Rollup đã ‘khơi mào’ cho cuộc chiến Layer 2 như thế nào?

Rollup là gì mà có thể mở ra “Layer-2 War”. Cùng tìm hiểu qua bối cảnh xuất hiện và vai trò của loại công nghệ này qua bài viết sau đây.
Layer 2 từng là chủ đề vô cùng nóng hổi cách đây vài năm khi lần đầu tiên rộ lên chủ đề về khả năng mở rộng của Ethereum. Tuy nhiên, sau khi ra mắt và tung hoành trong khoảng thời gian dài, chúng thật sự không đem lại giá trị sử dụng khiến nhiều các bên quỹ đầu tư đã không thể kiên nhẫn hơn nữa.
Trong bối cảm ảm đạm đó của L2, nhiều dự án Alt L1 (thay thế Layer 1) ra đời, sớm nhất là EOS, Tron, IOST cho đến sau này xuất hiện hàng loạt những tên tuổi mới như BSC, Solana, Avax, Near, FTM, Polygon, Polkadot – đánh dấu sự bùng nổ của cuộc chiến L1, đồng thời cũng trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu và đem về lợi nhuận khủng cho các nhà đầu tư. Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường có hơn 50+ dự án blockchain nền tảng – L1.
Tuy nhiên, cuộc chơi dần có sự điều chỉnh khi Layer 2 cuối cùng cũng tìm ra hướng đi, khi đó Rollup xuất hiện.
Thực tế có 2 loại Rollup: Optimistic rollups (OP) và Zero-knowledge rollups (ZK).
Để so sánh 2 loại công nghệ này, câu nói “OP là ngắn hạn, ZK thì dài hạn” đã trở nên rất phổ biến trong ngành.
Thuở đầu, OP chỉ có một dự án là Optimistic, trong khi đó, ZK có Starkware và Matter Labs.
Sau đó, Arbitrum ra đời, tiếp nối là Hermez, Aztec, OMG đến Boba, Metis (fork từ Optimistic), và Polygon… Một thời gian sau, Arbitrum cho ra mắt sidechain có tên Anytrust, sở hữu mức hiệu suất tối ưu, hiệu quả chi phí tốt hơn và tính bảo mật được đảm bảo bởi rollup.
Rất nhiều giải pháp L2 mọc lên như “nấm sau mưa”, khó có thể tìm thấy dự án nào nằm ngoài xu hướng công nghệ này.
Hãy cùng phân tích, ngoài Layer 2 dành cho mục đích đặc biệt như Loopring Protocol (LRC) hay hướng đến quyền riêng tư như Aztec, vốn tồn tại nhiều cách để thực thi riêng lẻ Layer 2 một cách toàn diện.
1. Layer 2 “giả”
Polygon luôn tự quảng cáo mình là Layer 2. Tuy nhiên, ngoại trừ đồng token gốc MATIC sử dụng công nghệ Plasma, các Erc20 khác đều là cầu nối sidechain, vì vậy Polygon hiện tại vẫn chỉ là một sidechain.
Đây cũng là một trong những lý do tại sao Polygon trong giới kỹ thuật thường bị đem ra mổ xẻ so sánh với nhiều dự án khác nhau.
Tuy nhiên, họ đã làm rất tốt khâu tiếp thị từ đó giá trị thị trường được nâng lên và thu được nguồn lợi vốn. Thông qua nhiều thương vụ mua bán sáp nhập khác nhau, trong hai năm qua, Polygon vẫn dự kiến chuyển thành một mạng lưới các giải pháp L2 trong tương lai.
2. Optimistic Rollup truyền thống
Hai dự án “tên tuổi” của giới L2: Arbitrum và Optimistic.
Optimistic sử dụng công nghệ chống gian lận để đảm bảo an toàn cho các giao dịch. Tính khả dụng của dữ liệu – DA – (Data Availability) và Hoạt động thanh toán (Settlement) theo yêu cầu của Rollup đều diễn ra trên ETH L1, điều này cũng dẫn đến thực tế mặc dù hiệu suất hiện tại của OP tốt hơn nhiều so với ETH, nhưng vẫn còn cực kỳ xa vời khi so với Web2. Khoảng cách “cạnh tranh” này rất lớn và chi phí vẫn tương đối đắt đỏ ($1-$5).
Ưu điểm là nó có khả năng tương thích tốt và có thể sử dụng ngay tại bây giờ. Khối lượng giao dịch L2 và hệ sinh thái của Arbitrum cũng vững chắc, chiếm vị trí hàng đầu trong toàn bộ thế giới L2.
3. ZK Rollup truyền thống
Starkware và Zk-sync, hai dự án không thể không biết.
Hệ thống ZK sử dụng các bằng chứng mật mã tiên tiến hơn để đảm bảo an toàn cho các giao dịch. DA và hoạt động thanh toán đều nằm trên ETH L1.
Còn về hiệu suất thì sao? Về lý thuyết, sẽ có rất ít sự khác biệt so với OP. Tuy nhiên, về chi phí thì chắc chắn là rẻ hơn OP, có lẽ rẻ hơn một bậc.
4. ZK Rollup thu gọn
Validium của Starkware và Zk-Porter của Zk-Sync.
Đây là các giải pháp mà hai cái tên sáng giá ở trên đã đề ra nhằm đạt được hiệu suất cao hơn và chi phí rẻ hơn, tất nhiên, vẫn phải đi kèm với một số biện pháp bảo mật.
Phương pháp là vẫn giải quyết bằng mạng lưới Ethereum, nhưng DA thực hiện trên node POS hoặc ủy ban (committee) của chính nó (để dữ liệu gốc không cần được lưu trữ trong Ethereum), mục đích để đổi lấy sự gia tăng đáng kể về hiệu suất và mức chi phí có thể giảm đi một bậc.
Câu hỏi đặt ra là việc này có đảm bảo được tính an toàn không? Tất nhiên, nó sẽ không còn đạt được mức độ bảo mật như với ZK-Rollup truyền thống, bởi vì sau tất cả, DA không còn trên Ethereum nữa.
Nhưng lợi thế là ngay cả khi các node âm mưu với nhau, tiền vẫn không thể bị đánh cắp hoặc bị đóng băng hết hoàn toàn. Đó là sức mạnh đến từ Rollup!
5. L3 và L4
Rollup đệ quy (recursive rollup), được đề xuất bởi Starkware, sử dụng mạng chính Starkware cho cả DA và hoạt động thanh toán, sau đó thiết lập một layer rollup phía bên dưới và hoạt động thanh toán cuối cùng được chuyển về trên ETH L1. Trong tương lai, các Appchains như IMX và DYDX rất có thể sẽ xuất hiện dưới dạng L3.
Và theo mô hình đệ quy này, có thể có L4, hoặc thậm chí L5. Về lý thuyết, mức hiệu suất có thể được cải thiện vô hạn, và chi phí cũng có thể giảm một cách vô hạn. Trong kỷ nguyên mới khi mà blockchain đến tay được với hàng tỷ người dùng, nhiều khả năng nó sẽ dựa trên mô hình này.
6. Rollup hỗn hợp
Tồn tại hai đại diện tiêu biểu là Cevmos (viết tắt cho Celestia/EVMos/CosmOS), Celestia đã tích hợp Cosmos vào quần thể mở rộng của ETH L1.
Chẳng hạn dự án này đã tạo một tổ hợp rollup có tên là Celestia, tại đó DA được thực hiện trên Celestia và hoạt động thanh toán trên ETH L1 và nhiều kiểu tổ hợp khác nữa.
Tất nhiên, kiểu tổ hợp phổ biến nhất trong hệ sinh thái riêng của Cosmos vẫn là DA trên Celestia và thanh toán trên EVMOS. Tóm lại, với sự pha trộn của Celestia và EVMOS, rollup sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn để mở rộng.
7. Sidechain của Rollup
Anytrust mà Artribum phát hành vào 2022 là một ý tưởng rất đáng chú ý. Hiệu suất và chi phí về cơ bản là có thể so sánh được với các sidechain thông thường.
Vậy đặc điểm của loại sidechain này là gì? Miễn là 2 trong số 20 node trung thực, việc vận hành có thể thực thi!
Vậy làm thế nào để thực hiện điều đó? Thông thường, chỉ có 19 node ký kết với nhau để tạo một block, về cơ bản không liên quan gì đến ETH L1 (chỉ tải lên một mã băm gốc lên ETH L1, với chi phí tối thiểu). Khi không thể thu thập được 19 chữ ký, nó sẽ trở về chế độ rollup và block của 19 chữ ký trước đó sẽ được sử dụng làm check-point để bắt đầu Rollup này.
Lợi ích của việc này là gì? Đương nhiên, hiệu suất được cải thiện và chi phí cũng giảm đáng kể. Về cơ bản, không có sự khác biệt giữa sidechain và chain BFT, đây là sidechain yêu cầu 2/3 lượng node phải trung thực. AnyTrust chỉ cần 2 node trung thực trong tổng số 20 node.
Điều bất lợi là nếu 19 node liên kết với nhau, sẽ có khả năng xảy ra việc tấn công. Như đã đề cập ở trên, với Validium hoặc Zk-Porter, ngay cả khi có các node âm mưu với nhau, chúng cũng không thể tấn công. Cùng lắm thì số tiền đánh cắp sẽ tạm thời bị đóng băng, vì vậy nó được xem như một hệ thống không có yêu cầu bảo mật cao, nhưng lại có yêu cầu về hiệu suất cao.
Tóm tắt
Các giải pháp ở trên có những cân nhắc khác nhau về 3 yếu tố: Tính bảo mật, TPS và Chi phí.
Nếu không xem xét sơ đồ đệ quy đa chuỗi (multi-chain recursive scheme) của L3 (TPS vô hạn, chi phí thấp vô hạn), chỉ xem xét về chuỗi đơn, có thể đánh giá:
- An toàn nhất: Zk-rollup truyền thống;
- Chi phí thấp nhất: Polygon và AnyTrust;
- TPS cao nhất: Validium và Zk-porter.
Đối với phía nhà phát triển, việc triển khai loại rollup nào sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào 3 yếu tố: Bảo mật, Hiệu suất và Chi phí.
Về phía người dùng, phân mảnh thanh khoản là một vấn đề khá “đáng sợ” mà các dự án không nhìn thấy được. Hãy tưởng tượng rằng mỗi Alt L1 và mỗi L2 sẽ cung cấp cho người dùng một vài DEX, một vài nền tảng Lending/Borrowing và một vài phép tính khác nhau, sẽ rất đáng ngại.
Cùng với các Alt L1, cuộc chiến giữa các blockchain bắt đầu hoàn toàn từ đây!
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
Dự án Crypto – Sáng tạo và tiền bạc là chưa đủ, làm được hay không mới quan trọng
Wash trading NFT là gì? Cách để nhận diện hoạt động gây nhiễu này