UK, Mỹ và Hàn Quốc là 3 khu vực bị tội phạm Crypto ‘hoành hành’ bậc nhất

Năm 2022 có thể nói là năm tồi tệ nhất đối với các phi vụ vi phạm và gian lận tiền mã hóa, với 120 vụ khác nhau được ghi nhận trong năm. Con số này cao hơn 26% so với số tội phạm crypto của năm trước, tương đương với mức tăng gần 28%.
Sự bùng nổ tội phạm crypto tại các khu vực
Trong vài năm qua, thuật ngữ blockchain và crypto đã thật sự bùng nổ, thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư mới. Tuy nhiên, sự quan tâm ngày càng tăng này cũng đã tạo ra nhiều cơ hội cho những kẻ lừa đảo.
Vụ lừa đảo crypto “tốn kém” nhất phải nói đến Plus Token với số Bitcoin và Ethereum trị giá gần 3 tỷ đô la bị “bay màu”.
BSC có thể nói là đồng tiền “xui xẻo” bậc nhất khi bị đánh cắp tổng cộng 50 lần. Đồng mã hóa bị đánh cắp phổ biến thứ hai là ETH với 33 lần.
Lĩnh vực bị “sờ gáy” nhiều nhất là DeFi với 167 vụ và tương đương gần 4 triệu đô la bị đánh mất. Riêng 2022, đây cũng là phạm vi ngành thỏa mãn nhu cầu phạm tội nhất với 80 vụ chỉ riêng trong năm nay.
Xếp hạng | Khu vực | Số vụ vi phạm | Tổng số tiền của tất cả vi phạm |
1 | Mỹ | 13 | $44,900,000 |
2 | UK | 11 | $420,000,000 |
3 | Hàn Quốc | 8 | $158,000,000 |
4 | Nhật Bản | 7 | $1,340,000,000 |
5 | Trung Quốc | 6 | $1,010,000,000 |
5 | Hồng Kông | 6 | $619,000,000 |
7 | Ba Lan | 5 | $28,900,000 |
7 | Seychelles | 5 | $346,000,000 |
9 | Singapopre | 4 | $14,600,000 |
9 | Canada | 4 | $154,000,000 |
9 | New Zealand | 4 | $12,400,000 |
Những “miếng bánh” mục tiêu của tội phạm tiền mã hóa
Những vụ án “đắt đỏ” nhất trong ngành
Mối quan tâm đến thị trường crypto đã tăng vọt trong vài năm qua kéo theo càng nhiều người bắt đầu “tập tành” đầu tư vào chúng. Khi sự quan tâm tăng lên, các công ty đua nhau phát triển nền tảng và tìm cách làm cho crypto trở nên dễ dàng tiếp cận hơn. Một số ngân hàng trên thế giới cũng bắt đầu chấp nhận tiền mã hóa như loại tiền tệ và thậm chí bạn có thể mua Bitcoin bằng PayPal.
Tuy nhiên, việc này cũng kéo theo hệ luy khi nó thúc đẩy mọi người đi sai hướng. Gian lận và lừa đảo tài chính gia tăng hàng năm, khiến nhà đầu tư mất trắng các khoản tiền mà họ bỏ vào mặc cho không phải do lỗi của họ.
Những phi vụ lừa đảo “đau ví” nhất của thị trường mã hóa
△ Dự án Ponzi lừa đảo Plus Token
Số tiền bị đánh cắp: 2,9 tỷ đô la
Vụ lừa đảo tốn kém nhất cho đến hiện tại phải kể đến Plus Token, nơi số BTC và ETH trị giá gần 3 tỷ đô la đã bị đánh cắp.
Plus Token là một kế hoạch Ponzi tại Trung Quốc được ngụy trang thành chương trình đầu tư với cam kết nhận lãi xuất lên đến 18% mỗi tháng từng rất hot tại Việt Nam vào giữa năm 2019. Trong đó, ví Plus Token được khá nhiều đôi nhóm khác nhau tại Việt Nam quảng bá rất cật lực. Tuy nhiên, đến cuối cùng, hóa ra Plus Token lại là 1 trong những dự án Scam lớn nhất năm 2019.
△ Sàn giao dịch Thodex
Số tiền bị đánh cắp: 2,0 tỷ USD
Thodex là một sàn giao dịch tiền điện tử toàn cầu được thành lập vào năm 2017. Thodex là một trong những sàn tiền số lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ khi khối lượng giao dịch có ngày lên đến gần 1,2 tỉ USD.
Vào năm 2021, nền tảng giao dịch này đã ngăn người dùng truy cập vào tài khoản của họ hoặc rút bất kỳ khoản tiền nào. Bất chấp những tuyên bố từ chính nền tảng này, một báo cáo sơ bộ của cảnh sát tiết lộ rằng CEO đã bị cáo buộc trốn khỏi Thổ Nhĩ Kỳ với số tiền trị giá 2 tỷ đô la, khiến 700.000 người dùng bị khoắn sạch túi.
△ Wotoken
Số tiền bị đánh cắp: 1,0 tỷ đô la
WoToken lại là một mô hình Ponzi “thương tâm” khác đã ôm trọn 1 tỷ đô la từ hơn 700.000 người dùng và bỏ trốn. WoToken được giới truyền thông mệnh danh là “Plus Token phiên bản 2.0” do những điểm tương đồng của nó với trò lừa đảo tai tiếng của Plus Token.
Có tin đồn cho rằng một trong những thành viên của WoToken cũng từng góp tay cho vụ lừa đảo Plus Token.
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
Thông qua 1 cuộc thăm dò trên Twitter, Elon Musk ‘thả hint’ từ chức CEO Twitter
Lo sợ tiền mã hóa ‘chiếm ngôi’, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết tâm ‘đì’ crypto