NFT, nhu cầu ảo và nguồn cung ảo

Nhu cầu vô cùng ảo do NFT tạo nên là nhu cầu phi vật chất đầu tiên trong lịch sử loài người, và nó vẫn đang ở trong tình trạng hỗn loạn, đầy mơ hồ. Bên cạnh đó, nguồn cung của NFT không hề hữu hạn như cách chúng ta vẫn thường lầm tưởng. Bài viết này sẽ giúp người đọc khai phá ý nghĩa cốt lõi về bản chất của NFT dưới một cách nhìn triết học và có giá trị hơn.
Lời nói đầu
The Merge (Nguồn: Nifty Gateway)
Bức ảnh đầu tiên được chọn cho bài viết này là một sản phẩm NFT có tên tiếng anh The Merge, được ra mắt vào ngày 04 tháng 12 năm ngoái với mức giá giao dịch lên đến 91,8 triệu USD. Nội dung của tác phẩm này chỉ là một vài quả bóng được sáng tạo nên bởi nghệ sĩ kỹ thuật số Murat Pak. Tại bước đầu tiên, anh ấy tạo mới đồng token ASH, sau đó phát hành món NFT này.
Hơn 20.000 người đã tham gia mua và The Merge cũng chứa một loạt các tính năng cơ bản như bao NFT khác trên thị trường. Tuy nhiên, đặc điểm cơ bản nhất ở đây là nó tạo nên một nguồn cung ảo đầy độc đáo và mang tính duy nhất cho việc sáng tạo, giải tỏa nhu cầu ảo hiện có của một số người. Các bước từ tích hợp công nghệ hợp đồng thông minh và token được hỗ trợ bởi blockchain, cuối cùng thực hiện giao dịch là một trường hợp “NFT hóa” vô cùng điển hình mà vẫn thường được thấy trong ngành.
Quantum (Nguồn: Kevin McCoy)
Tác phẩm Quantum được phát hành tại New York vào năm 2014, được biết đến là NFT đầu tiên trên thế giới, do nghệ sĩ Kevin McCoy sáng tác cách đây đã được tám năm. Tuy nhiên, đến năm 2021, cái gọi là NFT mới thực sự len lõi vào tâm trí của mọi người một cách rộng rãi hơn, thu hút sự quan tâm và tham gia từ mọi tầng lớp xã hội.
10 góc nhìn cơ bản về bản chất của NFT
Đầu tiên: Tính không đồng nhất là tiền đề của NFT
Sự tồn tại là cơ sở của NFT, và NFT là một biểu hiện của sự tồn tại. Cái gọi là NFT, tiền đề là NF (không thể thay thế), tức là sự không đồng nhất. Thế giới được tạo ra từ các sinh vật vật chất và tinh thần không hề giống nhau hoàn toàn. Hiện tượng không đồng nhất trong thế giới thực diễn ra khắp nơi. Nhà toán học Đức Leibniz (Gottfried Wilhelm Leibniz, 1646-1716) đã có một câu nói nổi tiếng: “Trên đời này vốn dĩ không tồn tại hai chiếc lá nào giống nhau”.
Mỗi người có một quá trình sống riêng biệt, thậm chí có thể nói mỗi cuộc đời là một nghệ thuật trình diễn độc bản. Vì vậy, tồn tại là một “tập hợp” của những sự không đồng nhất. Do đó, tồn tại và không đồng nhất là tương đương nhau, là tiền đề của NFT. Xã hội nông nghiệp cổ đại, đến hành vi kinh tế, ngay cả hành vi tài chính và tiền tệ cũng không nằm ngoài điều này. Có thể nói, tính không đồng nhất là đặc trưng cơ bản của nền văn minh nhân loại từ xa xưa.
Thứ hai: Công nghiệp hóa thúc đẩy cao trào của xu hướng đồng nhất
Đồng nhất hóa là xu hướng của nền văn minh nhân loại mà cùng tồn tại song song với sự không đồng nhất. Trong tiến trình tiến đến cái văn minh mà chúng ta vẫn thường chứng kiến, nhân loại vẫn theo đuổi mạnh mẽ tính đồng nhất. Điều này đúng trong các phạm trù về tư tưởng, tinh thần và giá trị, cũng như trong các hoạt động kinh tế và xã hội. Dưới thời đại công nghiệp, đồng nhất hóa trở thành xu hướng chủ đạo của hoạt động kinh tế.
Công nghiệp hóa thúc đẩy đồng nhất mọi nhu cầu và nhận thức
Thủ công nghiệp không thuần hóa đi trước thời đại công nghiệp được thay thế bằng các sản phẩm đồng nhất do các máy móc lớn sản xuất. Bản chất của công nghiệp quy mô lớn là theo đuổi chi phí thấp, lợi nhuận cao và lợi ích cận biên, đòi hỏi tiêu chuẩn hóa và quy mô. Mọi người phải được tập hợp trong các nhà máy để làm việc. Do đồng nhất nên cả kinh tế vi mô và vĩ mô đều có thể định lượng được.
Nói một cách dễ hiểu, không có cuộc cách mạng công nghiệp nào mà không có sự đồng nhất, và thời đại công nghiệp là thời đại có tính đồng nhất rất cao. Vì vậy, quần áo, thực phẩm, nhà ở và phương tiện đi lại của mọi người đều được đồng nhất, và chủ nghĩa tiêu dùng hiện tại đang dựa trên sự đồng nhất; quảng cáo dành cho nhu cầu đồng nhất; nhãn hiệu nổi tiếng là kết quả của quá trình đồng nhất hóa; phương tiện thông tin đại chúng cũng là sự đồng nhất của các sản phẩm phi vật chất. Có thể nói, thời đại công nghiệp là thời đại của đồng nhất hóa.
Thứ ba: Xã hội thông tin kéo loài người về với “Không đồng nhất”
Xã hội thông tin (information society) đã thúc đẩy sự trở lại của tính không đồng nhất. Do công nghệ số hình thành nên kinh tế số và xã hội thông tin, từ đó con người bắt đầu chuyển đổi số, tức là bắt đầu trở về từ đồng nhất sang không đồng nhất. Nhờ công nghệ kỹ thuật số mà con người có thể vượt qua những ràng buộc về cả tinh thần và vật chất được xây dựng trong thời đại công nghiệp hóa, từ đó trí tưởng tượng cùng sự sáng tạo một lần nữa được hồi sinh.
Trong xã hội thông tin, mọi người đều là người sản xuất, sáng tạo và tiêu thụ thông tin. Sản phẩm thông tin được thể hiện dưới dạng phi vật chất vốn không cần và không thể đồng nhất. Do đó, cung và cầu của xã hội thông tin không còn định lượng được nữa. Thực tế cho thấy, tại mọi hoạt động thuộc lĩnh vực liên quan đến tinh thần, cung đều xuất phát từ sự sáng tạo, tạo ra cầu và kích cầu. Ví dụ, các sản phẩm của Hollywood tạo ra nhu cầu thị trường chứ không phải ngược lại.
Thứ tư: NFT giúp quy đổi sự tồn tại của “không đồng nhất” thành những con số có thể đo lường
Blockchain và hợp đồng thông minh là các tính năng cốt lõi của NFT giúp định giá giá trị hàng hóa, dịch vụ thông qua token. NFT là NF (không thể thay thế) cộng với T là token (mã thông báo). Nhờ token, bất kỳ sự tồn tại không đồng nhất nào đều có thể quy đổi thành giá trị dễ dàng. Tất nhiên, cũng giống như tính không đồng nhất, sự tồn tại của token cũng không nên được xem là điều gì quá mới lạ. Tuy nhiên, cái tuyệt vời ở đây là bản thân NFT giải quyết bài toán đa dạng hóa và là loại token kỹ thuật số mà loại bỏ đi tính duy nhất.
Ví dụ: đồng token đã đề cập trước đó mà hỗ trợ cho tác phẩm The Merge chính là ASH và ra đời chỉ sớm hơn The Merge vài tháng. Tuy nhiên, ý nghĩa của NFT không chỉ được nhận diện trong sự kết hợp đơn thuần giữa token với các sản phẩm không đồng nhất, mà còn thông qua các nền tảng giao dịch kỹ thuật số khi mà chúng chính là nơi “hấp thụ” mạnh mẽ nhất Internet, công nghệ blockchain và hợp đồng thông minh.
Thứ năm: NFT không hề khan hiếm dưới góc nhìn của kinh tế học
Sự khan hiếm của NFT nổi lên như một hiện tượng và có thể sẽ gây hiểu lầm khi định nghĩa đây là một tính năng quan trọng của NFT. Nếu nói NFT khan hiếm thì mỗi sản phẩm cụ thể phải là bản độc nhất và khó có thể tạo thành bởi nguồn lực khan hiếm. Vốn dĩ, kinh tế học truyền thống định nghĩa sự khan hiếm dựa trên các giả định về các nguồn lực kinh tế cần tiêu thụ để cấu thành nên sản phẩm.
Tính khan hiếm theo kinh tế học truyển thống
Nếu NFT được định nghĩa là một dạng kinh tế số thì khó có thể nói rằng các nguồn lực hỗ trợ cho nền kinh tế của nó cũng khan hiếm, và suy ra NFT đáng lý là thuộc nền kinh tế thiếu hụt (shortage economy) hơn.
Nền kinh tế thiếu hụt (Shortage Economy)
Trên thực tế, tài nguyên NFT, không phải là tài nguyên vật chất cụ thể, không những không khan hiếm mà còn vô cùng dồi dào và có thể tái tạo liên tục. Do đó, nếu NFT được coi là khan hiếm, nó đề cập đến một NFT cụ thể, hoặc đề cập đến các đặc điểm tại giai đoạn khởi đầu của NFT.
Thứ sáu: Cung và cầu của NFT
NFT đang trong giai đoạn mà cả tổng cầu và tổng cung đều tăng mạnh. Quy mô thị trường hiện tại bị hạn chế, giá cả dao động dữ dội còn giá trị thị trường thì thiếu ổn định. Đặc biệt, một số sản phẩm được thổi phồng và thao túng vô cùng rõ ràng và lộ liễu. Điều này cho thấy thị trường còn quá non trẻ để tiến đến giai đoạn lịch sử mà tại đó cung và cầu đạt trạng thái cân bằng.
Nhu cầu vô cùng ảo do NFT tạo nên là nhu cầu phi vật chất đầu tiên trong lịch sử loài người, và nó vẫn đang ở trong tình trạng hỗn loạn và mơ hồ. Do đó, một số sản phẩm NFT cụ thể có thể tạo ra giá cao hơn mọi người tưởng tượng, một nhu cầu gần như được kích thích bởi các cuộc đấu giá nghệ thuật.
Thứ bảy: NFT cần được phổ biến hơn
Có một logic cố hữu khi đề cập đến tính phổ biến của NFT. Trong thời đại kỹ thuật số gắn liền với sự phát triển của công nghệ số, đặc biệt là điện thoại thông minh, công chúng sở hữu khả năng tạo ra các nguồn lực không đồng nhất, cũng như sáng tạo và tiêu dùng các sản phẩm cá nhân hóa ở mọi lúc, mọi nơi.
Trên thực tế, mạng xã hội, chẳng hạn như TikTok, được xem là nơi sản xuất các nguồn tài nguyên không đồng nhất. Vì vậy, NFT cần thay đổi mình, hòa nhập với cuộc sống của mọi người, và trở nên phổ biến hơn. Nói tóm lại, NFT phải được biến thành một ngành công nghiệp hoặc hệ sinh thái mà công chúng có thể sản xuất, có thể mua và có thể giao dịch.
Mọi người đều có thể tạo ra NFT, và mọi người đều có thể được đáp ứng nhu cầu cho sự không đồng nhất. Do đó, rất cần sự xuất hiện của các nền tảng hỗ trợ sáng tạo và giao dịch NFT thuận tiện hơn, đồng thời giảm giá thành và chi phí so với hiện tại. Tất nhiên, sự phổ biến của NFT phải đảm bảo không được loại trừ tính phân hóa của các sản phẩm NFT cụ thể.
Thứ tám: NFT có tiềm năng trở thành một ngành công nghiệp.
Giờ đây, NFT đã hình thành các danh mục trải dài bao gồm: Nghệ thuật điện tử, Âm nhạc, Trò chơi, Thể thao, Thẻ giao dịch, Memes, Tên miền, Thời trang và cả các Tweet trên Twitter. Rõ ràng, mỗi một lĩnh vực trên đều có thể phát triển thành một ngành, từ đó hình thành hệ thống ngành.
Ngành công nghiệp NFT trước mắt sở hữu ít nhất có những đặc điểm sau.
(1) Dựa trên công nghệ kỹ thuật số, tích hợp chặt chẽ với sức mạnh tính toán và thuật toán;
(2) Áp dụng tài chính kỹ thuật số như một phương tiện;
(3) Sự tham gia của cộng đồng cao;
(4) Thúc đẩy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo;
(4) Hiện thực hóa lưu trữ phân tán và năng lượng phân tán;
(5) Kết hợp quản lý khí thải carbon và giảm tiêu thụ tài nguyên nguyên liệu;
(6) NFT có tính hai mặt của “không thể phân tách” và “phân tách được”, và chia nhỏ quyền sở hữu của NFT.
Quá trình công nghiệp hóa của NFT sẽ kích hoạt một cuộc cách mạng kinh tế lớn. NFT cần phải vượt ra ngoài các phạm trù nghệ thuật, âm nhạc và thể thao như hiện tại để không chỉ là một ý tưởng mà trở thành một khái niệm và khám phá có khả năng xúc tiến cho toàn ngành.
Thứ chín: Millennials là thế hệ đầu tiên phát sinh nhu cầu ảo
Ở Mỹ, phần lớn những người mua và bán NFT là thế hệ millennials (Nguồn: Morning Consult)
Hiện công chúng nói chung không hoàn toàn ủng hộ thị trường này mà lực lượng chủ đạo thúc đẩy giá của NFT ở hiện tại chính là thế hệ Millennials. Sự nhiệt tình và khả năng của thế hệ này khi tham gia vào các giao dịch NFT vượt mặt Gen Z. Tại sao thế hệ millennials lại là những người giao dịch NFT nhiều nhất? Vì họ thực sự là thế hệ loài người đầu tiên xuyên suốt tiến trình lịch sử phát sinh nhu cầu ảo.
Thứ 10: Thách thức của NFT liên quan đến sự đột phá về trí tưởng tượng của con người
Internet meme – Shiba Inu và Doge (Nguồn: HitBTC.com)
Ý tưởng Memes đã tạo một mô hình mở và mới cho NFT. Tuy nhiên, cho dù đó là Shiba Inu, Doge Coin, mặt mèo hay một điều nhảm nhí gì đi chăng nữa, điều đó phản ánh một thực tế rằng trí tưởng tượng của con người là hữu hạn và không thật sự vô tận như mọi người vẫn nghĩ. Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra với nguồn cung hữu hạn của trí tưởng tượng so với nhu cầu ảo đang không ngừng mở rộng?
Cạn kiệt ý tưởng mới sẽ khiến hầu hết sản phẩm NFT dần dà không còn tạo được hiệu ứng gây sốc nữa, mọi người nhanh chóng bước vào giai đoạn mệt mỏi về mặt thẩm mỹ. Do đó, một số marketplace NFT về nghệ thuật hoặc văn hóa, hiện là lĩnh vực được quan tâm nhất của NFT, cũng sẽ dần suy giảm.
Ngay cả tác phẩm nghệ thuật của Qi Baishi hay Picasso có đắc giá đến bao nhiêu, sức hút và thị trường của chúng cũng không phải là vô hạn. Do đó, nhu cầu không đồng nhất của NFT sẽ tạo thành động lực liên tục thúc đẩy trí tưởng tượng và sự sáng tạo của con người.
Kết luận
NFT hiện tại vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và nó chủ yếu được phản ánh qua lĩnh vực nghệ thuật. Mặc dù có giá trị, có thị trường, có các chiến lược marketing thổi phồng, nhưng tất cả chúng đều thuộc về nhiều hình thức thử nghiệm.
Tuy nhiên, NFT đã mở ra một kỷ nguyên mới giải quyết tính cấp thiết về nhu cầu đối với sự không đồng nhất mà chúng ta vẫn đang theo đuổi, một kỷ nguyên hoàn toàn khác với xu hướng đồng nhất của thời đại công nghiệp và toàn cầu hóa. Tiến trình lịch sử này chỉ mới bắt đầu, và NFT là vết ban sơ của một quá trình như vậy.
Đặc biệt, trong phong trào xã hội và kinh tế không đồng nhất hiện nay, xuất hiện những dự án “NFT hóa” cả các vật phẩm vật lý, ví dụ, một chiếc xe đạp, một chiếc ba lô, một cuốn sách mà ai đã sử dụng đều có thể trở thành NFT; tuy nhiên, quan trọng hơn hết, NFT nhất định phải có tinh thần và hệ tư tưởng rõ ràng.
Một khám phá khoa học, một định lý mới, một khái niệm mới sẽ trở thành một NFT. Thước đo giá trị của NFT sẽ là nội dung của trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Nhờ NFT, sự siêu hình và những mối quan tâm từ trí thông minh con người sẽ bước chân vào một bối cảnh mới.
Cuối cùng, cần đề cập đến mội quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa metaverse và NFT:
“Metaverse sẽ cung cấp không gian phát triển đa chiều cho NFT, và metaverse cũng sẽ được NFT làm ‘màu mỡ’ và phong phú hơn”.
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
Zero-knowledge Proofs: Món quà công nghệ may mắn của Web3
Web 3.0 là gì? Đây là tất cả những gì bạn cần biết về web 3.0