Lightning Network là gì? Tìm hiểu về mạng thanh toán tương lai của Bitcoin

Vào năm 2016, hai nhà phát triển là Thaddeus Dryja và Joseph Poon đã đề xuất một giao thức mới có tên là “Lightning Network” cho phép các giao dịch được thực hiện nhanh hơn và rẻ hơn mà không cần thay đổi kích thước khối trong mạng.
Vậy Lightning Network là gì? Cơ chế hoạt động của Lightning Network ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Vấn đề hiện tại của Bitcoin

Một trong những thách thức lớn nhất của mạng Bitcoin là khả năng mở rộng, chi phí giao dịch cao, cùng với tốc độ giao tiếp tương đối chậm giữa người mua và người bán.
Mỗi khối trên Blockchain của Bitcoin mất trung bình 10 phút để xử lý giao dịch, nên chỉ một số lượng nhỏ giao dịch có thể được thực hiện tại cùng một thời điểm. Đối với những nhà đầu tư tham gia Bitcoin, việc chờ đợi thêm vài giây cũng không có gì là bất tiện lớn. Nhưng nếu Bitcoin mong muốn trở thành một phương thức thanh toán hàng hóa và dịch vụ chính thống, nó cần được trang bị để xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây.
Tại sao các Blockchain lại chậm như vậy?
Anh em hãy coi Blockchain như một cuốn sổ đăng ký.
Cuốn sổ này bao gồm nhiều trang (khối), trong đó mỗi trang có nhiều giao dịch. Khi một trang trong cuốn sổ đã ghi đầy các giao dịch, các thông tin sẽ cần được lưu lại trong cuốn sổ trước khi bắt đầu ghi tiếp các giao dịch trên trang tiếp theo.
Trước khi một trang (khối) có thể được thêm vào cuốn sổ (chuỗi), có một số quá trình cần được thực hiện để đảm bảo rằng mọi người đều đồng ý với nội dung mà nó chứa. Quá trình này mất khoảng 10 phút cho mỗi khối (đối với Bitcoin Blockchain).
Hãy tưởng tượng, bạn gửi 1 BTC cho bạn của bạn – Joe. Quá trình giao dịch sẽ diễn ra giống như thế này.
Trong đó, một giao dịch chứa thông tin về người gửi, người nhận, số tiền và phí giao dịch.
Khi thực hiện các giao dịch, anh em chú ý là cần phải có một khoản phí. Anh em có thể trả thêm tiền để khuyến khích thợ mỏ xác nhận giao dịch của mình trong một khối sớm hơn. Lệ phí giao dịch càng cao, giao dịch của anh em sẽ càng nhanh.
Tại thời điểm bất kỳ, sẽ có rất nhiều giao dịch có thể được ghi lại trên trang hiện tại, ví dụ như trong hình dưới đây.
Các thợ mỏ, tức là các máy tính làm việc trong mạng lưới Blockchain, phải quyết định những giao dịch nào sẽ được ghi vào trong khối hiện tại. Để quyết định, họ sẽ xem xét các giao dịch nào mang lại nhiều phần thưởng – có nghĩa là các giao dịch có phí giao dịch cao nhất sẽ được ưu tiên. Nếu có giao dịch trả phí cao hơn giao dịch của bạn, thì bạn sẽ phải chờ trong hàng đợi. Việc chờ đợi có thể kéo dài từ vài phút, cho đến vài giờ, thậm chí cả ngày.
Đó là lý do tại sao Blockchain chậm, và cũng vì thế mà chi phí giao dịch ngày càng trở nên đắt đỏ. Việc Blockchain được sử dụng ngày càng rộng rãi nghĩa là sẽ có nhiều giao dịch xảy ra hơn, nhưng khi số lượng giao dịch tăng lên, mạng lưới sẽ trở nên ngày càng chậm chạp hơn. Đó là bài toán mà Blockchain nào, ngay cả Bitcoin, cần giải quyết càng sớm càng tốt.
Và Lightning Network (LN) là một giải pháp tiềm năng cho vấn đề này.
Vậy Lightning Network là gì?

Ý tưởng của Lightning Network là, không phải tất cả các giao dịch đều phải được ghi lại trên Blockchain.
Lightning Network sẽ tạo ra một layer thứ 2 trên đầu chuỗi khối Bitcoin (giải pháp ngoài chuỗi) sử dụng các kênh thanh toán vi mô do người dùng tạo ra để thực hiện các giao dịch hiệu quả hơn.
Các giao dịch qua Lightning Network sẽ nhanh hơn nhiều so với các giao dịch Bitcoin thông thường, vì chúng không cần phải được ghi lại trên toàn bộ mạng. Và bởi vì không có thợ đào trên Lightning Network, nên phí giao dịch sẽ trở nên cực kỳ thấp hoặc thậm chí không tồn tại.
Lightning Network hoạt động như thế nào?
Bạn hãy coi chuỗi khối chính của Bitcoin như một con đường cao tốc và Lightning Network như một chuỗi các con phố phụ giúp giảm tắc nghẽn đường cao tốc từ các giao dịch nhỏ hơn.
Lightning Network gồm có một hệ thống giao dịch off-chain (các con phố nhỏ) được xây dựng trên nền tảng blockchain của Bitcoin. Hệ thống này vận hành ở cấp độ mạng ngang hàng (P2P), tính ứng dụng của nó dựa trên nguyên lý tạo ra các kênh thanh toán 2 chiều, qua đó người dùng có thể thực hiện các giao dịch tiền điện tử liền mạch.
Khi hai bên muốn giao dịch với nhau thì sẽ cần thiết lập một ví đa chữ ký. (ví này yêu cầu nhiều hơn một chữ ký để thực hiện giao dịch). Ví sẽ chứa một số lượng Bitcoin. Địa chỉ ví sau đó được lưu vào chuỗi khối Bitcoin để thiết lập kênh thanh toán. Điều này nhằm đảm bảo không bên nào có thể truy cập được số tiền đó khi chưa có được sự đồng thuận của tất cả các bên còn lại.
Sau khi hai bên đã đồng thuận tạo ra một kênh thanh toán, họ có thể chuyển tiền tùy ý qua lại giữa các ví với nhau. Tất cả các giao dịch được thực hiện trong kênh đó đều là off-chain (không được lưu và xử lý bởi blockchain của Bitcoin), và sẽ không cần tới sự đồng thuận của toàn hệ thống. Nhờ đó, các giao dịch này có thể được thực thi một cách nhanh chóng thông qua hợp đồng thông minh, với mức chi phí thấp và tốc độ giao dịch cao.
Các bên tham gia sẽ phải tương tác với mạng lưới blockchain của Bitcoin 2 lần để mở và đóng kênh thanh toán. Do đó, tất cả các giao dịch khác phát sinh trong kênh thanh toán sẽ không trực tiếp được thực hiện trong chuỗi chính.
Đặc biệt, bạn không cần thiết phải thiết lập kênh trực tiếp để giao dịch trên Lightning Network – bạn có thể gửi thanh toán cho ai đó qua kênh với những người mà bạn đã kết nối. Mạng sẽ tự động tìm đường ngắn nhất để giao dịch.
Ưu và nhược điểm của Lightning Network
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Tốc độ giao dịch gần như là ngay lập tức. – Phí giao dịch cực kỳ thấp, gần như là không có. – Khả năng mở rộng: Lightning Network cho phép Bitcoin và các loại tiền điện tử xử lý khối lượng giao dịch lên mức cao chưa từng có, ít nhất là 1 triệu giao dịch mỗi giây. – Hoán đổi nguyên tử chuỗi chéo: Miễn là hai blockchain chia sẻ cùng một hàm băm mật mã, người dùng sẽ có thể gửi tiền từ chuỗi này sang chuỗi khác mà không cần bên thứ ba. – Ẩn danh: Hầu hết các giao dịch xảy ra bên ngoài blockchain chính, vì vậy tất cả các khoản thanh toán vi mô được thực hiện qua các kênh Lightning gần như không thể theo dõi được. | – Không thể thực hiện giao dịch qua kênh Lightning khi người nhận ở trạng thái offline. – Vấn đề bảo mật: Người dùng bắt buộc phải giám sát giao dịch thường xuyên nhằm bảo vệ tài khoản của mình. – Không phù hợp với các giao dịch với khối lượng lớn: Do khối lượng ví đa chữ ký trên mạng lưới là rất lớn, các ví này sẽ không cung cấp đủ số dư khi thực hiện vai trò làm trung gian của các giao dịch lớn đó. |
Bitcoin Lightning Network đã phát triển như thế nào?
Lightning Network đã ra mắt phiên bản beta vào năm 2018. Kể từ đó, số lượng nút trên Lightning Network đã tăng gấp đôi hàng năm, đưa dự án tiến gần với mục tiêu đưa Bitcoin trở thành một loại tiền tệ phổ biến cho các giao dịch hàng ngày.

Mạng lưới Lightning đã tăng từ 6.040 nút vào tháng 7 năm 2020 lên 12.675 nút vào tháng 7 năm 2021, vị chi tăng 105% sau một năm. Số liệu này chỉ bao gồm các nút công khai (các nút có thể truy cập được cho bất kỳ ai). Nếu tính cả các kết nối riêng tư (các nút chỉ người dùng được cấp phép mới có thể truy cập được) thì tổng số nút còn cao hơn nữa.
Mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, Lightning Network vẫn phải đối mặt với những thách thức nếu muốn giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng của Bitcoin. Vấn đề khắt khe nhất là bảo mật. Bởi vì các nút trên Mạng Lightning là on-chain, khiến chúng dễ bị tấn công hơn.
Một thách thức nữa đó chính là, trong khi mục đích của mạng là nhằm giảm phí phát sinh từ việc xử lý các giao dịch trên mạng chính Bitcoin, Lightning Network lại bao gồm các chi phí bổ sung cho việc mở và đóng kênh, cùng với phí định tuyến.
Đây là những vấn đề có thể sẽ được giải quyết theo thời gian, khi công nghệ của Lightning Network phát triển và trở nên tối ưu hóa hoàn toàn.
Hiện nay, các sàn giao dịch cũng đang bắt đầu áp dụng công nghệ để tối ưu hóa việc rút và gửi Bitcoin của người dùng. Kraken đã thông báo vào năm 2020 rằng họ sẽ bổ sung Lightning Network vào nền tảng vào năm 2021, nhưng kể từ tháng 1 năm 2022, điều này vẫn chưa được triển khai.
Việc áp dụng Lightning Network đã được thực hiện bởi CoinCorner của Vương quốc Anh, VBTC của Việt Nam và OKCoin có trụ sở tại San Francisco. Vào năm 2022, Block thông báo họ đang tích hợp Lightning Network vào Ứng dụng tiền mặt phổ biến của mình, một động thái mà họ hứa hẹn thực hiện lần đầu tiên vào năm 2019.
Việc các sàn giao dịch nổi tiếng áp dụng Lightning là tin tốt cho tương lai của mạng. Trong khi hầu hết cộng đồng đều đồng ý rằng Lightning Network đã chiến thắng và trở thành giải pháp cho tất cả những thách thức của Bitcoin, mạng Lightning chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của tiền điện tử.
Lời kết
Bài viết đã cập nhật những thông tin tổng quát về Lightning Network, giải pháp cho vấn đề mở rộng của Bitcoin. Bạn có suy nghĩ như thế nào về mạng Lightning? Để lại bình luận cho BlockSolFi nhé!