Solana trở thành hệ sinh thái NFT lớn thứ 2 toàn cầu

Sau tin dữ của FTX, thị trường crypto rơi vào tâm trạng bất an khiến tất cả lĩnh vực liên quan như tiền mã hóa và NFT “chìm trong nước mắt”. Dù vậy, sau nhiều tuần bấp bênh, hoạt động giao dịch trên mạng Solana đã tích cực trở lại và mạnh mẽ hơn xưa.
Solana trở thành hệ sinh thái NFT lớn thứ 2 toàn cầu
Theo phân tích của công ty nghiên cứu tổ chức Delphi Digital, Solana đã trở thành hệ sinh thái NFT đứng thứ hai toàn cầu.
Trong 30 ngày, trích dữ liệu của Cryptoslam, khối lượng giao dịch của Solana đã vượt qua con số kỷ lục là 50 triệu USD. Các mạng NFT khác như ImmutableX, Cardano, Polygon, Flow và BNB Chain đều bị tụt lại phía sau. Tính đến ngày ngày 8 tháng 12, hệ sinh thái trên đã có doanh số bán hàng trong 30 ngày là 60 triệu USD, cao hơn gấp 4 lần so với hệ sinh thái sau là ImmutableX.

Tuy nhiên, Ethereum vẫn dẫn đầu thị trường NFT với tỷ suất lợi nhuận khổng lồ. Theo dữ liệu, khối lượng giao dịch NFT trong 30 ngày trên Ethereum là khoảng 400 triệu USD.
Tương lai Solana trong năm 2023
Năm 2022 đã diễn ra không mấy suôn sẻ với Solana (SOL) khi giá của đồng tiền điện tử được coi là Ethereum Killer này đã giảm mạnh vì nhiều nguyên nhân trong vòng 1 năm qua. Vậy liệu sang năm 2023 thì giá của SOL có khả năng phục hồi không?
Token SOL giảm không chỉ bởi những nguyên nhân từ bên ngoài như sự sụp đổ của Terra, sự phá sản của Celsius, các quỹ đầu tư tiền điện tử hay gần đây nhất là sàn FTX mà còn bởi vì do chính blockchain này gặp vấn đề.
Cụ thể Solana đã vài lần ngừng hoạt động vì sự cố mất mạng, dù lý do là gì thì cũng cho thấy blockchain nhanh nhất thế giới này đang thực sự tồn tại vấn đề. Sau mỗi lần blockchain trên mất mạng thì lòng tin của cộng đồng vào SOL lại càng giảm mạnh khiến cho giá của token tụt dốc không phanh.

Bên cạnh đó thì các NFT và game blockchain khi xây dựng trên Solana cũng bị ảnh hưởng bởi sự không ổn định của mạng khi nhu cầu sử dụng tăng lên. Mạng chính cũng gặp phải vấn đề về sự tập trung hóa khi các nhà phát triển dự án này luôn có thể dừng blockchain để sửa lỗi.
Ngoài ra, cựu CEO của FTX là Sam Bankman-Fried (SBF) từng đánh giá cao mạng Solana và cho rằng SOL đang bị định giá thấp khiến Alameda Research – một quỹ đầu tư tiền điện tử gắn liền với sàn FTX thu về hơn 1,2 tỷ USD token SOL.
Trong lịch sử những lần mất mạng của blockchain thì SOL cũng bị giảm vốn hóa nhưng không quá lớn, SOL vẫn được nằm trong top 10 tiền điện tử có vốn hóa lớn nhất thế giới. Việc rơi khỏi top 10 vốn hóa chủ yếu là do những nguyên nhân khách quan từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, team phát triển của Solana ngày càng mạnh, điều này cho thấy rằng mạng lưới blockchain vẫn được duy trì và nâng cấp thường xuyên.
Solana cũng có thông báo rằng họ sẽ phát hành chiếc điện thoại smartphone tiền điện tử đầu tiên trên thế giới vào năm 2023 cũng có thể là một chất xúc tác khiến cho Solana tăng giá.

Để làm được điều này thì trong năm 2023, Solana cần thêm những tính năng mới có ích cho thị trường tiền điện tử và khắc phục được vấn đề gây dừng mạng của nó.
Những đối thủ cạnh tranh lớn của Solana hiện tại là Cardano (ADA) hay Polkadot (DOT) sẽ khiến hệ sinh thái phải dè chừng bởi nhiều nhà đầu tư đang khắt khe hơn trong việc lựa chọn dự án để đầu tư lâu dài.
Giá của Solana khi đang ở đỉnh cao từng lên tới 260 USD, tuy nhiên đến nay, đồng SOL tuột chỉ còn 11.91 USD, tức là giảm tới hơn 90%, một con số đáng buồn.
BlockSolFi tổng hợp
Tham gia bàn luận ngay cùng BlockSolFi tại Telegram và Facebook.
Đọc thêm:
Avalanche nâng cấp lên ‘Banff 5’, trình làng hệ thống giao tiếp trực tiếp giữa các subnet
SBF được tại ngoại sau khi nộp 250 triệu USD tiền bảo lãnh tại Mỹ