OTC là gì? Tại sao nên giao dịch BTC trên sàn OTC?

Bên cạnh thị trường giao dịch tập trung, chắc hẳn các bạn cũng đã nghe đến giao dịch OTC. Đây được cho là một trong những kênh đầu tư phát triển vượt trội tại Việt Nam. Đây là nơi các trader “săn lùng” các cổ phiếu chưa lên sàn, giao dịch mua bán Bitcoin, tiền ảo,…
Vậy OTC là gì? Tại sao chúng ta nên giao dịch BTC trên sàn này? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
1. OTC là gì?

OTC là viết tắt của cụm từ Over The Counter – nghĩa là “giao dịch tại quầy”. Đây là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong thị trường chứng khoán, chỉ những loại cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn giao dịch.
Trên thị trường OTC, các nhà môi giới là nhà đầu tư sẽ tự thỏa thuận giá cổ phiếu, tài sản và giao dịch với nhau, thông qua các quầy giao dịch ở công ty chứng khoán hoặc ngân hàng.
Trong Crypto, OTC được dùng để mô tả các giao dịch riêng tư để mua hoặc bán tiền điện tử mà không được thực hiện trên các sàn giao dịch thông thường. Hình thức giao dịch này hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng vì nó có tính riêng tư và ít tác động tới giá thị trường.
Theo thống kê, khoảng hơn một nửa số giao dịch tiền điện tử diễn ra thông qua thị trường này. Hơn nữa, khối lượng giao dịch OTC còn lớn hơn hai đến ba lần so với các sàn giao dịch thông thường.
Giao dịch OTC còn giúp ích nhiều cho các “Whales” – những người đang tìm cách mua hoặc bán một lượng lớn tiền điện tử. Bởi nếu mua một lượng lớn tiền điện tử trên sàn giao dịch sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng nặng nề khi coin trượt giá. Điều này làm cho giao dịch này trở thành một lựa chọn tối ưu cho những cá nhân có giá trị ròng cao muốn thực hiện các giao dịch lớn.
2. Phân biệt sàn OTC và sàn giao dịch tập trung

3. Cách hoạt động của một giao dịch OTC
Nguyên tắc chính của giao dịch OTC là “thuận mua vừa bán”, giao dịch theo thỏa thuận và tuân theo nguyên tắc thị trường. Trong thị trường crypto, các bạn có thể giao dịch OTC qua 2 cấp độ: Cấp độ cá nhân và Cấp độ tổ chức giao dịch lớn
Ở cấp độ cá nhân, giao dịch này có thể hoàn thành bằng cách thỏa thuận qua lời nói, duy trì bằng niềm tin giữa người mua và người bán.
Đối với các tổ chức giao dịch OTC lớn, cơ chế hoạt động sẽ phức tạp hơn. Họ cần duy trì một mạng lưới các nhà đầu tư tiền điện tử (người mua) và người bán tiền điện tử.
Nhà giao dịch OTC liên tục cập nhật ai đang mua, bán và thời điểm tốt nhất để thực hiện một giao dịch nhất định. Khi một lệnh mua hoặc bán đến, người môi giới sẽ mua tiền điện tử hoặc tiền pháp định cần thiết để thực hiện giao dịch.
Cách thức giao dịch OTC
4. Ưu và nhược điểm của giao dịch OTC
Ưu điểm
Không có bên thứ 3: Khác với sàn giao dịch tập trung (CEX), giao dịch OTC giúp loại bỏ người trung gian. Người bán và người mua có thể hợp tác mà không cần bất kỳ bên thứ ba, nghĩa là người giao dịch có thể hợp tác nhanh hơn với chi phí rẻ hơn.
Ẩn danh: Không cần phải chia sẻ bất kỳ dữ liệu cá nhân nào trên sàn giao dịch này, vì bạn sẽ được kết nối trực tiếp với bên thỏa thuận. Sau đó, bạn có thể sắp xếp giao dịch theo bất kỳ phương thức nào thuận tiện cho bạn (gmail, trò chuyện, gọi điện thoại,…) không cần phải đăng ký hay phải cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ trang web hoặc công ty nào.
Thanh khoản cao: Ngược lại với các sàn giao dịch thông thường, sử dụng thị trường OTC, bạn sẽ có thể giao dịch số lượng lớn cryptocurrency mà không bị trượt giá. Do đó, bạn có thể chuyển đổi một lượng tài sản của mình thành tiền mặt.
Nhược điểm
Tốn thời gian: Ví dụ nếu bạn quyết định chuyển một lượng lớn Bitcoin, lên tới hàng trăm triệu đô la thì OTC là lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chờ đợi một thời gian khá lâu vì việc xử lý các giao dịch lớn có thể mất thời gian.
Ảnh hưởng bởi sự biến động: Vì số lượng Bitcoin có sẵn có thể bị thay đổi nhanh chóng do các giao dịch với số lượng lớn, giá của một Coin hoặc Token cũng có thể thay đổi. Đây là lý do tại sao OTC dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động.
Rủi ro cao: Có ít quy định khi thực hiện giao dịch, điều này khiến giao dịch OTC đơn giản hơn nhưng cũng có nguy cơ bị lừa đảo cao hơn. Do đó, hãy luôn luôn kiểm tra các chi tiết của giao dịch của bạn một cách cẩn thận để tránh mất tiền oan.
5. Hướng dẫn giao dịch OTC Bitcoin & Crypto

Để giao dịch OTC Bitcoin và các đồng coin khác, các bạn có thể làm theo 03 bước sau đây:
Bước 1: Tìm nơi giao dịch OTC
Tìm được một nền tảng giao dịch OTC có uy tín là điều quan trọng ở bước này. Bạn có thể tự tìm kiếm hoặc yêu cầu giới thiệu từ những người bạn tin tưởng. Nếu họ có trang web, hãy kiểm tra thật kỹ về team và lý lịch của họ.
Bước 2: Quyết định các điều khoản
Chỉ định loại tiền điện tử muốn giao dịch (nếu bạn không giao dịch BTC), số lượng bạn muốn mua, thời điểm bạn muốn giao dịch diễn ra và giá mong muốn của bạn.
Bước 3: Thỏa thuận giá
Đối tác sẽ trả lời với giá riêng của họ và bạn có thể thương lượng. Khi cả hai đã đồng ý về một mức giá thì giao dịch có thể được bắt đầu. Trong giai đoạn này, OTC và các bên liên quan cũng có thể thực hiện thẩm định KYC – xác minh danh tính.
6. Giao dịch OTC có an toàn không?

Thứ nhất, để trả lời câu hỏi “Giao dịch OTC có an toàn hay không”, đáp án là Có, nếu bạn chọn được nhà môi giới uy tín, được cấp phép hoạt động và chứng nhận.
Tại Việt Nam, các sàn OTC uy tín đều được quản lý bởi Luật Chứng Khoán, có giấy phép kinh doanh hoạt động.
Trên thế giới, các sàn và nhà môi giới OTC uy tín phải được cấp phép bởi các cơ quan, ủy ban chứng khoán thế giới. Một khi bạn thực hiện giao dịch với các sàn hoặc môi giới được cấp phép, giao dịch OTC của bạn vô cùng an toàn.
Tuy nhiên, nếu đặt một câu hỏi ngược lại, “Giao dịch OTC có rủi ro hay không”, điều này là có thể xảy ra. Như bạn đã biết, thị trường tài chính là một thị trường biến động. Kể cả khi bạn giao dịch chứng khoán truyền thống hay giao dịch Bitcoin OTC đều có tính rủi ro nhất định.
Khi xét chi tiết riêng về giao dịch này, độ rủi ro có thể cao hơn so với sản phẩm tài chính truyền thống, tuy nhiên lợi nhuận cũng có thể lớn hơn nhiều. Điều này là do các loại tiền kỹ thuật số phái sinh…có mức dao động cao. Do đó, thị trường OTC dù mang tính rủi ro nhưng lại là thị trường thu hút rất nhiều trader tham gia.
Thêm vào đó, giao dịch Bitcoin trên sàn OTC còn có thể giúp trader khuếch đại lợi nhuận nhờ công cụ đòn bẩy. Đây chính là chìa khóa quan trọng trong đầu tư và gia tăng tài sản.
Tổng kết
Qua bài viết này, các bạn có thể hiểu thêm về giao dịch OTC cũng như các lý do nên và không nên lựa chọn hình thức giao dịch này. Nếu các bạn có những câu hỏi khác liên quan đến chủ đề trên, hãy bình luận ở phía dưới để được các admin của BlockSolFi hỗ trợ nhé!