Phân Tích Cơ Bản Là Gì? Cách Phân Tích Cơ Bản Trong Crypto

Phân tích cơ bản là trường phái được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng để kiếm lợi nhuận trong thị trường tài chính. Nổi bất nhất trong số này phải kể đến nhà đầu tư huyền thoại tỷ phú Warren Buffett. Vậy phân tích cơ bản là gì? Cách phân tích cơ bản trong thị trường Crypto? Hãy cùng BlockSolFi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis hay FA) là một phương pháp được sử dụng bởi các nhà đầu tư và nhà giao dịch, với mục đích cố gắng xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp hay một loại tài sản.
Các nhà đầu tư FA tin rằng của cổ phiếu hay tài sản trên thị trường không phải lúc nào cũng phản ánh giá trị thật “giá trị thật” của nó, chính vì thế họ có thể xác định được loại tài sản nào đang được định giá sai (cao,thấp) để có được chiến lược đầu tư phù hợp. Chính vì thế các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản còn được gọi là các nhà đầu tư giá trị.

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Mục đích của việc phân tích là cung cấp các dữ liệu về giá của loại tài sản từ đó giúp nhà giao dịch đưa ra quyết quyết định đầu tư chính xác nhất. Tuy nhiên bản chất của hai trường phái phân tích này là hoàn toàn trái ngược.
Phân tích cơ bản
Các nhà phân tích cơ bản tin rằng: mặc dù giá hiện tại chưa phản ánh đúng giá trị cũng như tiềm năng trong tương lai của loại tài sản đó nhưng theo thời gian thị trường sẽ tự điều chỉnh và phản ánh giá trị thật của loại tài sản đó.
Các nhà phân tích cơ bản thường nắm giữ loại thời gian tương đối dài.
Các nhà phân tích cơ bản cũng tin rằng: tin tức có tác động mạnh mẽ đến giá cả, họ thường xuyên cập nhập thông tin, tin tức thị trường và từ đó đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Phân tích kỹ thuật
Ngược với phân tích cơ bản, các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật tin rằng chuyển động giá trong tương lai của tài sản có thể được dự đoán trước bởi “mô hình giá” trong quá khứ.
Chính vì thế các nhà đầu tư phân tích kỹ thuật sử dụng các công cụ: MA,EMA,RSI, MACD,Ichimoku,…để diễn giải hành động giá và dự đoán tương lai.
Các nhà phân tích TA cũng cho rằng giá phụ thuộc vào tâm lý thị trường (hay tâm lý con người), và tâm lý này về bản chất là không thể thay đổi. Ngoài ra, tin tức cũng không ảnh hưởng đến giá cả (trong một khoảng thời gian lớn) mà giá sẽ bao hàm cả tin tức ở bên trong nó.
Theo quan điểm của mình, cả hai trường phái đều có ưu nhược điểm của mình không có chiến lược nào là tối ưu hơn chiến lược nào mà chỉ có phương pháp nào phù hợp với bản thân của người sử dụng. Vậy nên, nếu bạn là người mới và chưa biết sẽ sử dụng trường phái nào để đầu tư ban có thể thử, và ngẫm lại bản thân xem mình phù hợp với phương pháp nào.
Trong thực tế, nhiều nhà đầu tư và phân tích đã kết hợp cả hai phương thức này với nhau để cho ra một bức tranh toàn cảnh về thị trường(hai trường pháp không xung đột mà nó sẽ cung cấp giá trị ở các khía cạnh khác nhau).
Cách phân tích cơ bản trong thị trường Crypto
Trước khi đi vào phần cách phân tích cơ bản, chúng ta có thể tổng kết nhanh một vài ưu điểm của phân tích cơ bản như sau:
- Giúp nhà đầu tư hiểu rõ tổng quan thị trường, doanh nghiệp hay dự án đó
- Xác định được tiềm năng dự án, từ đó dự phóng được target cũng việc exit dễ dàng.
- Phát triển được tư duy đầu tư giá trị từ đó có kinh nghiệm đầu tư tốt hơn
- Đem về khoản lợi nhuận khổng lồ khi tham gia đầu tư vào loại “tài sản” tốt.
- Nếu thua lỗ, nhà đầu tư cũng hiểu rõ vì sao mình thua lỗ và từ đó rút ra được kinh nghiệm.
So với thị trường chứng khoán hay phái sinh thị trường Crypto vẫn còn tương đối non trẻ. Chính vì thế cơ hội để kiếm lợi nhuận trong thị trường Crypto cũng cao hơn rất nhiều so với các thị trường khác. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi. Nhưng nếu bạn là người phân tích cơ bản tốt: bạn sẽ có kiến thức để tìm kiếm được những dự án tốt từ đó thu về khoản lợi nhuận đáng kể và trách được những dự án kém chất lượng, scam,…
Phân tích cơ bản trong thị trường crypto chính là phân tích tổng quan các dự án:
Whitepaper
Whitepaper(sách trắng) là một bản thảo mô tả chi tiết về dự án mà một công ty hay một nhóm nhà phát triển sẽ thực hiện, giúp nhà đầu tư hiểu hơn và có một cái nhìn tổng quan về dự án, từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư vào dự án này hay không.
Nếu một dự án được giới thiệu mà không có White Paper thì bạn cần đặt ra nghi vấn về tính minh bạch của dự án. Các thông tin bạn cần nắm được:
- Ý tưởng, giải pháp của dự án (cần thiết, độc đáo, mới lạ hay theo trend của thị trường không)
- Thuật lợi, khó khăn của dự án là gì? (xây dựng trên blockchain nào, thị phần rộng lớn hay ngách,..)
- Tiềm năng phát triển như thế nào? Đối thủ cạnh tranh là ai?
- Lộ trình phát triển (roadmap) được thiết kế như thế nào?

Đội ngũ phát triển
Đội ngũ phát triển chính là linh hồn của bất cứ dự án nào trong thị trường crypto. Đa phần các dự án crypto đều ở trong giai đoạn mới phát triển, qua việc đánh giá đội ngũ dự án giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về năng lực cũng như tiềm năng phát triển của dự án. Nếu ý tưởng của dự án có tốt hay đi theo trend thị trường mà đội dev không có năng lực dự án có khả năng cũng sẽ không đi về đâu.
Các tiêu chí cần đánh giá:
- Đội dev đã từng có kinh nghiệm bao nhiêu lâu trong lĩnh vực cryptocurrency, blockchain hay tương tự họ đã làm được bao nhiêu dự án.
- Các thành viên trong team có làm việc full time cho dự án hay không?(điều này thể hiện sự cam kết với dự án)
- Dội dev có thường xuyên phản hồi hay giải đáp các thắc mắc của các nhà đầu tư không?
Đối với Crypto, nhà đầu đặc biệt cần cẩn trọng những dự án ẩn danh. Profile đội ngũ phát triển nếu không được công khai có thể là một dấu hỏi về tính minh bạch của dự án.
Investor, backer
Trong thị trường Crypto, dự án có dàn investor, backer chất lượng là một sự đảm bảo cho khả năng phát triển của dự án. Những dự án này sẽ được marketing rất mạnh và thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng.

Tokenomics
Tokenomics cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiềm năng giá trị của dự án. Một dự án có tokenomics hợp lý là:
- Đội ngũ phát triển dự án sở hữu lượng token vừa phải. Tùy vào dự án: con số này khoảng 20%, không quá nhiều để mất tính phi tập trung vốn là bản chất của blockchain cũng không quá ít để đội ngũ mất tính nhiệt huyết cùng dự án.
- Cần lưu ý tới thời gian lock và unlock token dành cho các nhóm khác ngoài cộng đồng như đội ngũ phát triển, đội ngũ cố vấn,… Thông thường, thời gian khóa token của các nhóm này càng dài thì càng thể hiện được tính cam kết và sự quyết tâm vì tiềm năng lâu dài của dự án từ đội ngũ phát triển.
- Sau đó là xem xét tới giai đoạn trả token cho nhà đầu tư, hay còn gọi là lịch trả token để nắm được lộ trình ảnh hưởng đến giá cả theo từng khoảng thời gian mở trả token tương ứng.
- Còn một phần nữa bạn cần lưu ý đó là token usecase: Token của dự án được dùng làm gì: một số dự án có thể đem token đi staking hay add liquidity. Một số dự án còn được sử dụng để biểu quyết cơ chế dự án (Dao) hay là điều kiện để tham gia IDO,…
Ngoài ra, khi đánh giá cơ bản trong thị trường Crypto một vài yếu tố quan trọng khác như:
- Marketcap (vốn hóa)
- Số holder
- Khối lượng, thanh khoản
- Nơi giao dịch token(Dex, Cex)
- Cộng động, mạng xã hội (twitter, telegram,..)
Phân tích cơ bản dự án Polkastater
Polkastarter là nền tảng gọi vốn và phát hành token phi tập trung hay còn gọi là IDO Platform.
Polkastarter được triển khai trên đa hệ sinh thái:
- Ethereum
- Binance Smart Chain
- Polygon
- Kusama
- Pokadot
- Solana
Hiện tại, nền tảng này chỉ có một chức năng duy nhất là lDO. Tuy nhiên, trong tương lai đội ngũ dự án sẽ xây dựng 1 sàn phi tập trung DEX để các nhà đầu tư có thể giao dịch, thanh khoản ngay trên nền tảng của mình.
Mô hình hoạt động của
Polkastarter có 3 bên tham gia, bao gồm:
- Dự án: Các dự án muốn IDO trên Polkastarter phải hồ sơ và chờ xét duyệt bởi hội đồng Polkastarter. Nếu thông qua, dự án sẽ chính thức được launching để huy động vốn từ cộng đồng.
- Hội đồng đánh giá: đồng đánh giá dự án của Polkastarter có rất nhiều quỹ đầu tư lớn và sàn giao dịch, bao gồm: Animoca Brands, Huobi, Polygon, OKEx, Alchemy, Signum Capital, NGC Ventures, Morningstar Ventures, Digital Finance Group (DFG), AU21 Capital, Astronaut Capital, Parity Technologies, Moonrock Capital và Kucoin.
Để trở thành hội đồng của Polkastarter, các thành viên trong mỗi đợt (tối thiểu 8 thành viên) phải lock tổng cộng 5% total supply của POLS token (5,000,000 POLS).
Trong đó các tổ chức sẽ luân phiên nhau đánh giá các dự án, quyết định sẽ được thông qua khi đề xuất nhận 60% vote từ hội đồng. Cứ mỗi đợt xét duyệt sẽ có tối thiểu 8 ghế hội đồng.

- User: Đây chính là cộng đồng – những nhà đầu sẽ tham gia mở bán IDO sau khi trúng Whitelist và đạt đủ các điều kiện Polkastarter đã đề ra.
Quy trình IDO trên Polkastarter
- Hold POLS hoặc add thanh khoảng cho cặp OLS-ETH token trong vòng 7 ngày trước sự kiện IDO để tính số vé cho mỗi ví.
- Đăng ký tham dự IDO với dự án và đợi kết quả Whitelist (số token hold càng nhiều => Vé càng nhiều => Khả năng trúng Whitelist càng cao).
- Người dùng phải nằm trong danh sách Whitelist do dự án công bố mới được tham gia dự án IDO. Cơ chế mở bán của Polkastarter là Lottery Allocation.
- Đến thời gian mở bán, người trúng whitelist connect ví vào Polkastarter và dùng ETH hoặc BNB để đổi lấy token của dự án mở bán IDO.
- Sau khi Claim token thành công, ví của người dùng sẽ bị vào trạng thái Cooldown.

Token POlS của Polkastarter
Thông tin cơ bản về POLS token (ngày 14/6/2021)
Circulating Supply: 81,301,332.00 POLS (81/100%).
Market Cap: 251.000.000 USD
Total Supply: 100,000,000 POLS.
Use case của POLS token
- Polkastarter đang Capture Value cho Polkastarter bằng những cách sau:
- IDO Incentive: Quyền lợi tham gia IDO khi hold POLS hoặc POLS-ETH LP token.
- Liquidity Provide: Cung cấp thanh khoản và nhận thưởng ở Uniswap.
- Governance: Đề xuất cho những thay đổi trong hệ thống của Polkastarter (tương lai).
- Utility: Ứng dụng trong sàn DEX của Polkastarter (tương lai).
Hiện tại, Polkastarter đang được quản trị theo cơ chế tập trung, đồng nghĩa với việc holder POLS không có quyền quyết định dự án nào sẽ được mở bán IDO.
Tổng kết đánh giá ưu nhược điểm của Polkastarter
Ưu điểm
- Các dự án đưa ra cộng đồng có chất lượng cao bởi hội đồng xét duyệt vô cùng uy tín
- Thanh khoản của các dự án IDO trên Polkastater rất dồi dào
- Do là nền tảng Multi-chain nên các dựa án trên Polkastater vô cùng đa dạng và phong phú đồng thời cũng thuận tiện và thu hút được đông đảo các nhà đầu tư
- Cơ chế cooldown 7 ngày giúp chia đều cơ hội cho nhiều nhà đầu tư hơn
- Nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có thể tham gia các dự án IDO (cần tối thiểu 250POLS + vốn đầu tư IDO -> một số tiền không quá lớn).

Nhược điểm
- Mặc dù đã lên kế hoạch xây dựng sàn Dex nhưng hiện tại vẫn chưa có
- Trọng số Pool chỉ tính theo số lượng mà không theo thời gian nắm giữ POLS => ko khuyến khích các nhà đầu tư nắm giữ dài hạn, có thể dẫn đến tình trạng các NĐT bán xả đầu POLS sau khi tham dự IDO.
- Chưa có chế độ đảm bảo mua được IDO, không thu hút được các nhà đầu tư lớn.
- Cơ chế quản trị tập trung, holder không có quyền biểu quyết các quyết định của dự án
Qua đây bạn cũng đã hình dung về Polkastarter, cách tham gia IDO cũng như lợi ích khi nắm giữ token POLS. Với cá nhân mình, nếu bạn là một người thích đầu tư IDO, Polkasater là một dự án không nên bỏ qua với những dự án vô cùng chất lượng cùng con số ROI hết sức ấn tượng. Còn bạn thì sao, hãy comment cho chúng mình biết nhé.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về phân tích cơ bản là gì cũng như phân tích cơ bản trong thị trường Crypto. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể comment xuống phía dưới cho chúng mình biết nhé.