Năm 2022, xu hướng nào sẽ thống trị thị trường tiền điện tử?

2021 được xem là năm thành công với Bitcoin và cả thị trường tiền điện tử. Nhưng phải hiểu rằng, tất cả chỉ là giai đoạn tiền đề cho năm 2022 tiếp theo đầy rẫy những xu hướng cải tiến và phát triển hơn nữa.
Năm 2021 là một năm đặc biệt với thị trường tiền số. Theo nghiên cứu của Grayscale Investments, nửa số nhà đầu tư hiện tại đã mua đã chi tiền mua Bitcoin chỉ trong năm 2021. Các lĩnh vực khác như NFT, GameFi, DeFi và một số coin nền tảng đã đạt mức tăng trưởng 5.000% trong năm qua.
Các quỹ đầu tư, chuyên gia đưa ra những nhận định chuyên sâu về Web3, NFT, vũ trụ ảo và điểm tên dự án tiềm năng của thị trường tiền số trong năm nay. Cùng điểm qua những xu hướng sẽ tiếp tục tạo ra những cơn bão khổng lồ trong năm 2022.
Xu hướng coin nền tảng sẽ chứng minh được giá trị
Với xu hướng DeFi, NFTs và Metaverse càng ngày phát triển, cộng với việc ETH 2.0 chưa và sắp được ra mắt. Xu thế tìm kiếm các mạng blockchain thay thế cho Ethereum vẫn tiếp tục trong năm 2022. Công ty dữ liệu Arcane nhận định các dự án như Solana (SOL), Avalanche (AVAX) hay gần đây là Terra (LUNA) vẫn tiếp tục vượt mặt Ethereum. Trong thời gian tới có thể kỳ vọng đến các cái tên như Fantom (FTM) và Harmony (ONE).

Các quỹ đầu tư nhận định rằng Avalanche hay Solana giải quyết được bài toán phí giao dịch và thời gian của Ethereum. Nhưng khi chúng được nhiều người dùng, các dự án này sẽ gặp khó khăn. Nhu cầu về một cầu nối giữa các blockchain trở nên cần thiết. Hơn nữa các nền tảng kết nối các blockchain khác nhau và tạo cổng cho phép chuyển tiền qua lại như Cosmos (ATOM) sẽ tăng trưởng mạnh.
Chính vì thế, nền tảng là thiết yếu và chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Hãy dành thời gian nghiên cứu về những nền tảng nổi bật trong thị trường nhằm có được lợi nhuận chắc chắn nhất, hạn chế đầu tư vào những coin hết trend và rác nhé!
Web3 sẽ bước ra ánh sáng
Theo các chuyên gia, sự kết hợp với blockchain sẽ giúp Web 3.0 trở thành nền tảng tương lai của Internet. Với mô hình này, Web 3.0 sẽ là một không gian phi tập trung, người dùng có thể nhận được phần thưởng bằng tiền số khi tham gia xây dựng cộng đồng. CoinMarketCap định nghĩa Web 3.0 có thể được mở rộng thành một hệ thống, nơi dữ liệu được kết nối với nhau theo cách phi tập trung, không còn bị ràng buộc bởi các nền tảng lớn.

Josh Neuroth, giám đốc sản phẩm của nền tảng giao dịch multi-chain Ankr nhận định:
“Đây chắc chắn là xu thế trong năm 2022. Nền tảng này cho phép người dùng tự quản lý các thông tin và nội dung mình xây dựng. Nếu các dự án này thành công, đây sẽ là bước tiến giúp cho cộng đồng không bị phụ thuộc vào các đại gia công nghệ như Facebook, Twitter.”
Sự phát triển của công nghệ blockchain và sổ cái lưu trữ tạo ra một môi trường minh bạch và an toàn hơn. Cơ sở hạ tầng trên nền tảng phi tập trung sẽ thay thế nhiều gã khổng lồ công nghệ như Google hay Facebook.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 12, cộng đồng tiền mã hóa đã có nhiều cuộc tranh cãi xoay quanh lĩnh vực Web 3.0. Trong đó, tỷ phú Mỹ, Elon Musk đã tỏ ra hoài nghi về sự phát triển của mô hình này. Ở chiều ngược lại, theo Nasdaq, một số người dùng tin rằng Web 3.0 sẽ là cơ hội để con người có thể nghỉ việc văn phòng và tự do làm việc tại nhà thông qua mô hình này.
NFTs, GameFi sẽ ngày càng nở rộ
Chơi game kiếm tiền không còn xa lạ đối với các nhà đầu tư tiền mã hóa trong năm 2021 qua. Việc chơi game và mua bán các vật phẩm trong game làm sinh động cơ chế, tăng sức hút đối với người chơi. Đó là phần không thể thiếu để biến NFTs, GameFi là một trong những xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ nhất năm qua.
Đánh trên nhu cầu giải trí lẫn kiếm thêm thu nhập, 2022 dự báo là năm mà NFTs và GameFi sẽ bùng nổ hơn nữa.
Token không thể thay thế (NFT) được ứng dụng cực kỳ thành công trong lĩnh vực game. Công ty Arcane dự đoán các tựa game truyền thống sẽ sớm được áp dụng NFT dùng cho các vật phẩm. Đại gia ngành game tại Nhật Bản Square Enix đã nổ phát súng đầu tiên cho lời dự đoán này khi họ công bố kế hoạch cho các sản phẩm NFT và blockchain sắp được ra mắt.
Một xu thế mới trong lĩnh vực game được nhiều quỹ đầu tư đặt nhiều niềm tin là học tập có thu nhập (Gaming Guild). Thay vì trực tiếp tham gia các trò chơi play-to-earn như Axie Infinity, các game thủ có thể tham gia các dự án hướng dẫn trước để có trải nghiệm, đổi lại người chơi sẽ bị thu phí dựa trên những gì họ kiếm được.
Các tổ chức đầu tư lớn như Andreessen Horowitz, DeFiance và Pantera đã đầu từ hàng chục triệu USD vào các dự án học tập, trải nghiệm như GuildFi và Merit Circle. “Trò chơi nào có chương trình hướng dẫn hay và hấp dẫn được xem như một điểm cộng trong mắt các game thủ”, Darryl Wang, chuyên viên phân tích tại quỹ DeFiance nhận định.
Xu hướng khổng lồ được kỳ vọng nhất – Metaverse
Ý tưởng về một thế giới ảo nơi người tham gia được hóa thân thành các nhân vật khá quen thuộc trong nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng. Vũ trụ ảo (metaverse) chỉ trở thành hiện thực trong năm 2021 khi các điều kiện công nghệ được đáp ứng, ở đây là blockchain. Bỗng nhiên những thứ như đất đai, quảng cáo, mua sắm ngay trong metaverse trở nên cuốn hút.

2022 sẽ là năm mà các tên tuổi công nghệ vào cuộc, kiến tạo một không gian vũ trụ ảo riêng theo tầm nhìn của mình. Tiêu biểu nhất chính là đi cùng động thái đổi tên, CEO Mark Zuckerberg của Meta cũng cam kết một khoản đầu tư 10 tỷ USD đưa tập đoàn “lên đời” vũ trụ ảo trong những năm tới.
Trong khi đó, gã khổng lồ phần mềm Microsoft cũng bắt đầu đặt chân vào metaverse, nhưng vẫn gắn chủ yếu với đối tượng khách hàng doanh nghiệp truyền thống của hãng. Hồi tháng 11 vừa qua, Microsoft đã công bố nền tảng mang tên Mesh như một phần tích hợp bên trong ứng dụng làm việc trực tuyến Teams. Mesh dự kiến có thể trình làng trong nửa đầu năm nay với tính năng tạo hình đại diện avatar, tạo phòng họp ảo cho các nhân viên cũng như chia sẻ các tệp văn bản sử dụng Microsoft Office. Một sản phẩm metaverse khác mang tên Dynamics 365 Connected Spaces, cũng đã được hãng giới thiệu, cho phép người dùng di chuyển và tương tác trong các không gian bán lẻ và nhà máy.
Không phải ngẫu nhiên mà Bloomberg đưa ra dự báo giá trị của toàn ngành metaverse có thể chạm ngưỡng 800 tỷ USD vào năm 2024. Các doanh nghiệp đều nhìn nhận, đây là một cơ hội kinh doanh sinh lợi đáng kể khi mà người dùng đang hiện diện nhiều hơn trên các nền tảng số, đặc biệt từ đại dịch.
Tuy nhiên, trong năm 2022 để phát triển, Metaverse sẽ yêu cầu một cơ sở hạ tầng lớn, bao gồm tăng khả năng xử lý dữ liệu, hình ảnh 3D, công nghệ VR, truy cập Internet, v.v.

Metaverse có thể sử dụng VR để mang đời sống thực vào thế giới ảo với nhiều lĩnh vực phổ biến trong trong cuộc sống, bao gồm giải trí, sản xuất, chăm sóc sức khỏe, giao tiếp, thể thao và đào tạo, nhờ vào khả năng tích hợp thế giới thực và ảo. Tuy nhiên, việc ứng dụng như thế nào là vấn đề mà các nhóm CNTT trên toàn thế giới đang nghiên cứu về cả mặt khả thi và khả năng ứng dụng.
Việc các quỹ đầu tư và chuyên gia liên tục nhắc đến Web3, metaverse, NFT và dự án nền tảng cho thấy đây là xu hướng sắp tới không gì khác ngoài những cái tên kể trên. Các xu hướng ngầm cũng trở nên rõ ràng hứa hẹn lại là một năm đầy cảm xúc nữa cho thị trường.
Có thể bạn quan tâm:
- Tỷ phú Mark Cuban: Bitcoin sẽ không bao giờ là hàng rào chống lạm phát
- Tổng giá trị Bitcoin của El Salvador hiện tại là bao nhiêu?
- Chủ tịch Fed cho biết Stablecoin và CBDC của Mỹ có thể cùng tồn tại
- 10 dự đoán công nghệ trong năm 2022: Tương lai nào cho Twitter, Uber và NFT?
- Top 10 nhân vật “quyền lực” của cộng đồng crypto trong năm 2021
- Bất động sản “ảo” trong Metaverse 2022, liệu có đáng để thử?