Hỗ trợ, kháng cự là gì? Hướng dẫn nhận biết hỗ trợ, kháng cự trong Crypto

Vùng hỗ trợ và kháng cự giúp nhà đầu tư xác định được lượng cung và cầu, nhận biết được hỗ trợ và kháng cự là kiến thức vô cùng quan trọng trong thị trường truyền thống và cả Crypto. BlockSolFi sẽ giúp bạn đi qua các khái niệm cơ bản và cách ứng dụng nó trong các giao dịch của mình.
Nếu bạn là người mới trong thị trường Crypto và đang vật lộn để tìm vị thế trong một thị trường Crypto đầy biến động, thì thứ đầu tiên bạn cần nắm vững là nghệ thuật xác định các mức hỗ trợ và kháng cự.
Bây giờ bạn hãy tưởng tượng, bạn nảy một quả bóng trong nhà của mình. Có hai rào cản bạn thấy sẽ hạn chế sự bay và rơi của quả bóng – sàn và trần nhà. Trong giao dịch, có những rào cản tương tự hạn chế chuyển động của giá, và nó được gọi là hỗ trợ và kháng cự.
Những rào cản như vậy trong giao dịch có thể ảnh hưởng lâu dài, vì hành động giá có đặc tính lặp lại quá khứ của nó. Nếu nhà giao dịch coi một mức giá cụ thể là một điểm vào hoặc điểm ra thích hợp, nó có thể sẽ tiếp tục kéo dài và trở thành một rào cản cho đến khi tất cả mọi nhu cầu phá vỡ vùng giá được thỏa mãn.
Vùng hỗ trợ (Support)
Nhìn chung người mua sẽ tiếp tục mua ở một mức giá cụ thể khi tài sản đang bị định giá thấp, cho đến khi tất cả nhu cầu được thị trường hấp thụ hoàn toàn. Vì vậy, nếu người mua tham gia ở mức giá X và giá tăng lên sau đó về lại vùng giá cũ, thì những người mua sẽ tìm cách bảo vệ vị thế của họ tại X và có khả năng mở thêm vị thế.
Những người mua mới sẽ thấy rằng giá đã giảm không quá X trước đó, họ sẽ coi đây là một điểm mua an toàn. Áp lực mua tập trung này sẽ ngăn giá giảm thêm nữa, tạo ra một mức sàn tạm thời được gọi là hỗ trợ.
Vùng kháng cự (Resistance)
Mặt khác, nếu một tài sản được đánh giá quá cao ở một mức giá cụ thể, người bán chắc chắn sẽ tận dụng lợi thế này. Tại đây, những người mua trước đó sẽ tìm cách thoát khỏi vị thế và chốt lời. Cũng có thể họ sẽ “bán khống” ở cấp độ này, làm tăng áp lực bán cho thị trường.
Cũng giống như khi có áp lực mua cao, áp lực bán tập trung này sẽ buộc mức giá đóng vai trò như một rào cản, ngoại trừ lần này nó sẽ đóng vai trò là mức trần chứ không phải là mức sàn, được gọi là mức kháng cự.
Hỗ trợ và kháng cự theo chiều ngang
Các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng nhất và dễ xác định nhất có hình dạng như các đường nằm ngang, do đó xu hướng bị từ chối liên tục tại một mức giá rất giống nhau.
Các đường hỗ trợ hay kháng cự nằm ngang được tạo ra bằng cách đơn giản “kết nối các dấu chấm” giữa các đỉnh hoặc đáy của xu hướng như trong biểu đồ bên dưới.
Trong biểu đồ trên, những người bán XMR/BTC liên tục đẩy giá xuống từ vùng giá 0,00451 / BTC, thiết lập một mức giá kháng cự mạnh. Nói đơn giản, những người giao dịch liên tục tận dụng lực bán tập trung của giai đoạn này.
Trong biểu đồ dưới, bên mua liên tục giữ giá XLM/USD ở mức 0,17 đô, củng cố một mức hỗ trợ mạnh. Một lần nữa, người giao dịch liên tục tận dụng lợi thế của mức mà biểu đồ đã cho họ biết hết lần này đến lần khác giá có nhiều khả năng sẽ tăng hơn là giảm.
Phân cực (Porlarity)
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi những rào cản này bị phá vỡ?
Như đã đề cập trước đó, những rào cản này cuối cùng sẽ bị phá vỡ một khi nỗ lực mua hoặc bán đã được thị trường hấp thụ hoàn toàn. Khi điều này xảy ra, có thể một sự thay đổi lớn trong tâm lý của nhà đầu tư – đây được gọi là sự phân cực.
Việc bán sau một vùng kháng cự đã được hấp thụ hoàn toàn, thì không còn được coi là điểm tối ưu để chốt lời, thay vào đó, nó được coi là một điểm vào lệnh đủ tốt cho bên mua khi áp lực bán biến mất, do đó biến kháng cự thành hỗ trợ.
Ngược lại, việc mua sau vùng hỗ trợ đã được hấp thụ hoàn toàn, nó sẽ chuyển sang mức kháng cự do nhà đầu tư không còn hứng thú đến việc mua ở mức giá đã cao này.
Điều quan trọng cần lưu ý là khi giá phá vỡ mức hỗ trợ chính, được coi là bearish development, tức là giá sẽ thường giảm thêm cho đến khi bên bán đạt đến cạn kiệt. Sự phục hồi sau đó do chốt lời hay săn hàng giá rẻ sẽ tạo ra một mức hỗ trợ mới.
Ngược lại, việc vượt qua ngưỡng kháng cự có bản chất tăng giá và giá có xu hướng theo sau sự bứt phá cho đến khi xác định được mức kháng cự tiếp theo.
Tổng kết
Xu hướng giá dự kiến sẽ giảm nhẹ khi tiếp xúc với các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự do áp lực mua hoặc bán tập trung. Mặc dù các mức có thể hoạt động như một rào cản đối với hành động giá trong một thời gian dài, nhưng chúng không thể tồn tại mãi vì cuối cùng thị trường sẽ hấp thụ hết những nổ lực đảo chiều.
Khi điều này xảy ra, xu hướng giá có dấu hiệu chuyển hỗ trợ thành kháng cự và ngược lại.
Trong ngắn hạn, các mức hỗ trợ và kháng cự giúp xác định các khu vực cung và cầu mạnh mẽ. Vì vậy, xác định các hỗ trợ và kháng cự chính được nhiều người coi là khía cạnh quan trọng nhất của giao dịch.
Học thêm các kiến thức nền tảng tại mục Cryptopedia và tham gia bàn luận cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm: