Phân Tích Kỹ Thuật Là Gì? Phân Tích Kỹ Thuật Trong Crypto

Có hai trường phái chính được các nhà đầu tư sử dụng đó chính là phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Nếu phân tích cơ bản tập trung tìm kiếm “giá trị thật” của cổ tài sản đầu tư thì phân tích kỹ thuật dựa vào giá và biết động giá để đưa ra các quyết định đầu tư. Trong bài viết trước chúng ta đã đi tìm hiểu về phân tích cơ bản, hôm nay hay cũng BlockSolFi đi tìm hiểu phân tích kỹ thuật là gì? Cách phân tích kỹ thuật trong Crypto nhé.
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật (technical analyst) hay TA về cơ bản là dự đoán sự vận động của giá cả trên cơ sở dữ liệu trong quá khứ.
Phân tích kỹ thuật dựa vào biểu đồ, đồ thị nến diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của sản phẩm đầu tư để đưa ra các phân tích về biến động cung – cầu đối giúp cho nhà đầu tư quyết định thời điểm nên mua vào, bán ra để tối ưu hóa lợi nhuận.
Về bản chất, TA là sự phân tích các lực lượng thị trường của cung và cầu, là một đại diện cho tâm lý chung của thị trường. Nói cách khác, giá của một tài sản là sự phản ánh của các lực lượng mua và bán đối nghịch, và những lực lượng này liên quan chặt chẽ đến cảm xúc của các nhà giao dịch và nhà đầu tư (chủ yếu là các cảm xúc sợ hãi và tham lam).

Các nhà phân tích TA cho rằng giá phụ thuộc vào tâm lý thị trường (hay tâm lý con người), và tâm lý này về bản chất là không thể thay đổi. Chính vì thế họ tin rằng các “mô hình giá” trong quá khứ sẽ lặp lại liên tục và các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật sẽ dựa vào đó để dự đoán diễn tiến của giá trong tương lai.
Các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật cũng hầu hết đều dựa vào của giá. Có thể lấy ví dụ đơn giản như: đường MA( đường trung bình động) được tính bằng trung bình cộng tổng tỷ giá trong một khoảng thời gian.
Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, phân tích kỹ thuật chỉ hoạt động hiệu quả với thị trường có độ thanh khoản cao và lượng giao dịch lớn. Với các thị trường nhỏ, phân tích kỹ thuật có thể ko đúng hoặc “bị thao túng”. Với mình thì điều này khá đúng, vì cơ bản phân tích kỹ thuật là phản ánh tâm lý và cung cầu của thị trường. Chỉ những nơi thanh khoản đủ lớn mới không có một cá nhân hay tổ chức nào “dẫn dắt” được toàn bộ thị trường.
So sánh phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản
Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là hai trường phái đầu tư chính, cùng xem giữa hai trường phai này có những đặc điểm gì khác biệt
So Sánh | Phân tích cơ bản – FA | Phân tích kỹ thuật – TA |
Mục tiêu | Xác định giá trị “nội tại” của tài sản đầu tư | Xác định điểm mua vào – bán ra |
Mục đích | Đầu tư dài hạn | Đầu tư ngắn hạn |
Dữ liệu sử dụng | Các thông tin vĩ mô( ngành, thị trường) và các thông tin vi mô (báo cáo kinh doanh, báo cáo tài chính hay trong crypto là whitepaper, investor, tokenomics,… | Các chỉ báo(MA, RSI, MACD,…) nhằm xác định cung và cầu, tâm lý thị trường, các mô hình giá trên biểu đồ. |
Phương pháp phân tích | Phương pháp định lượng: Dựa vào các báo cáo, số liệu, thông tin ước định giá trị nội tại của tài sản đầu tư- Phương pháp định tính: tình hình thị trường, tiềm năng phát triển,… | Dựa trên sự thay đổi giá trên biểu đồ và dùng các phương pháp, chỉ báo diễn giải sự thay đổi đó. |
Tín hiệu gia nhập thị trường | Khi giá trị hiện tại của tài sản đầu tư thấp hơn giá trị “nội tại” của chúng hoặc giá trị kỳ vọng trong tương lai. | Các tín hiệu từ các chỉ báo phân tích kỹ thuật. |
Các loại chỉ báo trong phân tích kỹ thuật
Có rất nhiều chỉ báo trong phân tích kỹ thuật. Dựa vào vai trò của chỉ báo ta có thể chia chúng vào 3 nhóm sau:
- Công cụ dự đoán: Nhà đầu tư sử dụng các kết luận của PTKT để dự đoán giá tương lai với kỳ vọng để đưa ra các chiến lược đầu tư phù hợp. Nổi bật nhất trong nhóm này chính là lý thuyết dow và sóng elliott.
- Công cụ báo động: các công cụ này đưa ra các tính được các điểm vào, ra khỏi thị trường bằng việc thỏa mãn các điều kiện của chỉ báo đó. Có thể kể đến Bollinger Band và ichimoku.
- Công cụ xác nhận: các chỉ báo này thường được sử dụng cùng với các chỉ báo khác để xác thực về xu hướng về giá. RSI và MACD là hai công cụ phổ biến nhất trong số này.
Ngoài ra một vài công cụ có thể đóng vai trò vừa là dự đoán vừa báo động hay xác thực. Hoặc các nhà đầu tư có thể kết hợp 2 hay nhiều công cụ để thiết lập system của mình.
Những ưu điểm, nhược của phân tích kỹ thuật
Ưu điểm
- Nếu phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư lựa chọn được loại tài sản nào sẽ đầu tư thì phân tích kỹ thuật giúp họ tối ưu hóa được lợi nhuận bằng cách xác định điểm mua vào bán ra một cách hợp lý.
- Phân tích kỹ thuật mở ra nhiều cơ hội đầu tư hơn: thay vì chỉ tìm kiếm một loại tài sản tốt để đầu tư và mong cầu lợi nhuận đến từ tương lai dài, những nhà đầu tư TA có thể tìm thấy rất nhiều cơ hội trên thị trường, đặc biệt là thị trường phái sinh.
Nhược điểm
- Dễ bị ảnh hưởng tâm lý: các nhà đầu tư theo phân tích kỹ thuật thường bị ảnh hưởng bởi tâm lý bởi họ thường không sở hữu tài sản mà sẽ trade ăn chênh lệch giá cả của các tài sản đó, đồng thời sử dụng mức đòn bẩy cao dẫn đến đôi khi không kiểm soát được tâm lý dẫn đến thua lỗ.
- Quá nhiều công cụ, chỉ báo nhưng lại nhà giao dịch lại không “thành thạo” một loại chỉ báo nào. Các nhà đầu tư kinh nghiệm đã đưa ra lời khuyên dành cho những nhà đầu tư mới chỉ nên áp dụng 1 đến 2 chỉ báo để đưa ra chiến lược và phải thành thạo chúng. Muốn thành thạo cần thời gian luyện tập và backtest trong một thời gian dài chứ không phải đọc vài dòng trên mạng rồi đem tài khoản ra áp dụng.
- Trade what you see, not what you think: đó là vấn đề nhiều người nhà giao dịch TA gặp phải. Nhiều nhà đầu tư thường giao dịch theo những hướng họ kỳ vọng chứ không kiên nhẫn chờ đợi cơ hội từ các chỉ báo phân tích kỹ thuật.

Phân tích kỹ thuật trong Crypto
Thị trường Cryptocurrency nói chung đều có biến động theo hướng tương tự như những thị trường giao dịch khác. Bao gồm biến động đi lên, đi xuống và sideway. Tuy nhiên thanh khoản trong thị trường Crypto vẫn còn rất nhỏ, không phải tất cả các chỉ báo kỹ thuật đều có tác dụng trong thị trường này. Một vài công cụ thường được sử dụng trong thị trường Crypto là:
Ichimoku hay đám mây Ichimoku
Đám mây Ichimoku (Ichimoku Cloud) là một phương kết hợp nhiều chỉ báo trong cùng một biểu đồ. Phương pháp này được sử dụng trên các biểu đồ hình nến như một công cụ giao dịch để giúp người dùng thấu hiểu các vùng giá hỗ trợ và vùng giá kháng cự tiềm năng. Nó cũng được sử dụng như một công cụ dự đoán, và nhiều nhà giao dịch sử dụng phương pháp này để xác định các chỉ dẫn xu hướng trong tương lai và động lượng thị trường.

Fibonacci
Các tỷ lệ Fibonacci đóng vai trò quan trọng trong cách vận động của các loại tài, Fibonacci có thể được sử dụng để xác định các điểm quan trọng trong quá trình di chuyển của giá. Chúng có thể được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ, kháng cự, đặt lệnh dừng lỗ hoặc xác định giá mục tiêu.
Bollinger Bands
Chỉ báo Bollinger Bands (BB) là một bộ dao động khác khá phổ biến đối với các nhà giao dịch trong thị trường Crypto. Chỉ báo BB bao gồm hai dải nằm ở hai bên của trung bình động. Nó được sử dụng để phát hiện các điều kiện mua quá mức và bán quá mức tiềm năng của thị trường, cũng như để đo lường sự biến động của thị trường.
Sóng Elliott
Cơ bản, nói Elliott mô tả chi tiết hành vi của đám đông qua các mẫu hình sóng được lặp đi lặp lại. Mà bản chất cốt lõi của nó là lòng tham, sự sợ hãi, hy vọng và cố chấp; đây đều là những tâm lý không bao giờ thay đổi theo thời gian.
Do đó, khi chúng ta cùng phân tích một vấn đề trên biểu đồ với một tâm lý giống nhau, tự khắc hành động giao dịch cũng sẽ giống nhau. Những hành động này được biểu diễn trên đường giá và vì thế mà những đợt sóng cũng có tính chất lặp đi lặp lại giống nhau.
Hơn nữa, theo cha đẻ của sóng elliott, nếu thị trường không có sự chuyển động tăng giá hoặc giảm giá thì đây được coi là thị trường “chết”. Cần ghi nhớ rằng, sóng elliott là mô hình giúp các nhà đầu tư dự báo được xu hướng của giá cũng như cho biết thị trường đang ở trong giai đoạn nào. Từ đó xác định được điểm entry tốt hơn, điểm stop loss ngắn hơn và điểm take profit dài hơn.
Ngoài các công cụ trên các nhà đầu tư trong thị trường crypto còn thường xuyên sử dụng các chỉ báo như RSI, MACD để xác định sự “quá mua, quá bán” hay tính phân kỳ của thị trường. Các đường trung bình động MA, SMA cũng là chỉ báo xu hướng rất tốt và được nhiều nhà đầu tư áp dụng để kết hợp với hệ thống giao dịch của mình.

BlockSolFI cũng có những bài phân tích kỹ thuật BTC cũng như các altcoin. Hay tham gia follow chúng mình được được cập nhập những thông tin nhanh và phân tích về thị trường nhé.
Telegram EN
* Channel: https://t.me/BlockchainSolutionFi
* Chat: https://t.me/BlockSolFi
Telegram VN
* Channel: https://t.me/BlockSolFiNewsVN
* Chat: https://t.me/BlockSolFiVN
Lời kết
Trên đây là những kiến thức về phân tích kỹ thuật cũng như các chỉ báo thường được sử dụng để phân tích kỹ thuật trong thị trường crypto. Hy vọng bài viết đang mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.