Layer 2 Scaling trên Ethereum nghĩa là gì? Giải thích về các giao thức Layer 2 dễ hiểu nhất

Ethereum là một blockchain mở mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng để xây dựng các ứng dụng phi tập trung (decentralized apps), ra mắt tokens và trade tiền điện tử. Nhờ có khả năng toàn diện này, Ethereum trở thành một máy tính ảo có khả năng truy cập cao, và có đến hơn 1 triệu giao dịch/ngày được thực hiện trên Ethereum.
Việc Ethereum trở nên cực kỳ phổ biến đối trong thực tế có thể cho là “chiến thắng” lẫy lừng cho blockchain, nhưng dường như Ethereum lại có vấn đề đối với trải nghiệm người dùng. Lí do là gì? Nếu anh em đã sử dụng Ethereum vào bất kỳ thời điểm nào trong năm 2021, anh em sẽ nhận ra nền tảng còn chậm, và có phí gas rất đắt.
Các giải pháp mở rộng quy mô Layer 2, (hay còn gọi là Layer 2 Scaling) là câu trả lời cho vấn đề mà Ethereum đang gặp phải về trải nghiệm người dùng. Hiện nay một giao dịch Ethereum có thể mất 10 phút và một lượng lớn ETH cho phí gas, với giải pháp Layer 2 Scaling, thì các giao dịch L2 sẽ diễn ra ngay lập tức với các khoản phí gần như miễn phí.
Ngày nay, có ba giải pháp mở rộng quy mô Layer 2 cho Ethereum mà bạn nên biết: Polygon Network, Optimism và Arbitrum. Nhưng trước khi chúng ta đi sâu vào tìm hiểu 3 giải pháp này, cùng tìm hiểu về cách hoạt động của tính năng của Layer 2 Scaling trước nhé.
Layer 2 Scaling là gì?
Các giải pháp mở rộng quy mô Layer 2 làm cho việc sử dụng Ethereum rẻ hơn và nhanh hơn cho tất cả mọi người. Anh em cứ hiểu nôm na Blockchain Ethereum được gọi là Layer 1, như vậy sẽ dễ dàng hơn khi tìm hiểu cách hoạt động của Layer 2. Để mình giải thích ở bên dưới nhé!

Mạng Ethereum là chuỗi chính, có nghĩa là tất cả các giao dịch diễn ra trên mạng là on-chain (trên chuỗi). Là chuỗi chính, Ethereum sẽ có dung lượng mạng giới hạn. Thông lượng giao dịch của Ethereum bị giới hạn ở khoảng 15 giao dịch mỗi giây.
Trần hiệu suất của Ethereum là lý do tại sao các giao dịch trở nên đắt đỏ và dẫn tới tình trạng nghẽn mạng khi có quá nhiều người sử dụng. Cũng giống như đường cao tốc, quá nhiều lưu lượng truy cập khiến Ethereum bị tắc nghẽn và việc sử dụng nền tảng sẽ trở nên khó khăn.
Để xem xét việc mở rộng của Ethereum, người ta so sánh Ethereum với Visa. Visa xử lý khoảng 2.000 giao dịch mỗi giây. Sự so sánh này tuy không công bằng vì Visa là cơ chế tập trung và Ethereum là phi tập trung. Tuy nhiên, việc xem các hạn chế của Ethereum so với các mạng tập trung là rất quan trọng để hiểu Ethereum cần có khả năng mở rộng như thế nào để được sử dụng rộng rãi.

Vậy, Ethereum cần làm gì? Trong khi Ethereum 2.0 là bản nâng cấp dự kiến sẽ tăng đáng kể hiệu suất mở rộng của mạng, nhưng phải đến năm 2023 mới có thể hoàn thành nó?
Đó là lý do tại sao các giải pháp mở rộng Layer 2 (L2s) xuất hiện. Hãy nhớ rằng lúc nãy chúng ta đã quy chuẩn Ethereum là Layer 1, vì vậy bạn có thể hình dung Layer 2 là lớp được kết nối với Ethereum nằm ở hai bên của chuỗi chính.
Tại sao L2s lại kỳ diệu đến vậy?
- L2s xử lý các giao dịch trên một chuỗi khối được kết nối Ethereum (tức là một sidechain.)
- Sau đó, nó roll-up các giao dịch thành các giao dịch lớn hơn (hoặc các bạn có thể hiểu là roll-up blocks.)
- Roll-up blocks được gửi đến Ethereum như một giao dịch thay vì nhiều giao dịch nhỏ lẻ.
- Cuối cùng, mọi người chia phí giao dịch cho khối cuộn lên, đó là lý do tại sao các giao dịch vi mô tạo ra khối cuộn lên rất rẻ.
Vì vậy, điểm mấu chốt là giao dịch Layer 2 sẽ không tốn kém, nhanh chóng hơn và giúp cộng đồng sử dụng mạng Ethereum dễ dàng hơn. Đối với các ứng dụng chuyên sâu về giao dịch như thanh toán, yield-farming DeFi, mint NFT và smart contract, Layer 2 là nhân tố quan trọng giúp hỗ trợ các tính năng kể trên.
Hạn chế đối với việc mở rộng quy mô Layer 2

Hạn chế lớn nhất đó là các side chains khác nhau không thể tương tác với nhau. Ít nhất là hiện nay chưa thể làm điều đó. Đây là lý do tại sao nó là một vấn đề.
Hãy tưởng tượng bạn là nhà cung cấp thanh khoản cho Uniswap trên chuỗi chính Ethereum. Bạn quá mệt mỏi với việc trả phí gas cao mỗi khi bạn thêm/ bớt thanh khoản và nhận phần thưởng. Đột nhiên, Uniswap mở ra thị trường trên hai chuỗi sidechains Ethereum khác nhau!
Nhưng đó không phải là điều gì đáng mừng. Bởi vì những side chains đó không thể tương tác với nhau mà chúng là những thị trường hoàn toàn riêng biệt. Trên thực tế, điều này có nghĩa là anh em phải chia thanh khoản của mình giữa các L2 hoặc chọn một cái thay vì cái kia.
Điều gì sẽ xảy ra nếu sidechain A “thăng hoa” (tức có nhiều người dùng hơn) và sidechain B không thu hút được ai cả? Bạn có thể bỏ lỡ phần thưởng phí giao dịch hấp dẫn, vì vậy anh em sẽ cần phải phân bổ thanh khoản một cách khôn ngoan.
An ninh cũng là một mối bận tâm khác. Nôm na là chuỗi chính/ chuỗi khối Layer 1 như Ethereum sẽ an toàn hơn sidechain vì nó có tính thanh khoản cao hơn, được ràng buộc trong quá trình đồng thuận. Một sidechain Layer 2 mới nổi như Polygon Network không thể có được các đảm bảo bảo mật tương tự cho đến khi thanh khoản staking của nó ngang bằng hoặc vượt quá Ethereum.
Các dự án Ethereum Layer 2 tốt nhất
Trong quý 1 năm 2021, Ethereum đã giải quyết hơn 1,5 nghìn tỷ đô la các giao dịch. So sánh với cơ quan phi tập trung, Visa – thường thanh toán 2 nghìn tỷ đô la mỗi quý.
Ấn tượng hơn nữa là Ethereum đã thực hiện tất cả các hoạt động tài chính của mình mà không có khả năng mở rộng. Điều đó cho thấy công chúng háo hức như thế nào khi sử dụng Ethereum ngay cả khi nó bất tiện, đắt tiền và có phần chậm chạp.
Bây giờ anh em tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi sử dụng Ethereum thuận tiện, rẻ và nhanh chóng hơn ngày trước? Nhờ các side chains Layer 2 được kết nối với Ethereum, điều này có thể xảy ra. Với khối lượng thanh toán trên Ethereum, Layer 2 là một giải pháp hiệu quả, hoàn toàn có thể vượt qua hoạt động tài chính của Visa trong tương lai.
Giải pháp nào là ứng cử viên hàng đầu trong cuộc chiến mở rộng Layer 2? Dưới đây, anh em sẽ tìm thấy các giải pháp mở rộng quy mô Layer 2 tốt nhất được xếp theo thứ tự số lượng hoạt động trên mạng.
Polygon Network

Polygon Network là một dự án blockchain Layer 2, khởi đầu là Matic, trước khi đổi thương hiệu thành Polygon. Trong thời gian là Matic, dự án đã nhận được lời khen ngợi và đầu tư tài chính từ Coinbase Ventures, cùng với sự ủng hộ từ các dự án nhỏ hơn.
Tuy nhiên, phải đến khi NFT bùng nổ, Matic mới bắt đầu phổ biến. Sau khi Matic được đổi thương hiệu thành Polygon Network, hệ thống này với cơ chế hoạt động tuyệt vời khiến cộng đồng chú ý tới. Hầu hết các giao thức DeFi chính được triển khai cho Polygon, bao gồm các tên như Aave, Curve và Sushi.
Thị trường Aave Polygon đã giúp đẩy tổng giá trị locked trên Polygon lên gần 9 tỷ đô la. QuickSwap, một sàn giao dịch phi tập trung giống Uniswap trên Polygon, được đưa vào các cửa hàng thanh khoản của mạng để cung cấp cho người dùng một giải pháp giá rẻ thay thế cho Ethereum DEX.
Phí giao dịch trên Polygon gần như miễn phí, một sự thay đổi đáng hoan nghênh so với những ngày có phí gas 100 đô la trên Ethereum. Để làm dịu thỏa thuận, Polygon thậm chí còn cung cấp cho bạn token MATIC miễn phí khi bạn kết nối tài sản của mình – đủ để thanh toán cho một số giao dịch.
Optimism
Rất lâu trước khi Polygon Network được thành lập, Optimism được đồn đại là giải pháp mở rộng quy mô Ethereum tốt nhất trong sản xuất. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong phát triển đã khiến Optimism mất cơ hội tung ra thị trường trước Polygon.
May mắn thay, Optimism vẫn được đông đảo cộng đồng chấp nhận. Uniswap, Synthetix và sàn giao dịch quyền chọn tiền điện tử Lyra sắp tới đều đã có mặt trên Optimism. Chưa kể đến sự ủng hộ từ a16z, nhà sản xuất tiền crypto máu mặt.
Mạng chính của dự án, Optimistic Ethereum (OΞ), đã hoạt động và lưu trữ Uniswap V3. Thị trường Optimism Uniswap đã đạt được 6,5 tỷ đô la tổng giá trị locked – một con số cho thấy sự thành công ban đầu của Ethereum L2s.
Arbitrum

Tương tự như Polygon và Optimism, Arbitrum có thể coi là Optimism Rollup để mở rộng các hợp đồng thông minh Ethereum. Nói cách khác, Arbitrum giúp Ethereum trở nên nhanh hơn và rẻ hơn để sử dụng, đặc biệt là cho các nhà phát triển.
Khi nói về các giao thức Layer 2, chúng chỉ áp dụng cho end user như các nhà giao dịch tiền điện tử và yield farmer. Tuy nhiên, các nhà phát triển ứng dụng phi tập trung xây dựng trên Ethereum thường dành số tiền nhỏ hơn cho việc thực thi smart contract trong giai đoạn thử nghiệm. Arbitrum sinh ra nhằm mục đích giúp các developer triển khai các dự án dựa trên Ethereum với chi phí thấp hơn.
Arbitrum One là bản phát hành mainnet beta của giao thức. Hiện tại, nó chỉ có sẵn cho các developer đang xây dựng trên Ethereum nhưng sẽ sớm có bản phát hành công khai đầy đủ.
Rất nhiều tên tuổi lớn đã trở thành cộng tác viên với Arbitrum. Uniswap, Sushi và Consensys đều đã thử nghiệm và khởi chạy trên giao thức này.
Lời kết
Trên đây là những thông tin tổng quát về Layer 2 Scaling – đây hứa hẹn sẽ là giải pháp tốt nhất trong thời điểm hiện tại cho mạng Ethereum để giải quyết vấn đề phí đắt đỏ và hiện tượng nghẽn mạng. Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề trên, hãy để lại comment cho BlockSolFi nhé!