Hơn 30 tỷ USD giao dịch NFT trên Ethereum đều là Wash Trading – Niềm tin nào vào những con số

Theo dữ liệu từ Dune Analytics, các giao dịch “mờ ám” chiếm hơn một nửa tổng khối lượng giao dịch NFT vào năm 2022 và gần 45% tổng khối lượng NFT từ trước đến nay.
Mánh khóe thao túng giá NFT với Wash Trading nổ ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết
Không có gì mới mẻ về việc wash trading – hình thức thao túng thị trường trong đó người mua và người bán trong cùng một giao dịch thông đồng với nhau – vẫn tiếp tục gây tai họa cho thị trường NFT. Nhưng một báo cáo gần đây được tổng hợp trên trang dữ liệu blockchain Dune Analytics cho thấy thực trạng này đã trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.
Bài viết đề xuất: Wash trading NFT là gì? Cách để nhận diện hoạt động gây nhiễu này
Theo phân tích bởi nhà nghiên cứu có biệt danh hildobby vào ngày 16/12, wash trade chiếm hơn một nửa (58%) tổng khối lượng giao dịch NFT trên Ethereum vào năm 2022. Chiến thuật “kiếm cơm” này đạt đỉnh điểm vào tháng 1 khi chiếm hơn 80% tổng khối lượng giao dịch NFT trong tháng đó.
Chuyên gia nghiên cứu này đã sử dụng bốn bộ lọc để loại bỏ các hành vi giao dịch “kỳ quặc” có tiềm năng là giao dịch rửa.
- Người mua cũng là Người bán: Đầu tiên, họ lọc ra các giao dịch hết sức lộ liễu giữa cùng một địa chỉ ví.
- Mua đi bán lại: Tiếp đến, họ xem xét các động thái mua/bán qua lại của cùng một NFT giữa hai địa chỉ ví khác nhau – một trong những chiến thuật wash trade phổ biến nhất.
- Mua NFT 3+ lần: Tại bộ lọc thứ ba, nếu một địa chỉ ví đã mua cùng một NFT ba lần trở lên, thì địa chỉ đó được “gắn cờ” là một giao dịch rửa tiền.
- Địa chỉ Mua & Bán cùng nhận tiền từ một ví thứu 3: Cuối cùng, nếu một người mua và người bán trong một giao dịch NFT sở hữu địa chỉ ví mà từng được “rót tiền” bởi cùng một ví khác trước đó, thì rõ ràng là có mối liên hệ giữa họ và do đó bị coi là giao dịch rửa tiền.
Để nhìn được “sâu sắc” mức độ phổ biến của hoạt động này như thế nào kể từ khi công nghệ NFT xuất hiện, bộ mẫu bao gồm tất cả các bộ lọc được áp dụng trên tổng khối lượng giao dịch NFT từ trước đến nay. Cho ra kết luận, 30 tỷ USD (xấp xỉ 45%) trong số đó có liên quan đến với wash trading.
Con số này thật đáng kinh ngạc, mặc dù nó chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng số giao dịch (số giao dịch, không phải khối lượng giao dịch) đã diễn ra trên Ethereum. Phần lớn các giao dịch là hợp pháp, nhưng thực hiện ở mức giá thường thấp hơn so với các giao dịch wash trade, điều này có ý nghĩa mục đích của hầu hết wash trade là “làm giá” cho một bộ sưu tập NFT.
Hildobby viết:
“Gần một nửa giá trị trong những thống kê liên quan đến ‘tổng khối lượng giao dịch’ đáng kinh ngạc ngoài kia mà chúng ta thường nghe chỉ là sản phẩm do những người ngoài kia đang chơi đùa với hệ thống chứ không phải giao dịch hợp pháp”.
Theo dữ liệu, các thị trường NFT như LookRare và X2Y2 – cả hai đều cung cấp các hình thức phần thưởng token cho việc tương tác trên nền tảng – có tỷ lệ giao dịch rửa cao nhất, lần lượt là 98% và 87% tổng khối lượng của nền tảng.
Hildobby cho rằng sự gia tăng hoạt động wash trade là do cạnh tranh ngày càng tăng giữa các thị trường NFT để chiếm thị phần về khối lượng giao dịch.
Tác giả cũng cho biết:
“Các mô hình mà tỏ rõ thiện chí nhằm khuyến khích mở rộng việc sử dụng xuất hiện như một cách để đối đầu trong cuộc đua khối lượng giao dịch nhằm trở thành thị trường thành công nhất… Do đó, nhiều số liệu thống kê được trích dẫn rộng rãi đã gây hiểu nhầm, vẽ nên một bức tranh không hoàn toàn phù hợp với thực tế”.
Wash Trading vốn bất hợp pháp theo luật của Hoa Kỳ và vẫn khó theo dõi trong không gian tiền mã hóa. Vào tháng 2, công ty nghiên cứu blockchain Chainalysis báo cáo rằng trong khi hầu hết các nhà giao dịch wash NFT trước đây không có lãi do phí gas cao, thì một nhóm gồm 110 nhà giao dịch wash có khả năng sinh lãi vẫn có thể kiếm được 8,4 triệu USD.
Ví dụ về dòng dịch chuyển của Wash Trading
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
Hàn Quốc tố tin tặc Triều Tiên đánh cắp hơn 1 tỉ USD tiền mã hóa