Near Protocol (NEAR) giải pháp lớp 1 có gì đột phá mà giá tăng chóng mặt?

Sự phát triển cực mạnh của DeFi đã khiến nhiều điểm yếu của Ethereum bộc lộ các yếu điểm của mình. Các vấn đề mà Ethereum đang “căng não” để giải quyết đó chính là: tốc độ xử lý giao dịch, khả năng mở rộng và phí gas.
Điều này đã kích thích sự phát triển và ra đời của các nền tảng thay thế nhằm khắc phục các hạn chế. Cuộc chạy đua công nghệ trong DeFi đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ và đem lại diện mạo mới cho thị trường này. Một trong những hệ sinh thái với các giải pháp hiệu quả và nhận được nhiều sự chú ý đó chính là NEAR.

Dự án NEAR nhận được nhiều lời khen từ cộng đồng các chuyên gia, nhiều nhà đầu tư hy vọng đợt bùng nổ về giá của đồng NEAR trong thời gian sắp tới. Vậy làm sao để có quyết định đúng đắn về việc đầu tư trong thời gian tới? Hãy cùng BlockSolFi tìm hiểu về NEAR.
Vấn đề mở rộng lớp 1 của blockchain
Việc ứng dụng blockchain càng rộng rãi, càng nhiều người sử dụng sẽ tạo ra ngày càng nhiều vấn đề hơn, trong đó nổi cộm là khả năng “mở rộng quy mô” của các blockchain. Sự gia tăng tốc độ thông lượng, được đo bằng số lượng giao dịch mỗi giây (TPS). Cụ thể, thuật ngữ “thông lượng” (throughput) đề cập đến số lượng giao dịch mà hệ thống xử lý mỗi giây (TPS).

Khả năng mở rộng là điều quan trọng cốt lõi trong việc hỗ trợ thông lượng giao dịch và khả năng phát triển của các blockchain trong tương lai. Có rất nhiều giải pháp đã được phát triển để giải quyết những vấn đề trên bao gồm: mở rộng lớp 1 (Layer 1), phát triển lớp 2 (Layer 2), và xây dựng sidechain (Layer 3).
Dù việc xây dựng hay phát triển sidechain và Layer 2 không quá khó và giải quyết vấn đề mở rộng, thế nhưng các giải pháp này lại “vô tình” làm tính bảo mật – chìa khóa then chốt của blockchain bị ảnh hưởng.
Cho nên, giải pháp mở rộng lớp 1, tức là lớp blockchain của chính của Ethereum và Bitcoin đã nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia và đội ngũ phát triển trên thế giới.
Các giải pháp cơ bản để mở rộng lớp 1 hiện tại là thay đổi giao thức đồng thuận và Sharding, qua đó giúp blockchain có thể:
- Tăng tốc độ xác nhận khối.
- Tăng khả năng lưu trữ dữ liệu của một khối.
NEAR cũng được nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam so sánh là “đối thủ” của bản nâng cấp Ethereum 2.0 vì tốc độ xử lý giao dịch nhanh và có phí rẻ hơn Ethereum 10.000 lần.
Các cách mở rộng lớp 1 (Layer 1) hiện đang được ứng dụng rộng rãi:
Cải tiến giao thức đồng thuận
Các dự án như Ethereum đang chuyển từ các giao thức đồng thuận cũ và tương đối phức tạp như Proof-of-Work (PoW) sang các giao thức nhanh hơn và ít lãng phú hơn như Proof-of-Stake (PoS). Hiện tại, hai anh lớn của nền công nghiệp tiền mã hóa đều sử dụng PoW. Tuy nhiên, các giao thức hiện tại vẫn quá chậm và không đáp ứng được nhu cầu giao dịch hiện tại của cộng đồng crypto. Bitcoin chỉ có thể xử lý được 7 giao dịch mỗi giây, trong khi Ethereum chỉ tối đa khoảng 20 giao dịch mỗi giây.
Sharding
Đây là một cơ chế được điều chỉnh từ cơ sở dữ liệu phân tán và cũng là cách thức mở rộng lớp 1 phổ biến nhất. Blockchain được ca ngợi về tính bảo mật do tất cả các node trong chuỗi khối sẽ tham gia vào quá trình xác thực giao dịch. Trong một blockchain có hàng ngàn node, việc mỗi giao dịch phải được kiểm tra bởi tất cả các node sẽ tốn rất nhiều thời gian.
Phương pháp này sẽ phá vỡ trạng thái hiện tại của các blockchain và phân mảnh chúng ra thành các tập dữ liệu riêng biệt (shard) để xử lý. Hiểu đơn giản, đây là cách “chia để trị”. Mỗi block trên khối chuỗi Ethereum giờ đây sẽ được nhóm lại và do một node xử lý thay vì tất cả các node như lúc trước. Vì thế, Sharding là một cách tiếp cận rất khả thi để giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng blockchain.
Có thể thấy, vùng đất “Layer-1” đang có sự góp mặt của rất nhiều “chiến binh”, ai nấy cũng đều có những cải tiến và đột phá để giành ngôi vương và chiếm lấy mảnh đất màu mỡ này. Một trong những cái tên nổi bật đó chính là Near Protocol (NEAR). Thời gian qua, NEAR đã có mức tăng trưởng kinh ngạc, chứng tỏ được vị thế của mình trong cuộc chạy đua công nghệ lớp 1 khốc liệt này.
Near Protocol (NEAR) là gì?
NEAR Protocol là một blockchain lớp 1 được thiết kế độc lập, có một mạng lưới sharding mới (nightshade), áp dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake. Điều này giúp NEAR tối ưu hóa và giải quyết được bài toán liên quan đến tốc độ giao dịch, thông lượng và khả năng thích nghi của các blockchain hiện tại.
Khác với các hệ sinh thái được phát triển bởi một đội ngũ riêng, Near Protocol tận dụng tối đa sức mạnh cộng đồng. Có thể hiểu đơn giản, NEAR giống như một nền tảng đám mây được điều hành bởi cộng đồng rất nhiều nhà phát triển. Tính chất này giúp NEAR trở thành nền tảng có chi phí thấp, khả năng mở rộng cao, và cực kỳ thân thiện với các nhà phát triển dApp trên đó.
Điều gì khiến NEAR khác biệt?
Cực kỳ thân thiện với người dùng mới (Focus on Usability)
Usability là khả năng sử dụng (hay còn gọi là Khả dụng) là mức độ dễ dàng mà khách hàng có thể hoàn thành một nhiệm vụ nhất định với sản phẩm. Khi phát triển dApp trên Near Protocol, các nhà phát triển sẽ được tối ưu về tính năng để người dùng không cần đọc hướng dẫn, vẫn biết cách sử dụng.
Xử lý giao dịch nhanh chóng, tiết kiệm chi phí với phương pháp re-sharding đột phá
Mặc dù NEAR không phải là nền tảng duy nhất áp dụng sharding (ETH 2.0 sắp ra mắt cũng sẽ sử dụng cách này), NEAR đã phát triển tính năng re-sharding – thay vì số lượng phân đoạn là tĩnh, mạng sẽ thường xuyên điều chỉnh số lượng được hỗ trợ dựa trên nhu cầu của người dùng. Bằng cách điều chỉnh động số lượng phân đoạn được sử dụng, NEAR có thể giảm chi phí sử dụng mạng trung bình trong khi vẫn duy trì tiềm năng cho thông lượng giao dịch cao.
Phát triển đúng tinh thần “phi tập trung”
Sự ra đời của Bitcoin đã dẫn đến sự bùng nổ của cơn sốt blockchain với tính phi tập trung đặc trưng. Thế nhưng, ngay cả Bitcoin cũng chưa thực sự “phi tập trung”, khi mà có 3 ông lớn chiếm lĩnh khả năng khai thác BTC. Bên cạnh đó, việc chạy các node đòi hỏi trang bị phần cứng đắt tiền – đây là rào cản lớn ngăn cản các node tham gia vào mạng lưới.
Để giải quyết những lo ngại này, NEAR sử dụng cơ chế staking có tên là “Threshold Proof of Stake” khuyến khích các nodes mới tham gia vào quá trình xác thực một cách dễ dàng. Trong một hệ thống mở rộng quy mô theo chiều ngang như NEAR’s, càng nhiều nút có thể tham gia, thì hệ thống đó cũng có thể mở rộng quy mô.
Nhờ tuân thủ các yếu tố trên, Near Protocol được nhắc đến là một giải pháp:
Thân thiện với môi trường
Cơ chế PoS của NEAR đã được chứng nhận “xanh” đối với môi trường của South Pole. Kết quả cho thấy NEAR hiện tạo ra lượng khí thải carbon là 174 tấn CO2 mỗi năm, ít hơn khoảng 200.000 lần so với Bitcoin.
Chi phí hợp lý cho cả người dùng và nhà phát triển
Phí giao dịch trên NEAR thấp hơn 1000 lần cho người dùng, còn các nhà phát triển có thể kiếm thêm 30% phí giao dịch.
Bảo mật tốt
Một hệ sinh thái phát triển mạnh với rất nhiều các validators giúp duy trì tính minh bạch của blockchain
Thân thiện với người dùng
Tên tài khoản không còn là một đoạn mã khô khan, khó nhớ. Thay vào đó, người dùng có thể đặt tên dễ đọc dựa theo nguyên tắc của DNS.
Tính hài hòa
Người dùng có thể dễ dàng tương tác giữa NEAR với Ethereum bằng tính năng Rainbow Bridge.
Rõ ràng, minh bạch
Hợp đồng được viết bằng các ngôn ngữ được cộng đồng hỗ trợ như: Rust và AssemblyScript.
Token NEAR là gì?
NEAR là tài sản gốc cơ bản của hệ sinh thái NEAR được sử dụng để:
- Thanh toán cho hệ thống xử lý giao dịch và lưu trữ dữ liệu.
- Chạy các validating nodes và tham gia staking
- Giúp xác định cách phân bổ tài nguyên mạng và hướng kỹ thuật trong tương lai của nó sẽ đi đến đâu bằng cách tham gia vào các quy trình quản trị

- Ticker: NEAR.
- Blockchain: Near
- Token type: Utility + Governance.
- Token standard: https://explorer.near.org/.
- Total Supply: 1,000,000,000.
- Circulating Supply: 599.351.223,00.
Các sản phẩm của Near Protocol
Dù mới được xây dựng và phát triển nhưng nền tảng đầu tư tiền điện tử NEAR đã sở hữu một số sản phẩm rất đáng chú ý như:
- NEAR SDK: Đây là một SDK được đánh giá là rất toàn diện khi sở hữu cấu trúc dữ liệu ở dạng tiêu chuẩn, có ví dụ và tích hợp cả công cụ kiểm tra cho Rust cũng như AssemblyScript.
- Gitpod cho NEAR: Với Gitpod, NEAR có thể tạo ra các trải nghiệm tích hợp giúp các nhà phát triển không bị mất thời gian khi thử nghiệm.
- NEAR Wallet: Cho khả năng thực hiện tham chiếu để đảm bảo hoạt động trơn tru với các mô hình bảo mật. Nhờ vậy, nhà phát triển ứng dụng có thể thiết kế trải nghiệm cho người dùng một cách hiệu quả hơn.
- NEAR Explorer: Có tính năng hỗ trợ gỡ lỗi cho các hợp đồng thông minh và hiểu rõ về hiệu suất hoạt động của mạng.
- NEAR Command Line Tools: Đây là một tổ hợp những công cụ command line với tính năng đơn giản. Nó cho phép các nhà phát triển dễ dàng tạo, thực hiện test và triển khai thêm các ứng dụng từ chính môi trường cục bộ của mình.
Các mảnh ghép của hệ sinh thái Near
Stablecoins
- DAI: là tiền điện tử ổn định phi tập trung đầu tiên được hỗ trợ bằng tài sản thế chấp. DAI là một mã thông báo ERC-20 cố gắng duy trì giá trị ổn định 1: 1 với đô la Mỹ bằng cách khóa các tài sản tiền điện tử khác trong các hợp đồng thông minh.
- TrueUSD: là một trong những stablecoin gắn giá trị của chúng với đồng đô la Mỹ. TrueUSD được tạo ra và phát hành bởi TrustToken, chốt và dự trữ cũng được TrustToken duy trì. Tính năng độc đáo chính của TUSD là nó là stablecoin đầu tiên được phát hành với trọng tâm chính là tính minh bạch.
- USD Coin: một loại tiền ổn định được thế chấp hoàn toàn, được hỗ trợ bằng đô la Mỹ, được ra mắt vào năm 2018 bởi một tập đoàn các công ty có tên là Center.
- USDT: stablecoin nhằm mục đích giữ cho định giá tiền điện tử ổn định, trái ngược với sự dao động của các loại tiền điện tử phổ biến khác như Bitcoin và Ethereum.
Oracle
- Chainlink: nhằm mục đích đóng vai trò là phần mềm trung gian giữa các hợp đồng thông minh và các nguồn dữ liệu bên ngoài, cho phép các hợp đồng thông minh truy cập an toàn vào nguồn cấp dữ liệu ngoài chuỗi.
- Band Protocol: một nền tảng oracle dữ liệu xuyên chuỗi có thể lấy dữ liệu trong thế giới thực và cung cấp cho các ứng dụng trên chuỗi, đồng thời kết nối các API với các hợp đồng thông minh để tạo điều kiện trao đổi thông tin giữa trong chuỗi và ngoài chuỗi nguồn dữ liệu.
- Flux Protocol: một giao thức Oracle (thuộc Layer 2 mảng Infrastructure) giúp đưa các dữ liệu off-chain lên on-chain để cung cấp data cho các ứng dụng index, truy vấn và xác minh dữ liệu, hoặc cung cấp thẳng lên các dApps để sử dụng.
DeFi
- Reef Finance: nhằm mục đích làm cho DeFi trở nên dễ dàng cho tất cả mọi người bằng cách cung cấp một giao dịch đa chuỗi để tối ưu hóa lợi nhuận, tổng hợp giao thức và thanh khoản cũng như phân tích độc quyền.
- Ampleforth: một giao thức DeFi tìm cách suy nghĩ lại hoàn toàn về cách tiền được thiết kế cả bên trong và bên ngoài tiền điện tử.
- Oin Finance: dự án Layer-2 Cross-chain được phát triển trên nền tảng Ontology Network nhằm kết nối các non ERC-20 blockchain lại với nhau phát triển thành hệ sinh thái Defi.
- Meta Pool: dự án hỗ trợ Liquid Staking dành cho Near. Sau khi Stake, người chơi sẽ nhận được stNEAR đại diện cho số NEAR được gửi vào Pool.
NFTs & Applications
- MintBase: ứng dụng cho phép tất cả mọi người tạo, buôn bán và trao đổi NFT với mức phí rẻ và tốc độ giao dịch nhanh. Giao thức này còn cho phép người mint ra token có thể tùy chỉnh royalty fee và các thông số token khác, cho phép họ lập cửa hàng và mua bán NFT.
- Paras: dự án NFT Marketplace tập trung vào sưu tập thẻ bài là chính. Dự án chạy trên NEAR, một blockchain có thể mở rộng nên có thể cung cấp các giao dịch rất rẻ và nhanh chóng cho người dùng.
- ARterra: một nền tảng NFT, thị trường và giải pháp API để nâng cao mức độ tương tác của người hâm mộ.
- Metamon: game Play-to-Earn trên BSC thuộc nhóm DeFi, GameFi được phát triển bởi dự án vũ trụ thực tế ảo – The USM Metaverse. Game cho phép người dùng vừa chơi game vừa kiếm lợi nhuận. Đồng thời, người chơi cũng sẽ được mint hoặc giao dịch những NFTs dưới dạng Metamoon Eggs.
Utilities
- Ontology: một giao thức blockchain tập trung vào việc giải quyết các vấn đề về sự tin cậy, danh tính, xác thực, xác minh và ủy quyền.
- The Graph: một giao thức lập chỉ mục để truy vấn dữ liệu cho các mạng như Ethereum và IPFS, cung cấp năng lượng cho nhiều ứng dụng trong cả DeFi và hệ sinh thái Web3 rộng lớn hơn.
- Torus: nền tảng quản lý khóa cá nhân và xác thực không cần mật khẩu an toàn nhất với sự đảm bảo bảo mật của Public Key Infrastructure (PKI) không bị giám sát.
Đánh giá về mức độ tiềm năng của Near
Vào tháng 5/2021 vừa qua, thị trường tiền điện tử đã có một đợt giảm mạnh, đẩy giá NEAR về mức 1,5 USD. Sau đó, NEAR liên tục tăng giá và xác nhận kỷ lúc giá mới với đỉnh điểm ở mức 13 USD, tăng gần 9 lần so với tháng 5. Số liệu từ CoinmarketCap cho thấy, NEAR đang tăng trưởng vượt bậc so với các loại tiền điện tử khác như: DOT hay ADA.

NEAR có các ưu điểm để thu hút nhà đầu tư bao gồm:
- Công nghệ tiên tiến: Nhờ ứng dụng công nghệ sharding mới nên NEAR có khả năng mở rộng quy mô hợp tác cũng như tương tác với các blockchain khác trong cùng một hệ sinh thái. Bên cạnh đó, với mô hình tài khoản cốt lõi, nền tảng NEAR còn cho phép các nhà phát triển ứng dụng với nhiều tính năng linh hoạt.
- Đội ngũ phát triển giỏi: Nền tảng NEAR được xây dựng và phát triển bởi các kỹ sư công nghệ rất giỏi. Đội ngũ chuyên gia này không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn giàu kinh nghiệm về hệ thống vận chuyển với quy mô lớn và phức tạp. Trong đội ngũ kỹ sư phát triển của NEAR có hai người đã từng vô địch thế giới ICPC đến hai lần. Đặc biệt, Alex Skidanov (hiện đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc kỹ thuật của MemSQL) và Illia Polosukhin (Người phát triển TensorFlow) chính là hai người đồng sáng lập ra NEAR.
- Hệ sinh thái rộng khắp: Nền tảng NEAR hiện đang sở hữu đội ngũ Cộng tác viên đông đảo (trên 100 Cộng tác viên) đến từ khắp các nơi trên toàn thế giới. Đội ngũ đó đang ngày đêm làm việc để xây dựng một hệ thống ngày càng mạnh hơn, hiện đại hơn.
- Tiến trình hiện đại: Hệ thống NEAR’s MainNet luôn sẵn sàng hoạt động với trên 300 trình xác thực. Tiến trình này hoạt động theo phương thức hạn chế chuyển giao cho đến khi các Validator bỏ phiếu để mở khóa.
- Đối tác mạnh: Ngay sau khi được giới thiệu ra thị trường, NEAR đã sở hữu đến hàng chục dự án dự kiến hoạt động trên MainNet. Bên cạnh đó, NEAR còn có quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ lưu ký, ví điện tử và ứng dụng hàng đầu. Các đối tác tiềm năng đó sẽ giúp NEAR kết nối với đông đảo người dùng trên toàn thế giới.
- Phí Gas thấp: Phí giao dịch của NEAR hiện thuộc phân khúc thấp và có nhiều ưu đãi. Ưu điểm này giúp nhà đầu tư tối ưu chi phí và tăng lợi nhuận.
- Tốc độ xử lý giao dịch nhanh: NEAR được đánh giá là blockchain có tốc độ xử lý giao dịch cực kỳ nhanh. Theo đó, nền tảng này có thể xử lý đến 100 nghìn giao dịch/giây, đặc biệt nó có thể hoàn thành giao dịch ngay lập tức chỉ nhờ vào nhịp khối một giây. Theo báo cáo đánh giá của NEAR, tốc độ này nhanh hơn 10 nghìn lần so với Ethereum. Đây thực sự là con số rất ấn tượng.
- Dễ sử dụng và thân thiện với người dùng: Nền tảng đầu tư tiền điện tử NEAR được thiết kế dành cho tất cả mọi người. Vì vậy, ngay cả những người không am hiểu về blockchain cũng có thể dễ dàng sử dụng. Các nhà đầu tư có thể truy cập vào Dapp của NEAR với quy trình tương tự như đã trải nghiệm trên các Dapp thông dụng khác.
Dù được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao về mặt công nghệ, thế nhưng NEAR vẫn khiến nhiều người thấp thỏm lo lắng. Bởi vì nền tảng này còn quá non trẻ, mọi dự đoán chỉ mang tính chất tham khảo, chưa có quá nhiều số liệu để chứng minh. Chính vì thế, NEAR sẽ cần phải chứng minh được sự ổn định về giá trong thời gian tương lai để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
NEAR có đủ sự nổi bật về cả công nghệ và con người, hy vọng trong thời gian tới NEAR sẽ có thêm nhiều bứt phá và tạo ra những đỉnh giá mới cho mình. Hãy tiếp tục theo dõi BlockSolFi để cập nhật các tin tức mới nhất về các hệ sinh thái tiền điện tử nhé!