Iran và Nga bắt tay phát hành stablecoin mới được bảo trợ bởi vàng

Theo đó, Iran và Nga muốn sử dụng đồng stablecoin tiềm năng trên, thay thế các loại tiền tệ fiat như USD, đồng rúp của hoặc đồng rial trong các cuộc các giao dịch xuyên biên giới.
Iran và Nga hợp tác thiết kế stablecoin mới
Ngân hàng Trung ương Iran được cho là đang hợp tác với chính phủ Nga để cùng phát hành một loại tiền mã hóa mới được bảo trợ bởi vàng.
Iran đang hợp tác với Nga để tạo ra một “token của vùng Vịnh Ba Tư” nhằm trở thành phương thức thanh toán trong ngoại thương, hãng thông tấn Vedomosti của Nga đưa tin vào ngày 15 tháng 1.

Theo Alexander Brazhnikov, giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp tiền mã hóa và Blockchain Nga (RACIB), token này dự kiến sẽ được phát hành dưới dạng stablecoin được hỗ trợ bởi vàng.
Iran và Nga muốn sử dụng đồng stablecoin tiềm năng trên, thay thế các loại tiền tệ fiat như USD, đồng rúp của hoặc đồng rial trong các cuộc các giao dịch xuyên biên giới. Theo đó, đồng coin trên sẽ được phát hành trong một đặc khu kinh tế ở Astrakhan, nơi Nga bắt đầu chấp nhận các chuyến hàng của Iran.
Nhà lập pháp Nga Anton Tkachev, thành viên của Ủy ban Chính sách Thông tin, Công nghệ Thông tin và Truyền thông, nhấn mạnh rằng một dự án stablecoin chung sẽ chỉ khả thi khi thị trường tài sản kỹ thuật số được quy định đầy đủ tại Nga. Sau nhiều lần trì hoãn, hạ viện Nga một lần nữa hứa sẽ bắt đầu điều chỉnh các giao dịch tiền mã hóa vào năm 2023.

Iran và Nga là một trong số các quốc gia cấm cư dân của họ sử dụng các đồng coin và token như Bitcoin và stablecoin như Tether (USDT) để thanh toán. Đồng thời, cả Iran và Nga đều đang tích cực làm việc để sử dụng tiền mã hóa như một công cụ ngoại thương.
Vào tháng 8 năm 2022, Bộ Công nghiệp, Mỏ và Thương mại Iran đã phê duyệt việc sử dụng tiền mã hóa để nhập khẩu vào quốc gia này trong bối cảnh các quốc gia phương Tây cố gắng áp các lệnh trừng phạt thương mại quốc tế lên quốc gia này. Chính quyền địa phương cho biết các biện pháp mới sẽ giúp Iran giảm thiểu các lệnh trừng phạt thương mại toàn cầu. Iran sau đó đã đặt đơn hàng nhập khẩu quốc tế đầu tiên với số tiền mã hóa trị giá 10 triệu USD.
Ngân hàng Nga – trước đây từng phản đối ý tưởng sử dụng tiền mã hóa làm phương thức thanh toán – cũng đồng ý cho phép sử dụng crypto trong giao dịch nước ngoài do các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, cơ quan quản lý hiện vẫn chưa làm rõ, đồng tiền nào sẽ được sử dụng cho các giao dịch như vậy.
Trước đây, Atomyze, một nền tảng tiền mã hóa được chính phủ Nga hậu thuẫn đã phối hợp cùng Ngân hàng Rosbank phát hành token.
Vì có tài sản bảo chứng là palladium, do đó có thể xem token tiền mã hóa này là một loại stablecoin. Tuy nhiên, khác với hầu hết các loại stablecoin khác trên thị trường tiền mã hóa hiện nay, được bảo chứng bởi tiền pháp định như USDT (bảo chứng bằng USD)…, đồng stablecoin của Nga được bảo chứng bởi palladium – một kim loại quý hiếm cần thiết cho hoạt động sản xuất các chip cảm biến, một số loại bộ nhớ máy tính…

Được biết, Atomyze và Rosbank đều được hậu thuẫn bởi Interros, tập đoàn đầu tư sừng sỏ của Nga do nhà tài phiệt Vladimir Potanin đồng sáng lập. Ngoài ra, Atomyze được cho là có sự hậu thuẫn của chính phủ Nga.
Trong sự kiện ra mắt palladium token, ông Potanin đã phát biểu rằng việc ra mắt token bảo chứng bởi palladium sẽ mở ra một kỷ nguyên số cho nền kinh tế Nga. Đồng thời, nhà tài phiệt đồng sáng lập Interros còn kỳ vọng palladium token sẽ có thể đánh bại các loại tiền mã hóa hàng đầu hiện nay như Bitcoin, vì “token được hậu thuẫn bởi tài sản vật chất và việc sử dụng công nghệ blockchain sẽ làm cho các giao dịch trở nên đáng tin cậy, thuận tiện và minh bạch hơn”.
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
Nhóm hacker Lazarus Group khét tiếng chuyển 64 triệu USD ETH từ vụ hack Harmony
Shiba Inu chuẩn bị trình làng Shibarium Beta, SHIB tăng hơn 6% chỉ trong một giờ sau tin ‘nóng’