Tổng giám đốc của JPMorgan khẳng định, crypto ‘không là cái đinh gì’ trong mắt các ‘ông lớn’

Năm 2022, dù giới crypto đã kinh qua một vài điểm sáng như bản nâng cấp mạng lưới Ethereum 2.0, Chính phủ Mỹ và nhiều quốc gia khác cũng bắt đầu để mắt đến tiền mã hóa, ban hành những quy định về lĩnh vực này nhưng năm 2022 vẫn là một năm tồi tệ. Từ sự sụp đổ của Terra, đến việc mô hình tài chính phi tập trung (DeFi) quá dễ bị tấn công.
Và cuối cùng, sự sụp đổ của một sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu FTX đã khiến crypto biến động giá dữ dội và đã trải qua nhiều giai đoạn mùa hè “đỏ lửa” khác nhau. Theo đó, vị chiến lược gia đầu tư cấp cao tại công ty JPMorgan Asset Management cũng không đặt nhiều niềm tin vào tiền mã hóa.
Tổng giám đốc của JPMorgan không đánh giá cao crypto
Theo vị chiến lược gia đầu tư cấp cao tại công ty quản lý tài sản JPMorgan Asset Management, các nhà quản lý tiền tránh được nhiều đợt lên xuống của tiền số và đang cảm thấy nhẹ nhõm vì điều đó.
“Là một loại tài sản, tiền mã hóa không thực sự tồn tại trong mắt hầu hết các nhà đầu tư định chế lớn”, Jared Gross, người đứng đầu chiến lược danh mục đầu tư tổ chức tại ngân hàng, chia sẻ tại podcast “What Goes Up” của Bloomberg. “Theo đó, crypto có độ biến động quá cao và thiếu giá trị nội tại nên crypto khó có thể sinh tồng”
Trước đây, một số người từng kỳ vọng rằng Bitcoin có thể trở thành một dạng vàng kỹ thuật số hoặc tài sản trú ẩn an toàn để bảo vệ nhà đầu tư trước lạm phát. Nhưng “hiển nhiên” là điều đó đã không xảy ra, Gross nhận định.
“Hầu hết các nhà đầu tư tổ chức có lẽ đang thở phào nhẹ nhõm vì họ đã không nhảy vào thị trường này và có lẽ họ vẫn sẽ giữ nguyên ý định này trong tương lai gần”.

Giá tiền mã hóa tăng mạnh trong năm 2020 và 2021 một phần là nhờ một số người trong giới tài chính truyền thống tham gia hoặc ít nhất là lên tiếng ủng hộ tiền số. Đây là một bước tiến triển quan trọng đối với những người đam mê tiền số, những người coi điều đó mang lại niềm tin cho một ngành còn non trẻ.
Nhưng các tài sản kỹ thuật số đã bị ảnh hưởng nặng nề trong năm 2022, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác tăng lãi suất để chống lại lạm phát cao kỷ lục.
Một môi trường khắc nghiệt như vậy đã ảnh hưởng đến tiền số. Đồng tiền số có giá trị vốn hóa lớn nhất là Bitcoin đã giảm 60% giá trị trong năm 2022 và đồng Ether giảm khoảng 70%.
Bitcoin hiện đang giao dịch quanh mức 16.800 USD, giảm từ mức 50.800 USD một năm trước.

Một năm tồi tệ của tiền mã hóa
Khởi đầu năm 2022, giới crypto đón nhận tin vui khi Bitcoin và Ethereum đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021. Không chỉ vậy, NFT cũng ra sức bùng nổ cùng với đó là sự xuất hiện của các quỹ đăng ký hợp đồng tương lai Bitcoin…
Tuy nhiên đến tháng 3, nhiều vấn đề xuất hiện và làm rung chuyển thị trường. Tin tặc đã tấn công vào mạng Ronin, của Axie Infinity và đánh cắp 625 triệu USD và khiến sự kiện này trở thành vụ trộm tiền mã hóa lớn nhất từ trước đến nay. Không phải chỉ một, mà nhiều nền tảng tiền số lớn khác, chẳng hạn như Binance và FTX, cũng đã bị tấn công vào năm 2022.
Trên thực tế thì 6 trên 10 vụ tấn công tiền mã hóa lớn nhất đều được thực hiện trong năm nay.

Bên cạnh đó, vào ngày 9 tháng 5, TerraUSD đã không thể đạt đến trạng thái cân bằng và giảm xuống mức thấp nhất là 35 cents. Và chỉ trong một ngày 12 tháng 5, giá LUNA đã giảm 96% xuống dưới 10 cents.
Sự sụp đổ của Terra đã khiến thị trường tiền mã hóa lao dốc, Bitcoin vào thời điểm đó đã mất 1/3 giá trị xuống dưới mức 40.000 USD. Điều đáng buồn hơn nữa là sự lao dốc mới chỉ bắt đầu.
Trong tháng 11, Coindesk công bố một bản báo cáo đáng sợ, tiết lộ rằng sàn giao dịch tiền mã hóa FTX đang gặp khủng hoảng thanh khoản nghiêm trọng và có thể sớm phá sản.
Binance – sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới đã bắt đầu bán tháo các đồng tiền mã hóa của FTX là FTT. Ngày hôm sau, họ thông báo sẽ mua FTX, nhưng sau đó đã không làm vậy vì phát hiện ra những điểm yếu trong đánh giá tài chính của FTX.

Công ty đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 11 tháng 11, gây ra hiệu ứng domino đối với các công ty liên quan. Bankman-Fried đã từ chức và sàn giao dịch này nợ tiền của hơn 1 triệu chủ nợ với các khoản nợ và tài sản có giá trị từ 1 tỷ USD đến 10 tỷ USD.
Sau đó thì những hệ quả không mong muốn bắt đầu xuất hiện.
Ngày 28 tháng 11, Blockfi, một công ty cho vay và dịch vụ tài chính crypto có liên hệ chặt chẽ với FTX, đã tuyên bố phá sản. Genesis Global Capital, một công ty cho vay tiền số khác, đã tạm dừng các khoản rút tiền vào tháng 11 vì vấn đề thanh khoản.
Tiếp theo là sàn giao dịch Gemini thông báo việc hoãn rút tiền của khách hàng. Các quỹ nổi tiếng khác đã đầu tư vào FTX bao gồm Sequoia Capital, SoftBank và BlackRock cũng gặp rắc rối với các chủ đầu tư.

Vụ phá sản của FTX sẽ đi vào lịch sử như một trong những vụ phức tạp nhất từ trước đến nay và chính điều đó đã khiến thị trường tiền mã hóa sụp đổ theo và chưa biết bao giờ có thể khôi phục được.
Tóm gọn, năm 2022 là một năm cực kỳ đáng sợ với nhiều nhà đầu tư. Nhiều chuyên gia cũng nhân cơ hội này “móc mỉa” crypto.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu coi đợt tăng giá khiêm tốn của bitcoin trong tháng này là “trút hơi thở giả tạo cuối cùng trước khi bắt đầu lao dốc”.
Giới tài chính phi tập trung và tiền mã hóa cũng buộc phải từ bỏ ý tưởng “nương nhờ” cái bóng của hệ thống ngân hàng truyền thống, giúp crypto lớn mạnh hơn.
Cái nhìn của cơ quan quản lý
Dù vậy, vào năm 2022, các chính phủ trên toàn thế giới đã thông qua nhiều bộ luật nhằm đơn giản hóa khái niệm mới về loại tiền này.
Tháng 10, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua dự luật Quy định về thị trường tài sản số, một bộ luật mang tính bước ngoặt nhằm điều chỉnh thị trường này. Các bộ luật sẽ có hiệu lực vào năm 2024.
Quốc hội Anh cũng đã công nhận tài sản tiền mã hóa là công cụ tài chính. Dự thảo luật nhằm mở rộng các luật hiện hành liên quan đến các công cụ tập trung vào thanh toán đối với stablecoin.
Trung Quốc thì tiếp tục phát triển đồng nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY). Nước này cũng triển khai vòng tiếp theo của chương trình thí điểm tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) vào tháng 8.

Tương tự như Trung Quốc, Ngân hàng trung ương Ấn Độ đã tung ra phiên bản bán lẻ tiền kỹ thuật số vào tháng 12. Động thái này diễn ra một tháng sau khi một số ngân hàng Ấn Độ được phép giải quyết các giao dịch thị trường thứ cấp bằng tiền kỹ thuật số.
Brazil có vẻ hào hứng với tiền mã hóa hơn cả khi nước này đã hợp pháp hóa loại tiền này làm phương thức thanh toán trên toàn quốc vào cuối tháng 11.
Với các hành động của nhiều quốc gia trên, thị trường tiền mã hóa năm 2023 được hy vọng sẽ trở thành xu hướng chủ đạo sẽ có sự đổi mới. Tuy nhiên, nó cũng sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn.
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
DeGods và y00ts ‘thu dọn hành lý’, dời nhà sang Ethereum và Polygon