Hợp đồng quyền chọn (Option Contract) là gì? Hiểu về đặc điểm của Hợp đồng quyền chọn

solfi_admin Thứ Ba, 14/12/2021

Nếu các bạn đang là nhà đầu tư trên các thị trường tài chính như chứng khoán, forex hay tiền điện tử thì không thể không quan tâm đến hợp đồng quyền chọn. Vậy hợp đồng quyền chọn (Option Contract) là gì? Cách thức hoạt động và đặc điểm của hợp đồng này như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hợp đồng quyền chọn là gì?

The History Of Options Contracts

Hợp đồng quyền chọn (hay Option Contract) là một thỏa thuận mà trong đó, nhà đầu tư tham gia hợp đồng có quyền mua hoặc bán tài sản ở một mức giá được xác định trước, có thể xảy ra trước hoặc tại một thời điểm nhất định.

Mặc dù khái niệm này nghe có vẻ giống như hợp đồng tương lai, nhưng các nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn không có nghĩa vụ phải thực hiện vị thế của họ. Hợp đồng quyền chọn thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra ở các vị thế hiện tại hoặc được dùng để đầu cơ giá.

2. Sự khác nhau giữa hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai

Know what is Futures and Options Trading and its key differences -  Investmentz Blog

Cả hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai đều là các công cụ phái sinh phổ biến trong tài chính truyền thống & Crypto. Mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng có một sự khác biệt lớn trong cơ chế thanh lý của hai loại hợp đồng.

Khác với hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai luôn được thực hiện khi đến ngày đáo hạn, nghĩa là các chủ hợp đồng có nghĩa vụ pháp lý phải trao đổi tài sản cơ sở (hoặc giá trị tương ứng bằng tiền mặt).

Trong khi đó, hợp đồng quyền chọn chỉ phải thực hiện theo quyết định của người nắm giữ hợp đồng. Nếu chủ hợp đồng (người mua) thực hiện quyền chọn, người bán hợp đồng mới có nghĩa vụ giao dịch, tức là bán tài sản cơ sở cho người mua.

3. Có mấy loại quyền chọn?

Puts Vs Calls: What's the Difference and Similarities in 2021

Có hai loại quyền chọn cơ bản: quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option). Các hàng hóa cơ sở trong giao dịch quyền chọn có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, tiền, tiền điện tử hay hợp đồng tương lai.

Quyền chọn mua (Call Option) cho phép người chủ sở hữu hợp đồng quyền được mua các tài sản bảo đảm trong tương lai tại một mức giá đã định trước.

Quyền chọn bán (Put option) cho phép người sở hữu quyền được bán các tài sản được bảo đảm trong tương lai tại một mức giá đã thỏa thuận trước.

Do đó, các nhà đầu tư thường có xu hướng:

  • Mua quyền chọn mua (Call Option) khi dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ tăng. 
  • Mua quyền chọn bán (Put Option) khi dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ giảm.
  • Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có thể kết hợp cả hai loại hợp đồng để đạt được lợi ích cao nhất dựa vào dự đoán về sự biến động của thị trường.

Ví dụ về một hợp đồng quyền chọn:

Vào ngày 1/4/2021 công ty B mua từ công ty C một hợp đồng quyền chọn mua 20.000 bộ quần áo với giá 100.000 đồng/bộ, trong thời hạn là 6 tháng. Theo đó:

– Công ty B là người mua quyền chọn và công ty C là người bán quyền chọn

– Tài sản cơ sở là quần áo

– Giá thực hiện là 100.000 đồng/bộ

– Ngày đáo hạn là 1/10/2021

Theo quy định trong hợp đồng trên, vào ngày đáo hạn tức là ngày 1/10/2021, công ty B có quyền mua hoặc không mua 20.000 bộ quần áo tùy theo lựa chọn của mình. Tuy nhiên, nếu công ty B thực hiện quyền chọn mua thì công ty C có nghĩa vụ phải bán cho công ty A 20.000 bộ quần áo với mức giá 100.000 đồng/bộ. Cho dù mức giá của bộ quần áo đó có cao hoặc thấp hơn giá thực hiện thì công ty C vẫn phải có nghĩa vụ bán cho công ty A theo quy định trong hợp đồng.

4. Các thành phần của hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn bao gồm ít nhất bốn thành phần sau:

  • Kích cỡ (Volume): Là số lượng hợp đồng được giao dịch.
  • Ngày đáo hạn (Expiry Date): Là ngày hết hạn, khi đó các nhà đầu tư sẽ không thể thực hiện quyền chọn nữa.
  • Giá thực hiện (Strike Price): Là giá thỏa thuận mà tài sản cơ sở sẽ được mua hoặc bán (trong trường hợp người mua hợp đồng quyết định thực hiện quyền chọn).
  • Phí thực hiện hợp đồng (Premium): Là chi phí dùng để mua hợp đồng quyền chọn. Hay hiểu đơn giản, đây là số tiền mà nhà đầu tư phải trả để có được quyền chọn.

5. Cách hoạt động của giao dịch quyền chọn

Về cơ bản, chúng ta sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi đã mua một hợp đồng quyền chọn:

Trường hợp 1: Giá thực hiện < Giá thị trường, nhà đầu tư có thể mua tài sản cơ sở ở mức giá rẻ, kể cả sau khi cộng cả phí thực hiện quyền chọn, họ vẫn có thể chọn thực hiện hợp đồng để kiếm lợi nhuận.

Trường hợp 2: Giá thực hiện > Giá thị trường, nhà đầu tư không có lý do để thực hiện quyền chọn và hợp đồng trong trường hợp này được coi là vô dụng. Khi hợp đồng không được thực hiện, người mua chỉ mất phí mua quyền chọn mà họ đã phải thanh toán trước đó để có thể giao dịch mà thôi.

Điều quan trọng cần lưu ý là, khi ở vị thế người mua, ta có thể chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn mua hay quyền chọn bán của mình, nhưng khi ở vị thế người bán, họ phải thực hiện vị thế của mình nếu người mua quyết định thực hiện.

Điều này có nghĩa là người bán quyền chọn chịu rủi ro cao hơn người mua. Trong khi mức thua lỗ của người mua quyền chọn chỉ trong nằm trong giới hạn ở giá trị của phí mua quyền chọn mà họ đã thanh toán để mua hợp đồng, thì người bán quyền chọn có thể mất nhiều hơn tùy thuộc vào giá thị trường của tài sản.

6. Có mấy kiểu quyền chọn chính?

Có 2 kiểu quyền chọn chính, đó là quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu châu Âu.

The Difference Between American and European Options - Option Strategies &  Stock Market News

Quyền chọn kiểu châu Âu (European Option): người mua chỉ được thực hiện quyền vào ngày đáo hạn.

Quyền chọn kiểu Mỹ (American Option): người mua được thực hiện quyền vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn.

Ngoài ra, còn có một số kiểu quyền chọn đặc biệt khác như: Quyền chọn châu Á (Asian Option), Quyền chọn rào cản (Barrier Option), Quyền chọn Bermudan (Bermudan Option), Quyền chọn kép (Binary Option), Quyền chọn kỳ cục (Exotic Option), Quyền chọn tiêu chuẩn (Vanilla Option). 

Mỗi kiểu quyền chọn sẽ có một đặc tính riêng nhất định, trong đó, có 2 kiểu quyền chọn mà chắc chắn chúng ta cảm thấy rất quen thuộc, đó là Binary OptionVanilla Option.

Binary Option là quyền chọn kép hay còn được gọi là quyền chọn nhị phân, là một dạng quyền chọn với tính chất “được ăn cả ngã về không”. Thị trường quyền chọn nhị phân hiện nay cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc này nhưng có một số đặc điểm riêng của thị trường này phụ thuộc vào cả những sàn BO.

Vanilla Option (quyền chọn tiêu chuẩn): thật ra đây là tên gọi chung cho tất cả các kiểu quyền chọn kể trên, ngoại trừ Exotic Option vì kiểu quyền chọn này có một số cấu trúc tài chính phức tạp nên được xếp riêng vào một loại khác. Đôi khi, người ta cũng sẽ xếp quyền chọn kiểu Mỹ và châu Âu vào loại Vanilla Option.

7. Ưu và nhược điểm của hợp đồng quyền chọn

Ưu điểm 

  • Người mua quyền chọn mua có quyền mua tài sản ở mức giá thấp hơn thị trường khi giá hàng hóa tăng.
  • Người mua quyền chọn có thể kiếm lợi nhuận bằng cách bán hàng hóa ở mức giá thực hiện khi giá thị trường thấp hơn giá thực hiện.
  • Người bán quyền chọn nhận được phí quyền chọn từ người mua để viết quyền chọn.

Nhược điểm

  • Cơ chế làm việc và tính toán phí hợp đồng khó hiểu.
  • nhiều rủi ro, đặc biệt đối với người bán.
  • Chiến lược giao dịch phức tạp hơn khi so sánh với các lựa chọn thay thế thông thường.
  • Thị trường quyền chọn thường bị ảnh hưởng bởi mức độ thanh khoản thấp, khiến chúng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với hầu hết các nhà giao dịch.
  • Giá trị của phí hợp đồng quyền chọn rất biến độngcó xu hướng giảm khi đến gần ngày đáo hạn hợp đồng.

8. Các chiến lược giao dịch quyền chọn cơ bản

Hedging

Hợp đồng quyền chọn được sử dụng phổ biến như là các công cụ phòng ngừa rủi ro (hay còn gọi là Hedging). Các nhà đầu tư mua quyền chọn bán đối với các vị thế mà họ nắm giữ. Nếu tổng giá trị của vị thế mà họ nắm giữ giảm do giá giảm, họ có thể thực hiện tùy chọn bán để giúp giảm thua lỗ.

Đầu cơ

Hợp đồng quyền chọn cũng có thể được sử dụng cho buôn bán đầu cơ. Chẳng hạn, nếu một nhà đầu tư tin rằng giá của một tài sản sắp tăng, họ có thể mua quyền chọn mua. 

Nếu giá của tài sản tăng cao hơn giá thực hiện hợp đồng, khi đó nhà đầu tư có thể thực hiện quyền chọn và mua tài sản với giá rẻ.

Nếu thị trường không đi theo ý muốn của nhà đầu tư, họ có thể bỏ quyền thực hiện quyền chọn và chỉ lỗ một khoản phí.

Tổng kết

Bài viết trên đã tóm tắt những thông tin cơ bản anh em cần biết khi nhắc tới Hợp đồng quyền chọn. Anh em đã hiểu thêm về giao dịch quyền chọn và cách chúng hoạt động chưa? Nếu có những câu hỏi khác liên quan đến chủ đề trên, hãy bình luận ở phía dưới để BlockSolFi hỗ trợ nhé!


Khả năng vô hạn của DankSharding dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu thuộc Ethereum Foundation
Thứ Sáu, 10/02/2023

Vào hai hôm ngày 5-6 tháng 2 vừa qua, StarkWare đã tổ chức sự kiện StarkWare Sessions 2023 tại Tel Aviv, Israel. Sự kiện này gồm các bài phát biểu, thảo luận nhóm, trình diễn và trao đổi giữa các thành viên chính thức của đội ngũ StarkWare, nhóm nghiên cứu Ethereum Foundation và thành […]

Web3 không thể thiếu công nghệ AI?
Thứ Ba, 31/01/2023

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt, cộng với tác động tiêu cực của những cơn bão như Terra và FTX, khái niệm Web3 đang bị “kỳ thị” trên toàn thế giới. Đồng thời, sự bùng nổ tập trung của nhiều mô […]

Liệu UniSwap V4 có thật sự giảm mức tổn thất vô thường (IL) và tối ưu hóa chi phí?
Thứ Tư, 18/01/2023

Xét trong phạm vi cạnh tranh giữa các sàn giao dịch phi tập trung (DEX), Uniswap hiện dẫn đầu về khối lượng giao dịch và đương nhiên chiếm thị phần lớn nhất toàn ngành. Xuất hiện nhiều thông tin bàn tán xoay quanh phiên bản Uniswap V4 đang được đội ngũ nghiên cứu. Cùng tìm […]

Rollup đã ‘khơi mào’ cho cuộc chiến Layer 2 như thế nào?
Thứ Hai, 16/01/2023

Rollup là gì mà có thể mở ra “Layer-2 War”. Cùng tìm hiểu qua bối cảnh xuất hiện và vai trò của loại công nghệ này qua bài viết sau đây. Layer 2 từng là chủ đề vô cùng nóng hổi cách đây vài năm khi lần đầu tiên rộ lên chủ đề về khả […]

Tổng tài sản thanh lý đã vượt 200 triệu USD ngay sau khi Bitcoin ‘vượt tầng’ 19.000 USD
Thứ Sáu, 13/01/2023

Chỉ mới 24 giờ trôi qua, thị trường tiền mã hóa đã trải qua những cung bậc, những bước ngoặt, những khoản thanh lý không lường trước được. Trong số đó, ta không thể không nhắc đến sự kiện Bitcoin đã vượt qua mốc 19.000 USD. Đây sẽ là lần đầu tiên tài sản kỹ […]

Rủi ro dự trữ không phải là ‘Red Flag’ duy nhất cho holder Stablecoin
Thứ Sáu, 13/01/2023

Việc thực hiện dự trữ đối với các loại stablecoin lớn trong thị trường đã trở nên thận trọng hơn, nhưng holder vẫn phải tiếp tục đối mặt với các rủi ro khác trên cả vấn đề dự trữ. Một trong số đó liên quan đến thất bại của các tổ chức Crypto lớn. Các […]

Polygon Accelerator công bố 13 dự án Web3 được chọn
Thứ Năm, 12/01/2023

Vào tháng 12/2022, co-founder của Polygon, Sandeep Nailwal, đã công bố ra mắt chương trình Beacon Accelerator, chương trình tăng tốc khởi nghiệp cho lĩnh vực Web3, tập trung tài trợ các dự án mã hóa thông qua hướng dẫn và hỗ trợ tài chính. Ban cố vấn của chương trình bao gồm: Jack Lu, […]

Tiên lượng xấu cho Bitcoin nếu lượng trái phiếu lợi suất âm bị xóa sổ trên toàn cầu
Thứ Bảy, 07/01/2023

Trở lại thời điểm cuối năm 2020, các nhà phân tích thường xuyên để mắt đến “động thái” từ kho dự trữ cao chót vót của những công cụ nợ có lãi suất âm và xem đây như động lực tăng giá cho Bitcoin. Tuy nhiên, dữ liệu mới đây cho thấy lượng trái phiếu […]

Tại sao Curve Finance vẫn không thể ‘giật’ lấy ngôi vương dù TVL áp đảo Uniswap?
Thứ Sáu, 06/01/2023

Thực tế cho thấy TVL không phải là dữ liệu căn cứ duy nhất “giải mã” tình trạng của một giao thức DeFi. Nếu chỉ chăm chăm vào chỉ số này, Uniswap chắc hẳn đã trượt khỏi vị thế đầu ngành, và Curve Finance mới là cái tên đáng chú ý hơn hết. Vậy tại […]

Thị trường crypto những ngày đầu năm: Altcoin tăng vọt, Solana ‘phi mã’ 17,04%
Thứ Tư, 04/01/2023

Giá Bitcoin đang bước vào năm mới với hiện tượng đi ngang trong nhiều ngày qua. Nếu như việc thiếu sự bứt phá của Bitcoin trong thời gian gần đây làm nản lòng nhiều nhà đầu tư, thì giới chuyên gia lại cho đây là thời điểm thanh lọc thị trường crypto. Mặt khác, altcoin […]

Rollup đã ‘khơi mào’ cho cuộc chiến Layer 2 như thế nào?
Thứ Hai, 16/01/2023

Rollup là gì mà có thể mở ra “Layer-2 War”. Cùng tìm hiểu qua bối cảnh xuất hiện và vai trò của loại công nghệ này qua bài viết sau đây. Layer 2 từng là chủ đề vô cùng nóng hổi cách đây vài năm khi lần đầu tiên rộ lên chủ đề về khả […]

Dự án Crypto – Sáng tạo và tiền bạc là chưa đủ, làm được hay không mới quan trọng
Thứ Tư, 23/11/2022

Khi phát triển ý tưởng cho một dự án crypto mới, cần hiểu rằng công nghệ mới không đồng nghĩa với một sản phẩm tốt, và mối quan hệ giữa hai yếu tố này là không tương đồng. Ví dụ kinh điển nhất để giải thích cho điều này là iPhone. Mối quan hệ nào […]

5 công cụ phân tích tiền mã hoá phải có nhằm biến ‘gà mờ’ thành dân chuyên
Chủ Nhật, 06/11/2022

Nhờ công nghệ blockchain nên các dữ liệu được công khai. Do đó, nếu tận dụng tốt những công cụ phân tích tiền mã hoá trong thời gian thực, người dùng sẽ mở khoá rất nhiều cơ hội tìm được “hidden gem”. Các công cụ phân tích tiền mã hoá cần phải “nắm trong lòng bàn […]

Sui và Aptos: Ai sẽ là kẻ chiến thắng trên đường đua của Move?
Chủ Nhật, 23/10/2022

Aptos và Sui Blockchain là hai dự án thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới crypto trong thời gian qua khi được giới thiệu như các “blockchain thế hệ mới”, giải mã vấn đề nan giải của những người đi trước. Vậy hai blockchain có nguồn gốc từ “đống tàn tro” của […]

Wash trading NFT là gì? Cách để nhận diện hoạt động gây nhiễu này
Thứ Bảy, 22/10/2022

Thị trường NFT vẫn đang trong giai đoạn còn rất non trẻ kéo theo đó là những hoạt động wash trading không ngừng diễn ra và sôi nổi hơn bao giờ hết. Điều này khiến cho việc định giá một bộ sưu tập NFT dường như là không thể khi mà giá trị giao dịch […]

Khác biệt cốt lõi giữa ‘Token tiện tích’ và ‘Token cổ phần’
Thứ Hai, 17/10/2022

Những khái niệm quen thuộc như coin hay Token tưởng chừng vô cùng cơ bản nhưng gây nên không ít bối rối cho phía nhà đầu tư khi mà trong tiến trình phát triển nhanh chóng của thị trường mã hóa, hầu như các nhà giao dịch đều cảm thấy chúng không có sự khác […]

Cái nhìn ‘méo mó’ về bản chất tốt đẹp của NFT
nft
Thứ Bảy, 15/10/2022

NFT không phải là một dấu hiệu của sự lừa dối hay một mánh lới quảng cáo cường điệu hóa, và ngành công nghiệp NFT không thể rơi vào con đường sai lầm của “nhanh nở, chóng tàn” như nhan nhản các ý tưởng “ăn xổi” thường thấy trong thị trường mã hóa. NFT chỉ […]

NFT, nhu cầu ảo và nguồn cung ảo
Thứ Sáu, 07/10/2022

Nhu cầu vô cùng ảo do NFT tạo nên là nhu cầu phi vật chất đầu tiên trong lịch sử loài người, và nó vẫn đang ở trong tình trạng hỗn loạn, đầy mơ hồ. Bên cạnh đó, nguồn cung của NFT không hề hữu hạn như cách chúng ta vẫn thường lầm tưởng. Bài […]

Tại sao Zero-knowledge Proofs lại quan trọng đến vậy? Ứng dụng và Thách thức
Chủ Nhật, 02/10/2022

Những ai đã từng tìm hiểu qua các loại công nghệ tiêu biểu của blockchain chắc hẳn không mấy xa lạ với khái niệm “Zero-knowledge Proofs”, vốn được ví như món quà may mắn của Web3. Vậy loại công nghệ này cơ bản được sử dụng để làm gì và ứng dụng như thế nào? […]

Stablecoin và sự biến động trong lợi tức
Thứ Năm, 29/09/2022

Chúng ta hãy cùng xem xét lợi suất cho vay stablecoin đối với giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Compound Finance V2 và phân tích xem, hiệu suất lợi nhuận, sự biến động và những yếu tố nào đang thúc đẩy lợi suất cho vay thế chấp các stablecoin thông qua giao […]

Đăng ký newsletter

Blocksolfi là cổng thông tin blockchain cập nhật tin tức thị trường nhanh và chính xác nhất. Đăng ký newsletter của Blocksolfi để không bỏ lỡ các diễn biến quan trọng của thị trường