Sam Bankman-Fried vay Alameda 546 triệu USD để mua cổ phần Robinhood

Theo hồ sơ tòa án, nhà sáng lập sàn giao dịch FTX tiếng tăm một thời – Sam Bankman-Fried đã vay 546 triệu USD từ Alameda Research để mua 7,6% cổ phần nền tảng giao dịch Robinhood Markets (HOOD).
Sam Bankman-Fried vay tiền từ Alameda để mua cổ phần Robinhood
Theo bản khai tuyên thệ của Bankman-Fried tại tòa án Caribe trước khi bị bắt và được công bố hôm thứ Ba, ngày 27 tháng 12, Người đàn ông 30 tuổi đã thừa nhận anh ta và người đồng sáng lập nền tảng là Gary Wang đã “chạy vay” để mua 7% cổ phần của Robinhood vào tháng 4 và tháng 5 năm nay. Hai người sau đó đã sử dụng số tiền này để mua vào 56 triệu cổ phiếu HOOD (trị giá 450 triệu USD) dưới vỏ bọc công ty Emergent Fidelity Technologies.
Kể từ khi FTX nộp đơn phá sản, tân CEO John J. Ray III, người chịu trách nhiệm tái tổ chức doanh nghiệp, đã tìm mọi cách để thu hồi tài sản của sàn. Nổi bật trong đó là số cổ phần Robinhood trị giá 450 triệu USD, cũng là một trong số ít các tài sản thanh khoản cao mà FTX còn lại. Song, Sam lại phủ nhận bản thân sử dụng tiền công ty để thực hiện giao dịch trên.

Bankman-Fried tuyên bố anh ta có quyền sở hữu cổ phần của Robinhood vì anh ta là chủ sở hữu duy nhất của công ty mẹ, Emergent Fidelity Technologies, được thành lập tại Antigua, công ty đã đứng ra thực hiện thương vụ trên.
Nhưng theo hồ sơ của tòa án Bahamas, Bankman-Fried thừa nhận đã chuyển tiền từ Alameda thuộc sở hữu của FTX sang Emergent.
Alameda, được điều hành bởi Caroline Ellison, tình cũ của Bankman-Fried, là nguyên nhân khiến FTX vụn vỡ. Tháng trước, thị trường sững sốt khi biết tin Bankman-Fried đã bí mật chuyển 10 tỷ USD tiền của khách hàng FTX để hỗ trợ cho các dự án “canh bạc” đầy rủi ro của Alameda.
Hiện tại, FTX đang vướng vào cuộc chiến tranh giành số cổ phần này cùng với BlockFi và Emergent.

Cụ thể, nền tảng cho vay BlockFi đã đạt một thoả thuận “cứu trợ” từ FTX vào giữa năm 2022, kể từ đó nền tảng đã vay 275 triệu USD từ FTX. Đến tháng 11, FTX yêu cầu BlockFi cung cấp thêm tín dụng và được đáp lại bằng việc gửi cổ phần Robinhood để thay cho tiền mặt. Tuy nhiên kể từ khi phá sản, FTX đã “xù kèo” và từ chối trả số cổ phiếu HOOD như đã hứa. BlockFi sau đó đã đâm đơn kiện ông Bankman-Fried vì lý do này.
Một bên khác trong cuộc chiến tranh giành tài sản là Emergent Fidelity Technologies, với người đại diện là ông Yonathan Ben Shimon. Ông cũng là người nhận được đứng tên của Emergent khi Sam mua vào số cổ phiếu và đồng thời có quyền bán cổ phần dưới sự giám sát của tòa án tại Antigua. Song, Sam lại là người có hoá đơn hợp pháp và Emergent chỉ sở hữu cổ phần “trên danh nghĩa”. Chính vì vậy, FTX lập luận, FTX mới là chủ sở hữu thực sự.
Trong diễn biến ngày càng phức tạp, ông John J. Ray III đã kiến nghị lên toà án ra lệnh đóng băng 56 triệu cổ phiếu HOOD trong khi sàn giao dịch và ông Bankman-Fried đang cố gắng giải quyết công nợ cho khách hàng.
“Tôi không ngạc nhiên khi đó là một trong những tài sản hiếm hoi có tính thanh khoản cao mà họ có trên bảng cân đối kế toán, bởi vì nó là cổ phiếu của công ty đại chúng”, Giám đốc điều hành Robinhood Vlad Tenev nói với CNBC hồi đầu tháng này.

Cũng trong ngày thứ Ba vừa qua, ngày 27 tháng 12, các công tố viên liên bang đang điều tra một tội phạm mạng bị cáo buộc đã rút hơn 370 triệu đô la từ FTX vài giờ sau khi sàn nộp đơn xin phá sản.
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
Kraken tiếp tục ‘chia tay’ Nhật Bản lần thứ 2, đổ lỗi vì ‘thị trường crypto quá yếu kém’
Vợ của Hal Finney công bố quỹ từ thiện Bitcoin, đặt mục tiêu quyên góp tổng cộng 50.000 USD