chưa được giao dịch một cách sôi động hoặc có NFT marketplace như hệ sinh thái Ethereum và BSC.

Launchpad

Cho tới thời điểm hiện tại, Fantom chỉ có 1 Launchpad hoạt động chính thức là FantomStarter.

Launchpad này đã launch 3 dự án và có 3 dự án sắp được launch tiếp theo. Con số này vẫn còn khá thấp so với số lượng Launchpad và số lượng dự án được Launch trên Binance Smart Chain. Hi vọng Fantom Foundation sẽ chú ý mảng này hơn để có thể thu hút người dùng mới.

Đánh giá tiềm năng phát triển của Fantom

“Phí rẻ, giao dịch nhanh, giao diện giống với Ethereum” kết hợp với khẩu hiệu PR là “Ethereum Helper” khiếm Fantom ghi điểm trong mắt cộng đồng Ethereum, cộng thêm sự giúp sức từ một nhưng trong DeFi builder nổi tiếng trong không gian là Andre Cronje mà Fantom đang ngày càng phát triển.

Đang có làn sóng di chuyển vốn từ các Blockchain khác qua Fantom, trong thời gian ngắn sắp tới sẽ ngày càng có nhiều Native DeFI project xây dựng trên Fantom, và chính những dự án này sẽ kéo thêm nhiều TVL về cho Fantom thông qua các Incentive từ Liquidity Mining. Đặc biệt trong tháng 1 vừa qua, thị trường crypto đều lao dốc và trải qua đợt điều chỉnh, thì TVL trên Fantom lại âm thầm tăng lên 15.95%, đạt mức $12.25B

Nguyên nhân chính thúc đẩy cho sự thăng trưởng này là việc Andre Cronje – người được xem là cha đẻ của DeFi đã quyết định quay trở về để phát triển sản phẩm trên hệ sinh thái Fantom.

Với việc công bố mô hình Ve(3,3) của Solidly và thực hiện phân phối token dự án cho Top 20 protocol có TVL lớn nhất được build trên hệ sinh thái Fantom đã tạo ra một cuộc đua về TVL của chính các protocol trong hệ.

Xuất phát từ động lực này, các protocols đã tăng cường sự cạnh tranh, tìm cách thu hút dòng tiền đổ vào để họ có thể lọt vào Top 20 TVL trên Fantom và giành lấy những cơ hội kiếm được lợi nhuận cao từ Solidly. 

Đây là những con số nổi bật nhất hệ sinh thái Fantom trong thời gian vừa qua:

  • DeFi TVL đạt 625 triệu USD, tăng trưởng 600% trong vòng 3 tháng.
  • Total Txs đạt 47 triệu Tx, đây là con số không cao so với Ethereum hay BSC, nhưng Fantom Tx đã có mức tăng trưởng rất nhanh trong 3 tháng trở lại đây.
  • Hơn 25 sàn giao dịch đã listing FTM, chỉ còn Coinbase vẫn chưa thông báo, nhưng ví Coinbase Wallet đã hỗ trợ Fantom Opera Chain.
  • Hơn 200 dự án đã phát triển và hoạt động với hệ sinh thái Fantom.

Những hạn chế của hệ sinh thái Fantom trong hành trình nâng tầm DeFi 

Mặc dù Fantom cho thấy các tín hiệu rất tích cực về tiềm năng phát triển của mình trong tương lai, đặc biệt hệ sinh thái này được nhiều chuyên gia đánh giá là một điểm đến lý tưởng dành cho DeFi phát triển, Fantom vẫn có một số vấn đề cần được giải quyết, nổi bật là sự tăng trưởng không đồng đều giữa các dự án DeFi

Fantom hiện có hơn 200 dự án đang hoạt động, thế nhưng chỉ có khoảng 50 dự án thực sự khiến cho người dùng biết mặt, nhớ tên. Điều này tạo nên sự phân hóa trong khả năng tăng trưởng của hệ sinh thái DeFi của Fantom. 

Nhận thấy điều này, đội ngũ phát triển của Fantom đã cho ra mắt chương trình “Fantom Ecosystem Spotlight” kèm với Fantom Incentive Program trị giá 370 $FTM (khoảng 550 triệu đô), vừa hỗ trợ các dự án phát triển vừa tăng độ Trust cho DeFi User khi sử dụng Fantom dApp.

Như vậy, Fantom đã chính thức gia nhập đường đua “DeFi” cùng với các hệ sinh thái lớn khác trên thị trường như:

  • Solana Season Hackathon
  • Quỹ $180M DeFi Incentive program của Avalanche 
  • Quỹ $150M Bring DeFi to the Masses của Polygon 
  • Quỹ $100M DeFi Incentive program của Celo 

Bên cạnh đó, Fantom cũng đang đối diện với những vấn đề chung của các đồng tiền điện tử ở thời điểm hiện tại, cho nên các nhà đầu tư cũng cần cân nhắc để có thể đưa ra lựa chọn hợp lý cho mình. 

Rất dễ mất giá trị: FTM coin có thể tăng giảm nhiều % chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu bạn không đủ kinh nghiệm đối phó với sự biến động cực đoan đặc trưng của thị trường, thì bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi đầu tư vào Fantom, đặc biệt khi nó là một đồng coin tương đối mới, nên càng khó có thể dự đoán được.

Cạnh tranh gay gắt: Fantom đang cạnh tranh thị phần với Ethereum khi đã có hơn 6 năm góp mặt trong lĩnh vực Smart Contract của blockchain. Ngoài ra, Fantom không phải là tiền điện tử duy nhất cung cấp các loại tốc độ giao dịch nhanh và chi phí rẻ. Solana (SOL) được cho là có thể xử lý ít nhất 50.000 giao dịch mỗi giây và cũng thu phí một phần trăm. Đây là 2 đối thủ mạnh nhất mà Fantom phải đối mặt, và hiện tại xếp hạng của Fantom trên thị trường đang cách 2 đối thủ này khá xa.

Chịu ảnh hưởng của thị trường: Giá Fantom, giống như hầu hết các tài sản kỹ thuật số khác, phụ thuộc quá nhiều vào hiệu suất của thị trường tiền điện tử tổng thể, do đó, đặc biệt là giá của Bitcoin. Điều này là rất nguy hiểm bởi vì ngay cả Fantom có công nghệ và sự sáng tạo của mình, nó cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tăng giá trị nếu Bitcoin bị mắc kẹt trong tình trạng giảm giá.

Liệu trong năm 2022, Fantom (FMT) sẽ có những bứt phá như thế nào về mặt công nghệ cũng như giá trị? Hãy theo dõi BlockSolFi để cập nhật các thông tin mới nhất về các hệ sinh thái crypto nhé! 

Rollup đã ‘khơi mào’ cho cuộc chiến Layer 2 như thế nào?
Thứ Hai, 16/01/2023

Rollup là gì mà có thể mở ra “Layer-2 War”. Cùng tìm hiểu qua bối cảnh xuất hiện và vai trò của loại công nghệ này qua bài viết sau đây. Layer 2 từng là chủ đề vô cùng nóng hổi cách đây vài năm khi lần đầu tiên rộ lên chủ đề về khả […]

Dự án Crypto – Sáng tạo và tiền bạc là chưa đủ, làm được hay không mới quan trọng
Thứ Tư, 23/11/2022

Khi phát triển ý tưởng cho một dự án crypto mới, cần hiểu rằng công nghệ mới không đồng nghĩa với một sản phẩm tốt, và mối quan hệ giữa hai yếu tố này là không tương đồng. Ví dụ kinh điển nhất để giải thích cho điều này là iPhone. Mối quan hệ nào […]

5 công cụ phân tích tiền mã hoá phải có nhằm biến ‘gà mờ’ thành dân chuyên
Chủ Nhật, 06/11/2022

Nhờ công nghệ blockchain nên các dữ liệu được công khai. Do đó, nếu tận dụng tốt những công cụ phân tích tiền mã hoá trong thời gian thực, người dùng sẽ mở khoá rất nhiều cơ hội tìm được “hidden gem”. Các công cụ phân tích tiền mã hoá cần phải “nắm trong lòng bàn […]

Sui và Aptos: Ai sẽ là kẻ chiến thắng trên đường đua của Move?
Chủ Nhật, 23/10/2022

Aptos và Sui Blockchain là hai dự án thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới crypto trong thời gian qua khi được giới thiệu như các “blockchain thế hệ mới”, giải mã vấn đề nan giải của những người đi trước. Vậy hai blockchain có nguồn gốc từ “đống tàn tro” của […]

Wash trading NFT là gì? Cách để nhận diện hoạt động gây nhiễu này
Thứ Bảy, 22/10/2022

Thị trường NFT vẫn đang trong giai đoạn còn rất non trẻ kéo theo đó là những hoạt động wash trading không ngừng diễn ra và sôi nổi hơn bao giờ hết. Điều này khiến cho việc định giá một bộ sưu tập NFT dường như là không thể khi mà giá trị giao dịch […]

Khác biệt cốt lõi giữa ‘Token tiện tích’ và ‘Token cổ phần’
Thứ Hai, 17/10/2022

Những khái niệm quen thuộc như coin hay Token tưởng chừng vô cùng cơ bản nhưng gây nên không ít bối rối cho phía nhà đầu tư khi mà trong tiến trình phát triển nhanh chóng của thị trường mã hóa, hầu như các nhà giao dịch đều cảm thấy chúng không có sự khác […]

Cái nhìn ‘méo mó’ về bản chất tốt đẹp của NFT
nft
Thứ Bảy, 15/10/2022

NFT không phải là một dấu hiệu của sự lừa dối hay một mánh lới quảng cáo cường điệu hóa, và ngành công nghiệp NFT không thể rơi vào con đường sai lầm của “nhanh nở, chóng tàn” như nhan nhản các ý tưởng “ăn xổi” thường thấy trong thị trường mã hóa. NFT chỉ […]

NFT, nhu cầu ảo và nguồn cung ảo
Thứ Sáu, 07/10/2022

Nhu cầu vô cùng ảo do NFT tạo nên là nhu cầu phi vật chất đầu tiên trong lịch sử loài người, và nó vẫn đang ở trong tình trạng hỗn loạn, đầy mơ hồ. Bên cạnh đó, nguồn cung của NFT không hề hữu hạn như cách chúng ta vẫn thường lầm tưởng. Bài […]

Tại sao Zero-knowledge Proofs lại quan trọng đến vậy? Ứng dụng và Thách thức
Chủ Nhật, 02/10/2022

Những ai đã từng tìm hiểu qua các loại công nghệ tiêu biểu của blockchain chắc hẳn không mấy xa lạ với khái niệm “Zero-knowledge Proofs”, vốn được ví như món quà may mắn của Web3. Vậy loại công nghệ này cơ bản được sử dụng để làm gì và ứng dụng như thế nào? […]

Stablecoin và sự biến động trong lợi tức
Thứ Năm, 29/09/2022

Chúng ta hãy cùng xem xét lợi suất cho vay stablecoin đối với giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Compound Finance V2 và phân tích xem, hiệu suất lợi nhuận, sự biến động và những yếu tố nào đang thúc đẩy lợi suất cho vay thế chấp các stablecoin thông qua giao […]

Rollup đã ‘khơi mào’ cho cuộc chiến Layer 2 như thế nào?
Thứ Hai, 16/01/2023

Rollup là gì mà có thể mở ra “Layer-2 War”. Cùng tìm hiểu qua bối cảnh xuất hiện và vai trò của loại công nghệ này qua bài viết sau đây. Layer 2 từng là chủ đề vô cùng nóng hổi cách đây vài năm khi lần đầu tiên rộ lên chủ đề về khả […]

Dự án Crypto – Sáng tạo và tiền bạc là chưa đủ, làm được hay không mới quan trọng
Thứ Tư, 23/11/2022

Khi phát triển ý tưởng cho một dự án crypto mới, cần hiểu rằng công nghệ mới không đồng nghĩa với một sản phẩm tốt, và mối quan hệ giữa hai yếu tố này là không tương đồng. Ví dụ kinh điển nhất để giải thích cho điều này là iPhone. Mối quan hệ nào […]

5 công cụ phân tích tiền mã hoá phải có nhằm biến ‘gà mờ’ thành dân chuyên
Chủ Nhật, 06/11/2022

Nhờ công nghệ blockchain nên các dữ liệu được công khai. Do đó, nếu tận dụng tốt những công cụ phân tích tiền mã hoá trong thời gian thực, người dùng sẽ mở khoá rất nhiều cơ hội tìm được “hidden gem”. Các công cụ phân tích tiền mã hoá cần phải “nắm trong lòng bàn […]

Sui và Aptos: Ai sẽ là kẻ chiến thắng trên đường đua của Move?
Chủ Nhật, 23/10/2022

Aptos và Sui Blockchain là hai dự án thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới crypto trong thời gian qua khi được giới thiệu như các “blockchain thế hệ mới”, giải mã vấn đề nan giải của những người đi trước. Vậy hai blockchain có nguồn gốc từ “đống tàn tro” của […]

Wash trading NFT là gì? Cách để nhận diện hoạt động gây nhiễu này
Thứ Bảy, 22/10/2022

Thị trường NFT vẫn đang trong giai đoạn còn rất non trẻ kéo theo đó là những hoạt động wash trading không ngừng diễn ra và sôi nổi hơn bao giờ hết. Điều này khiến cho việc định giá một bộ sưu tập NFT dường như là không thể khi mà giá trị giao dịch […]

Khác biệt cốt lõi giữa ‘Token tiện tích’ và ‘Token cổ phần’
Thứ Hai, 17/10/2022

Những khái niệm quen thuộc như coin hay Token tưởng chừng vô cùng cơ bản nhưng gây nên không ít bối rối cho phía nhà đầu tư khi mà trong tiến trình phát triển nhanh chóng của thị trường mã hóa, hầu như các nhà giao dịch đều cảm thấy chúng không có sự khác […]

Cái nhìn ‘méo mó’ về bản chất tốt đẹp của NFT
nft
Thứ Bảy, 15/10/2022

NFT không phải là một dấu hiệu của sự lừa dối hay một mánh lới quảng cáo cường điệu hóa, và ngành công nghiệp NFT không thể rơi vào con đường sai lầm của “nhanh nở, chóng tàn” như nhan nhản các ý tưởng “ăn xổi” thường thấy trong thị trường mã hóa. NFT chỉ […]

NFT, nhu cầu ảo và nguồn cung ảo
Thứ Sáu, 07/10/2022

Nhu cầu vô cùng ảo do NFT tạo nên là nhu cầu phi vật chất đầu tiên trong lịch sử loài người, và nó vẫn đang ở trong tình trạng hỗn loạn, đầy mơ hồ. Bên cạnh đó, nguồn cung của NFT không hề hữu hạn như cách chúng ta vẫn thường lầm tưởng. Bài […]

Tại sao Zero-knowledge Proofs lại quan trọng đến vậy? Ứng dụng và Thách thức
Chủ Nhật, 02/10/2022

Những ai đã từng tìm hiểu qua các loại công nghệ tiêu biểu của blockchain chắc hẳn không mấy xa lạ với khái niệm “Zero-knowledge Proofs”, vốn được ví như món quà may mắn của Web3. Vậy loại công nghệ này cơ bản được sử dụng để làm gì và ứng dụng như thế nào? […]

Stablecoin và sự biến động trong lợi tức
Thứ Năm, 29/09/2022

Chúng ta hãy cùng xem xét lợi suất cho vay stablecoin đối với giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Compound Finance V2 và phân tích xem, hiệu suất lợi nhuận, sự biến động và những yếu tố nào đang thúc đẩy lợi suất cho vay thế chấp các stablecoin thông qua giao […]

Đăng ký newsletter

Blocksolfi là cổng thông tin blockchain cập nhật tin tức thị trường nhanh và chính xác nhất. Đăng ký newsletter của Blocksolfi để không bỏ lỡ các diễn biến quan trọng của thị trường