Lo sợ tiền mã hóa ‘chiếm ngôi’, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết tâm ‘đì’ crypto

Từ trước đến nay, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell chưa từng quan tâm đến crypto, đặc biệt là stablecoin. Có lẽ vì thế, nhằm “nhất tiễn song điêu”, vừa hạ nhiệt nền kinh tế và làm chậm lạm phát, vừa đè ép thị trường tiền mã hóa đang ngày càng vươn tầm, Fed đã và đang đẩy lãi suất lên mức cao nhất trong thập kỷ qua kể từ năm 2008. Hệ quả của mỗi lần tăng lãi suất mới là những biến động trên thị trường tiền mã hoá và thị trường chứng khoán, khiến các nhà đầu tư luôn phải đối mặt với tâm thế không chắc chắn.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vs Crypto
Tiền mã hóa thường được nhiều nhà đầu tư tin tưởng là “vàng kỹ thuật số” vì có nhiều điểm tương tự vàng, là các khoản mang tính đầu cơ và về mặt lý thuyết có thể được sử dụng như vật ngang giá thay thế. Thêm vào đó, nguồn cung vàng và tiền số như Bitcoin bị hạn chế hơn nhiều so với USD, vốn có thể dễ dàng tăng lên bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Về lý thuyết, sự khan hiếm sẽ làm cho những tài sản này có khả năng chống lại lạm phát.
Sự tăng giá tiền mã hóa thời gian trước là do lãi suất cực kỳ thấp, khiến các tài sản rủi ro trở nên hấp dẫn. Mọi người có thể vay với lãi suất thấp hoặc không lãi suất và đầu tư vào tiền số hoặc các tài sản khác. Khi lãi suất tăng, tính thanh khoản này biến mất và đột nhiên nhu cầu về những tài sản trên cũng không còn.
Vì vậy, về cơ bản, Bitcoin và tiền số nói chung không phải là hàng rào lạm phát mà nhiều người nghĩ đến, chúng vẫn có vai trò giúp tăng tính đa dạng trong danh mục đầu tư.

Theo đó, để tiền mã hóa trở thành hàng rào chống lại lạm phát, giới crypto cần tìm cách tách mình khỏi các thị trường truyền thống. Tài chính phi tập trung (DeFi) có lẽ sẽ là lối thoát, giúp crypto khác biệt so với các mô hình tài chính cũ.
Vào những năm 1980, Paul Volcker, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, đã đưa ra chính sách tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Khi đó, Volcker đã tăng lãi suất lên hơn 20%, khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái vì trực tiếp làm giảm khả năng mua của người dân. Dù vậy, chiến lược này đã phát huy hiệu quả và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã giảm từ 14,85% xuống 2,5%. Vì thế, đến cả bây giờ, Cục Dự trữ Liên bang vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp tương tự để giảm tỷ lệ lạm phát cao.

Vào năm 2022, lạm phát cơ bản của Mỹ đạt mức cao nhất trong 40 năm, khiến Cục Dự trữ Liên bang liên tục tăng lãi suất trong suốt cả năm. Điều này đã tác động tiêu cực đến thị trường tiền mã hóa. Mike McGlone, Nhà chiến lược hàng hóa cao cấp tại Bloomberg Intelligence, giải thích rằng “đòn đánh” của Fed đã “gây áp lực lên crypto trong năm nay”. McGlone tin rằng các chính sách của Fed có thể thị trường sụp đổ và rơi vào cảnh “thừa chết thiếu sống” nặng hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Theo dữ liệu thị trường, chất xúc tác của hiện tượng sụt giảm giá là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các kế hoạch của tổ chức này nhằm tăng lãi suất, giảm sự hấp dẫn của tiền điện tử. Ví dụ: giá Bitcoin đã giảm vào ngày 6 tháng 5 sau cuộc họp của Fed vào ngày 3 và 4 tháng 5 để tăng lãi suất thêm 0,5%. Tương tự, Bitcoin đã giảm xuống còn 17.500 USD sau cuộc họp của Fed vào ngày 14 và 15 tháng 6, khi đó họ tăng lãi suất thêm 0,75%.

Việc tăng lãi suất vào tháng 6 là một yếu tố quan trọng khiến các đồng tiền mã hóa hàng đầu như BTC và Ether giảm 70% kể từ mức cao nhất mọi thời đại. Các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang có mối tương quan trực tiếp với sự biến động của thị trường crypto.
Khi lạm phát tăng, lãi suất tăng và suy thoái tiềm ẩn, các nhà đầu tư có xu hướng rút lui vì một đợt tăng lãi suất mới có thể khiến giá của tiền mã hoá sụt giảm mạnh hoặc ngược lại. Vì tiền mã hóa là một loại tài sản rủi ro, các nhà đầu tư phải hạn chế đổ vốn vào tiền mã hóa do lãi suất tăng và lo ngại suy thoái kinh tế.
Cục Dự trữ Liên bang đã thực hiện một đợt tăng lãi suất 0,75% khác vào tháng 11. Fed cho biết họ đang cố gắng giảm “lạm phát ở mức 2% trong thời gian dài”. Ủy ban Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất quỹ liên bang lên 3-4%. Cơ quan quản lý cũng cho biết thêm: “Sự gia tăng liên tục trong phạm vi mục tiêu sẽ là phù hợp để đạt được lập trường chính sách tiền tệ đủ hạn chế nhằm đưa lạm phát trở lại 2% theo thời gian”.

Một khi lạm phát vẫn còn cao vời vợi, Cục Dự trữ Liên bang sẽ không ngừng tăng lãi suất. Thật không may, đây không phải là tin tốt cho các tài sản rủi ro như tiền mã hóa.
Quỹ đạo tương lai của các chính sách của Fed
Khả năng cao, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục tăng lãi suất theo phản hồi dữ liệu thị trường. Bank of America nhận định, “Fed sẽ tiếp tục dựa vào dữ liệu thị trường như NFP và CPI trước cuộc họp tháng 12; nếu chúng vẫn chìm trong sắc đỏ, cơ quan có thể sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm, nếu không, họ có thể giảm tốc xuống 50 điểm”.
Đồng tình với tâm lý này, nhóm nghiên cứu tín dụng của Barclays cho biết, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang giảm điểm tăng lãi suất, họ vẫn sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Tùy thuộc vào số liệu lạm phát, Fed có thể “buông thả” các biện pháp thắt chặt thanh khoản từ tháng 12 nhưng sẽ không dừng các chiến lược giảm thiểu lạm phát. Do đó, các nhà đầu tư cần chuẩn bị tinh thần cho một thời gian dài biến động của thị trường crypto.
Cục Dự trữ Liên bang dự định tạo ra hiệu ứng của cải đảo ngược (Reverse Wealth effect) để các nhà đầu tư đánh giá lại danh mục đầu tư tiền mã hóa của họ. Họ muốn vẽ nên một viễn tưởng rằng crypto là một thị trường đầy biến động và nguy hiểm. Trong đó, họ sẽ làm chậm nhu cầu mua vào của người dùng nhưng cũng cẩn thận để tránh bất kỳ sự hỗn loạn nào.

Mặc dù GDP của Hoa Kỳ giảm trong hai quý liên tiếp, Fed vẫn mong muốn áp dụng các chính sách siết chặt. Vì vậy, ngành công nghiệp crypto cần tìm các phương pháp thay thế để giải quyết thách thức của Fed.
Kịch bản thị trường hiện tại chứng minh rằng giá tài sản crypto gắn liền với thị trường chứng khoán và vốn chủ sở hữu. Các nhà đầu tư vẫn coi chúng là tài sản có rủi ro cao và hoài nghi về việc đầu tư trong thời kỳ lạm phát cao.
Vì vậy, lĩnh vực crypto bắt buộc phải tách mình ra khỏi các loại tài sản rủi ro truyền thống khác. May mắn thay, một báo cáo của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ cho thấy nhận thức về rủi ro đối với tiền mã hóa đang dần thay đổi.
Theo báo cáo của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, crypto không còn nằm trong top 10 được coi là rủi ro tiềm ẩn nhất đối với nền kinh tế Mỹ. Điều này cho thấy một sự thay đổi quan trọng trong suy nghĩ của nhà đầu tư, chứng minh rằng tiền mã hóa có thể trở thành một loại tài sản không rủi ro.

Tuy nhiên, điều đó sẽ không xảy ra nếu tiền số tiếp tục tuân theo mô hình tài chính cũ. Để đánh bại lạm phát và chống chịu các chính sách của Fed, ngành công nghiệp tiền mã hóa phải sử dụng “quân bài” tài chính phi tập trung DeFi để xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ trong tương lai.
Tại sao Fed lo sợ crypto và stablecoin?
Có rất nhiều lý do để Fed không hài lòng về sự phát triển của stablecoin. Đầu tiên, họ lo ngại về việc mất quyền kiểm soát tiền tệ. Facebook từng có kế hoạch tung ra stablecoin riêng, được gọi là Diem, vào cuối năm ngoái. Nếu Diem “thành công trong việc thay thế tiền của ngân hàng trung ương, thì Fed sẽ gặp khó khăn hơn trong kiểm soát nguồn cung tiền, hoặc nói chung là nhiệm vụ tiến hành chính sách tiền tệ”, theo nhà kinh tế học Michael Bordo của Đại học Rutgers.
Ngoài ra, còn có vấn đề liên quan đến chủ quyền tiền tệ truyền thống đang suy yếu. “Nếu Diem, hay thậm chí là CBDC của Trung Quốc, được nhiều quốc gia khác chấp nhận, thì đồng USD sẽ mất vị thế thống trị”, ông Bordo nói.
Các ngân hàng trung ương như Fed cũng khó chịu trước thực tế là các stablecoin trông như thể được gắn liền với tiền tệ fiat, mặc dù chúng không được hỗ trợ bởi chính phủ. “Stablecoin giống như bạn đang xem một bộ phim được lồng tiếng, chứ không phải bộ phim gốc”, Ronit Ghose, người đứng đầu FinTech và tài sản kỹ thuật số tại Citi Global Insights, nhận xét.

Theo ông Nic Carter, sự thù địch của Fed có thể xuất phát từ kế hoạch của riêng họ đối với CBDC, một con đường để cơ quan này thực hiện chính sách tiền tệ chi tiết và trực tiếp hơn. Ông Carter hình dung CBDC như một chứng từ có thể lập trình mà Fed có khả năng kiểm soát toàn bộ. “Nó như chén thánh đối với các chủ ngân hàng trung ương vì nó cho họ toàn quyền quyết định”.
Vậy còn tương lai gần của tiền mã hoá sẽ thế nào? Chưa ai có thể khẳng định bất kỳ điều gì, nhưng Joshua Fernando, chuyên gia tiền mã hoá và Giám đốc điều hành của eCarbon, một công ty công nghệ blockchain tập trung vào phụ cấp phát thải carbon nhận định: “Nếu FED báo hiệu các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ cho đến năm 2023, dự kiến thị trường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.”
Tuy nhiên, các nhà đầu tư không nên quá hoang mang trước các đợt tăng giảm lãi suất mà nên bình tĩnh nhận định tình hình để có hướng đầu tư phù hợp và việc vẫn có thể kiếm thêm thu nhập trong mùa downtrend không phải là điều bất khả thi.
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
OKX gặp sự cố rút tiền trong nhiều giờ liền vì lỗi từ Alibaba Cloud
Bộ sưu tập NFT đầu tiên của Donald Trump ‘cháy hàng’ trong vòng chưa đầy 24H