SEC nhận định, phải ‘hết sức cảnh giác’ với các cuộc kiểm toán proof-of-reserve

Quan chức cấp cao của Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) cho rằng các nhà đầu tư không nên đặt quá nhiều niềm tin vào những công ty đang tiến hành kiểm toán thông qua proof of reserve vì còn ẩn giấu nhiều bất cập.
Quan chức SEC nghi ngại với Proof-of-Reserve
Paul Munter – quyền kế toán trưởng của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đã lên tiếng cảnh báo các nhà đầu tư phải “hết sức cảnh giác” với proof of reserve của các công ty tiền mã hóa. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng 12 với The Wall Street Journal, ông khẳng định:
“Chúng tôi cảnh báo các nhà đầu tư hết sức cảnh giác với một số tuyên bố đang được đưa ra bởi các công ty crypto”.
Hiện nay, sau sự sụp đổ chóng vánh của sàn giao dịch FTX, một số công ty trong giới crypto đã tiến hành kiểm toán “proof of reserve” nhằm dập tắt những lo ngại liên quan đến tính minh bạch trong tài chính.

Tuy nhiên, Munter cho biết kết quả của những cuộc kiểm toán này không phải là minh chứng cho thấy các công ty này đang ở trong tình trạng tài chính tốt.
“Các nhà đầu tư không nên đặt quá nhiều niềm tin vào việc một công ty nói rằng họ có bằng chứng dự trữ xác thực từ một công ty kiểm toán”. Ông cho rằng các báo cáo bằng chứng dự trữ này “thiếu” thông tin để các bên liên quan xác định liệu công ty có đủ tài sản để đáp ứng các khoản nợ của mình hay không.
Gần đây, Munter cũng đã phát biểu tại Hội nghị Hiệp hội kế toán chuyên nghiệp được chứng nhận quốc tế tại Washington, D.C vào ngày 12 tháng 12. Trong đó, ông được cho là đã bày tỏ sự thất vọng về cấu trúc không ngừng phát triển của các công ty tiền mã hóa.
Munter trả lời phỏng vấn với to82 WSJ rằng nếu SEC phát hiện ra các công ty crypto có vấn đề, họ có thể chuyển thông tin đến bộ phận thực thi để xem xét thêm.
Đầu tháng này, John Reed Stark, cựu giám đốc của SEC về Thực thi Internet đã chỉ trích báo cáo bằng chứng dự trữ của Binance thông qua Twitter vào ngày 11 tháng 12.
Binance’s “proof of reserve” report doesn’t address effectiveness of internal financial controls, doesn’t express an opinion or assurance conclusion and doesn’t vouch for the numbers. I worked at SEC Enforcement for 18+ yrs. This is how I define “red flag. https://t.co/6oEqmArjS9
— John Reed Stark (@JohnReedStark) December 11, 2022
Ông nói rằng báo cáo bằng chứng dự trữ của Binance không đề cập đến hiệu quả của kiểm soát tài chính nội bộ, cũng như không đưa ra ý kiến hoặc kết luận đảm bảo cũng như không đưa ra đủ chứng minh cho các con số.
Sau đó, vào ngày 16 tháng 12, công ty kiểm toán Mazars Group của Pháp, đã ngừng “kết giao” với các công ty mã hóa như Binance, KuCoin, Crypto.com và quyết định không kiểm toán cho giới tiền mã hóa.
Ben Sharon, đồng sáng lập công ty quản lý tài sản kỹ thuật số Illumishare SRG, từng chia sẻ với giới truyền thông vào ngày 19 tháng 11 rằng kiểm toán bằng chứng dự trữ vẫn là một bước khả thi để xem xét sức khỏe tài chính của các sàn giao dịch tiền mã hóa, nhưng như vậy vẫn chưa đủ và cần tìm ra nhiều phương thức khác.
Proof of Reserve liệu có phải là cần cứu của crypto?
PoR (Proof Of Reserve) là một công nghệ blockchain được xây dựng dựa trên cấu trúc dữ liệu của Merkle Tree. Một trong những ứng dụng của cấu trúc này là có thể giúp các sàn giao dịch đưa ra bằng chứng về dữ liệu tài sản của khách hàng một cách đầy đủ và minh bạch nhất thông qua sự xác thực của một bên thứ 3 – các nhà kiểm toán.

PoR (Proof Of Reserve) đóng vai trò cần thiết vì nhiều lý do:
- Proof of Reserve cho phép người dùng xác minh được số dư mà họ nắm giữ trên một sàn giao dịch tiền mã hóa.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn về minh bạch và khiến họ gặp khó khăn khi tham gia vào hoạt động tài chính đáng ngờ hoặc bất hợp pháp.
- Proof of Reserve mang lại lợi ích cho cả người dùng và doanh nghiệp. PoR bảo vệ người dùng bằng cách giảm thiểu rủi ro bảo mật, giúp doanh nghiệp giữ chân người dùng vì làm tăng độ tin cậy.
- Tạo ra một hệ sinh thái tiền điện tử minh bạch hơn. Ví dụ: PoR ngăn cản các sàn giao dịch – đóng vai trò là ngân hàng cho bên thứ ba vay tài sản ký gửi.
- PoR loại bỏ rủi ro của việc các công ty “tối đa hóa lợi nhuận” từ việc nắm giữ tài sản của khách hàng.
Với PoR, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể đưa ra bằng chứng để chứng minh một sàn giao dịch tiền điện tử có sử dụng bừa bãi tiền gửi của khách hàng hay không. Do đó, các sàn giao dịch sẽ phải “tự giác” không xử lý sai về số dư trên sàn vì điều đó sẽ phá vỡ lòng tin của người dùng đối với họ.

Mô hình Proof of Reserves sử dụng cấu trúc dữ liệu an toàn được gọi là “Merkle tree” (hoặc “Hash tree”). Mô hình này có thể tổng hợp tổng số dư tài sản của tất cả khách hàng mà không để lộ bất kỳ thông tin cá nhân nào.
Khi bạn giao dịch, mọi thông tin, dữ liệu của giao dịch đó đều sẽ được lưu trong một block, mỗi một block sẽ có một mã hash riêng, đây là khái niệm về blockchain. Tuy nhiên, với Merkle Tree, nó sẽ tóm tắt, tổng hợp những dữ liệu từ các block vào chung 1 block và tạo ra 1 mã Hash riêng cho block đó. Tương tự lặp lại như vậy cho đến khi thông tin tập trung vào cùng 1 khối trung tâm – gọi là Root Hash (như hình trên).
Sau khi có đủ dữ liệu tổng hợp ra Root Hash, các sàn giao dịch sẽ gửi thông tin này cho một công ty kiểm toán uy tín – một bên thứ ba đứng ra xác thực các giao dịch và tài sản này. Như vậy, mọi người có thể tracking tài sản của mình sau khi phía kiểm toán hoàn thành tại một mốc thời gian cụ thể.
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
Solana trở thành hệ sinh thái NFT lớn thứ 2 toàn cầu
Avalanche nâng cấp lên ‘Banff 5’, trình làng hệ thống giao tiếp trực tiếp giữa các subnet