Tại sao Avalanche (AVAX) là đối thủ xứng tầm của Ethereum ?

solfi_admin Thứ Sáu, 31/12/2021

Ethereum hiện là nền tảng blockchain hàng đầu trên thế giới crypto, nhu cầu sử dụng nền tảng này trong năm 2021 cũng tăng mạnh. Chỉ tính trong năm nay, giá của đồng ETH cũng tăng gần 600%, từ khoảng $700 lên đến hơn $4000. Ông bà ta vẫn hay nói: “Nhân vô thập toàn”, đến con người còn không thể hoàn hảo tuyệt đối, thì một nền tảng với tuổi đời còn ít ỏi, dù có tốt đến đâu, vẫn sẽ có những điểm chưa tốt. 

Mặc cho Ethereum sở hữu một độ phủ rộng rãi trong thế giới crypto và đang ngày càng lớn mạnh, một vài điểm yếu “chí mạng” đe dọa đến sự sống còn của Ethereum trong tương lai đó chính là khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch còn rất chậm (chỉ 15 giao dịch/ giây), phí gas lại rất cao. 

Chính vì thế, thời gian qua có rất nhiều hệ sinh thái đã ra đời để giải quyết các vấn đề trên của Ethereum với mục tiêu giành lấy “thị phần” béo bở này, bao gồm có Avalanche. Hãy cùng BlockSolFi tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp của Avalanche trong bài viết này nhé!

Avalanche  là gì?

Avalanche (AVAX) là một nền tảng blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh với mục tiêu cải thiện tốc độ giao dịch, chi phí thấp và thân thiện với môi trường. Các nhà phát triển của Avalanche hy vọng có thể đem tới một giải pháp blockchain có khả năng mở rộng cao mà không cần đánh đổi tính phân quyền và bảo mật. 

Ava Labs, những người sáng lập và phát triển của Avalanche, tin rằng họ đã xây dựng nền tảng blockchain hợp đồng thông minh nhanh nhất cho đến nay. Sử dụng ba blockchains khác nhau khổng lồ, Avalanche thực hiện ở quy mô internet cho một tương lai, trong đó tiền điện tử là công nghệ xương sống toàn cầu.

Vài năm trước, niềm tin này có vẻ chỉ tồn tại trên “lý thuyết” và thậm chí có hơi “điên rồ”. Nhưng ngày nay, mạng chính của Avalanche đang hoạt động và tổ chức một cộng đồng sôi động, đang phát triển nhanh chóng, và được hỗ trợ bởi quỹ hệ sinh thái trị giá 230 triệu đô la.

Những hạn chế của blockchain hiện nay

Công nghệ blockchain vốn đã được ra đời từ rất lâu. Nhưng mãi đến thời điểm Bitcoin ra đời thì công nghệ này mới trở nên phổ biến. Bitcoin chính là blockchain đầu tiên, vì vậy thiết kế của Bitcoin sẽ ảnh hưởng đến tất cả các chuỗi tiếp theo, chẳng hạn như Ethereum. Hiện tại, blockchain đang gặp phải các vấn đề sau: 

  • Việc sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work dẫn đến giao dịch chậm và tốn kém.
  • Việc xác thực chuỗi PoW tốn nhiều tài nguyên, hạn chế sự phân quyền.
  • Việc áp dụng chuỗi khối đang diễn ra nhanh chóng và yêu cầu các giải pháp có thể mở rộng.

Khi Bitcoin ra mắt vào năm 2009, tương đối ít người sử dụng nó, vì vậy các hạn chế kỹ thuật không thực sự là “hạn chế”. Nhưng bối cảnh blockchain ngày nay đã thay đổi rất nhiều do DeFi và việc sử dụng NFT .

Theo một số ước tính, khoảng 100 triệu người đã sử dụng tiền điện tử vào đầu năm 2021. Tương tự, các ứng dụng DeFi đã tăng vọt và hiện nắm giữ hơn 100 tỷ đô la giá trị . Sự tăng trưởng của đường parabol đang khiến các blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh như Ethereum và Solana bị tắc nghẽn mạng và thậm chí ngừng hoạt động.

Một giải pháp của Ethereum đó chính là nhanh chóng phát triển lớp “bổ sung” – phiên bản ETH 2.0. Lớp 2 đưa các giao dịch ra khỏi chuỗi Ethereum chính, cuộn chúng thành các gói gọn gàng, sau đó gửi các gói trở lại Ethereum. Làm như vậy sẽ giúp giải phóng áp lực lên Ethereum, nhưng những vấn đề bảo mật trên lớp 2 lại khiến người dùng lo lắng. 

Cho nên, giải pháp tối ưu nhất đó là giữ mọi thứ được chứa trên giao thức lớp 1 có khả năng mở rộng, bảo mật và phi tập trung. 

Avalanche giải quyết vấn đề gì? 

Dựa trên ý tưởng trên, Avalanche được ra mắt để giải quyết ba đề chính bao gồm: khả năng mở rộng, phí giao dịch và khả năng tương tác mà vẫn giữ được sự phi tập trung và vấn đề bảo mật. 

Khả năng mở rộng và sự phi tập trung

Các blockchain hiện tại đang phải vật lộn để tìm sự cân bằng giữa khả năng mở rộng và sự phi tập trung. Sự phát triển mạnh mẽ của blockchain trong những năm gần đây dẫn đến sự “quá tải” trên hệ thống: số lượng người dùng ngày càng cao, càng nhiều hoạt động. Hiện tượng tắc nghẽn mạng vì thế mà xảy ra liên tục. Ethereum là một ví dụ điển hình về vấn đề này. Đôi khi, mất hàng giờ hoặc thậm chí vài ngày để xử lý các giao dịch trong thời gian mạng bị tắc nghẽn.

Một ví dụ đơn giản, hãy thử tưởng tượng mỗi blockchain như một “nhà kho” có sức chứa 1000 hộp. Theo thời gian, có càng nhiều hộp được đẩy vào kho, sức chứa của kho giảm, muốn lấy hộp ra khỏi kho sẽ tốn nhiều thời gian để tìm kiếm và xử lý. Đến lúc đó, việc mở rộng kho được xem như một việc làm mang tính “chiến lược”. Nếu kho được mở rộng, bạn sẽ chứa được nhiều hộp hơn, xử lý quá trình tìm kiếm và lấy hộp một cách nhanh chóng hơn.

Để giải quyết vấn đề trên, một giải pháp được đưa ra đó là làm cho mạng tập trung hơn. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ ít người được cấp quyền xác thực để truy cập vào mạng. Nếu chỉ có một số ít người kiểm tra và xác thực mạng, các giao dịch có thể được xác nhận nhanh hơn rất nhiều. Điều này vô tình làm tính “phi tập trung” – một trong những tính chất quan trọng nhất của blockchain bị “bay màu”. Cho nên, thế giới crypto đang “săn đón” các blockchain có thể giải quyết gọn gàng vấn đề này và Avalanche đã tạo ra một cách tiếp cận độc đáo. 

Phí cao

Một vấn đề phổ biến khác được thấy với các blockchain lớn như Ethereum là phí gas do lưu lượng truy cập cao và sự gia tăng đột biến số lượng người dùng. Điều này gây khó khăn cho quá trình giao dịch của người dùng. Ví dụ, sự phổ biến của Ethereum và việc thiếu các lựa chọn thay thế đã dẫn đến lưu lượng truy cập và phí luôn cao và khó có thể giảm xuống. Tại một số thời điểm, người dùng mất tới 10 đô-la để thực hiện các giao dịch chuyển tiền đơn giản và các tương tác với hợp đồng thông minh phức tạp thậm chí còn có phí đắt hơn.

Khả năng tương tác

Các dự án và doanh nghiệp khác nhau những nhu cầu riêng của họ khi sử dụng blockchain. Trước đây, các dự án luôn phải làm việc trên Ethereum. Vì vậy, một blockchain cá nhân hoặc một blockchain riêng tư sẽ không khớp với nhu cầu của họ. Tuy nhiên, tìm kiếm sự cân bằng giữa khả năng tùy chỉnh và việc dễ dàng kết nối với các blockchain khác là một điều thách thức.

Trong việc tính toán khả năng mở rộng, các nhà phát triển cần chú ý đến thời gian cần để dữ liệu không bị đảo ngược (Time to finality-TTF). TTF không chỉ quan trọng trong việc chống lại rủi ro Double-spending mà còn đảm bảo khả năng giao tiếp giữa các blockchain – crosschain. TTF càng chậm, thì độ trễ trong sự giao tiếp của các crosschain càng cao.

Cơ chế hoạt động của Avalanche                        

Một trong những cải tiến đột phá nhất của Avalanche đó chính là sự kết hợp gồm ba blockchain thay vì một blockchain thông thường. Lý do đằng sau sự lựa chọn thiết kế này là rất sáng tạo: Mỗi chuỗi khối chuyên về một nhiệm vụ trong hệ sinh thái Avalanche rộng lớn hơn thay vì chỉ có một chuỗi thực hiện tất cả. Phân phối nhiệm vụ giữa các chuỗi khác nhau giúp giữ cho nền tảng Avalanche hoạt động nhanh chóng và đảm bảo phân quyền, bảo mật và khả năng mở rộng. 

 Avalanche (AVAX) BlockSolFi

Nói đơn giản, thay vì bình thường chỉ có 1 chiếc kho chứa tất cả các hộp, thì giờ mỗi nhà kho sẽ chứa các chiếc hộp khác nhau. Ví dụ, sẽ có nhà kho chứa hộp “cần giao ngay”, có kho dùng để lưu giữ hộp 

Chuỗi trao đổi (X-Chain)

Chuỗi trao đổi (X-Chain) là chuỗi khối chịu trách nhiệm tạo và giao dịch tài sản Avalanche. Token gốc AVAX của Avalanche là tiền điện tử phổ biến nhất hiện tại trên nền tảng này, nhưng các token trao đổi phi tập trung JOE và PNG vẫn đang bám theo “sát nút”. 

Các giao dịch trên X-Chain tạo ra phí thanh toán trong AVAX. Điều đó tương tự như cách thanh toán phí gas trên Ethereum bằng ETH. Vì vậy, ngay cả khi bạn đang giao dịch token JOE, phí luôn được thanh toán trong AVAX. 

Chuỗi hợp đồng (Chuỗi C)

Hợp đồng thông minh là tính năng chính của Avalanche. Tính năng này cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung trên Avalanche trong khi tận dụng các lợi ích về bảo mật và khả năng mở rộng của nền tảng.

C-Chain chạy các hợp đồng thông minh cho nền tảng Avalanche và tương thích với EVM (Máy ảo Ethereum). Tương thích với EVM có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể triển khai hợp đồng thông minh Ethereum trên Avalanche. Avalanche sử dụng một phiên bản đã được sửa đổi của giao thức đồng thuận Avalanche được gọi là Snowman.

Chuỗi nền tảng (P-Chain)

P-Chain của Avalanche cho phép bất kỳ ai tạo chuỗi khối L1 hoặc L2. Theo thuật ngữ của Avalanche, các blockchains này được gọi là mạng con, với P-Chain là mạng con mặc định chung cho tất cả.

P-Chain quản lý toàn cảnh của các mạng con Avalanche bằng cách theo dõi các trình xác thực, nhưng các mạng con cũng chịu trách nhiệm xác thực P-Chain.

Những điểm nổi bật của Avalanche 

Thị trường crypto đang chứng kiến một cuộc chạy đua công nghệ đang diễn ra gắt gao của nhiều nền tảng mới, ngoài Avalanche còn có Polkadot, Polygon và Solana. Vậy điều gì khiến Avalanche khác biệt với những giải pháp còn lại? 

  • Chi phí giao dịch thấp, việc triển khai một dự án trên Avalanche chỉ bằng 1/10 so với trên Ethereum.
  • Tốc độ xử lý giao dịch của Avalanche chỉ dưới 2 giây.
  • Khả năng mở rộng tốt, Avalanche có khả năng xử lý trên 4500 TPS
  • Tính bảo mật và an toàn cao, số lượng validator lớn, hiện tại đang khoảng 1000 node và có thể lên tới cả triệu node, đảm bảo tính phi trung rất cao và khả năng bị tấn công là vô cùng nhỏ.
  • Hỗ trợ các smart contracts được tạo và sử dụng bởi Solidity, hoàn toàn tương thích với EVM nên các ứng dụng trên Ethereum, BSC… có thể dễ dàng tích hợp trên Avalanche.
  • Người dùng có thể tự tạo ra các blockchain chung hoặc riêng tư cũng như có thể tạo ra các máy ảo tùy chỉnh trên Avalanche.
  • Được xây dựng để phục vụ thị trường tài chính. Avalanche hỗ trợ cho việc dễ dàng tạo và giao dịch các tài sản số với những điều khoản phức tạp.

Cho đến thời điểm hiện tại, cơ chế đồng thuận của Avalanche được DAG tối ưu rất tốt và là một trong những điểm khác biệt đặc sắc nhất. Dù vậy, Avalanche không phải là blockchain duy nhất có cơ chế đồng thuận mới. Solana có cơ chế Proof of History được cho là có thể xử lý tới 50.000 TPS (giao dịch mỗi giây), vượt trội so với 6.500 TPS mà Avalanche tuyên bố. Tuy nhiên, trong thực tế, hai tuyên bố này có thể 

Thông tin về AVAX

  • Tên: Avalanche
  • Ticker: AVAX
  • Blockchain: Avalanche CHAIN
  • Proof of type: PoS
  • Thuật toán: Snow
  • Ngày khai thác: 2020-07-15
  • Cung lưu thông: 360.000.000 AVAX
  • Tổng cung: 720.000.000 AVAX

Phân bổ của token AVAX (Token Allocation) 

  • Tài trợ cộng đồng và nhà phát triển: 7%
  • Đối tác: 5%
  • Seed Sale: 2.5%
  • Private Sale: 3.64%
  • Public Sale: 10%
  • Đội ngũ: 10%
  • Airdrop: 2.5%
  • Sáng lập: 9.36%
  • Staking reward: 50%

Token AVAX được sử dụng để làm gì? 

AVAX là Native Token của Avalanche và được sử dụng với những mục đích sau:

  • Fees: Mọi hoạt động được triển khai trên subnet của Avalanche sẽ phải trả phí bằng AVAX.
  • Staking: Để trở thành validator hoặc người tạo khối trong Avalanche hoặc một trong tất cả các subnet khác cần tối thiểu 2,000 AVAX.
  • Tham gia quản trị hệ sinh thái.

Các mảnh ghép trong hệ sinh thái Avalanche 

Avalanche là một trong những hệ sinh thái mở rộng và phát triển nhanh nhất hiện nay. Chỉ trong vòng 1 năm đã có 343 dự án triển khai trên Avalanche thuộc đủ các mảnh ghép. 

Cơ sở hạ tầng

Node

  • Allnodes: Allnodes đang cung cấp dịch vụ lưu trữ nút, lưu trữ đầu cuối và dịch vụ staking.
  • Ankr: hỗ trợ triển khai nút Avalanche bằng một cú nhấp chuột. Ankr cho phép các dịch vụ lưu trữ và xác thực nút cho Avalanche trên máy tính để bàn và thiết bị di động một cách dễ dàng.
  • Bloq: hỗ trợ quản lý các nút Avalanche. Bloq là công ty đi đầu trong công nghệ blockchain, với chuyên môn sâu rộng trong việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng. Nó được thành lập bởi hai người tiên phong trong lĩnh vực tiền điện tử: Jeff Garzik, một nhà phát triển Bitcoin Core từ đầu và Matthew Roszak, một nhà đầu tư và ủng hộ các doanh nghiệp tiền điện tử từ rất sớm.

Bảo mật

  • AVME: Ví trên máy tính để bàn đầu tiên của Avalanche được tích hợp Bảo vệ chống phần mềm độc hại được xây dựng trên Avalanche. 
  • Copper: tích hợp Avalanche để tăng cường bảo mật giao dịch và lưu trữ cấp doanh nghiệp cho Avalanche.
  • Quantstamp: là một công ty bảo mật blockchain nhằm tối ưu hóa bảo mật cho Avalanche bằng cách kiểm tra giao thức và đề xuất các cải tiến. Ngoài ra, còn có hàng loạt tên tuổi lớn về lĩnh vực bảo mật cũng đã có mặt trên Avalanche, sẵn sàng cho các developer phát triển dự án một cách an toàn, thuận lợi như RugDoc, Shieldprotocol, Torus, Whiteblock, Immunefi…

Quyền riêng tư

  • Automata Network: Phần mềm trung gian bảo mật cho dApps trên Web3. Automata Network là một giao thức dịch vụ phi tập trung cung cấp các dịch vụ phần mềm trung gian cho các dApp trên Avalanche để đạt được sự riêng tư vô giá, đảm bảo cao và tính toán dễ dàng.
  • Avacash: là dự án tập trung vào quyền riêng tư được đầu tư phát triển trên Avalanche. Bạn có biết rằng tất cả các khoản đầu tư vào Blockchain của bạn đều là công khai không? AvaCash.Finance tự động đầu tư tài sản của bạn vào các giao thức DeFi khác nhau với khả năng ẩn danh 100%, cải thiện quyền riêng tư của bạn bằng cách phá vỡ liên kết trực tuyến giữa địa chỉ người nhận và địa chỉ đích của các tài sản DeFi khác nhau.
  • Panther Protocol: Công nghệ tăng cường quyền riêng tư đột phá cho DeFc, khôi phục quyền riêng tư về tài chính, bảo vệ quyền tự do cá nhân.
  • Sherpa Cash: Một giao thức phân quyền hoàn toàn cho các giao dịch riêng tư trên Avalanche. Giao dịch an toàn, lịch sử không thể theo dõi và quản trị cộng đồng.

Explorer

  • Avalanche Explorer: trình khám phá chính thức của AVA Labs. Avalanche Explorer là một công cụ phân tích cho phép mọi người tìm kiếm chuỗi khối Avalanche.
  • Avascan: Một công cụ khám phá chuỗi khối độc lập cho Avalanche. Avascan có giao diện người dùng gọn gàng, kiểu dáng đẹp để đơn giản hóa trải nghiệm. Trong trang đích, người dùng có thể xem tất cả các thống kê cấp cao về Avalanche như số lượng blockchain, giao dịch trung bình mỗi giây, phần thưởng đặt cược theo tỷ lệ phần trăm…
  • Vscout: là công cụ phân tích để khám phá mạng con của Avalanche (Dynamic validator pools)

Bridge (cầu nối)

  • Ethereum Avalanche Bridge: Kết nối trực tiếp với ví Metamask của bạn để dễ dàng chuyển tài sản giữa Avalanche và Ethereum.
  • Avalanche Bridge: Mới được xây dựng trên Công nghệ Intel SGX mang tính đột phá cho khả năng tương tác chuỗi chéo của Avalanche. Cây cầu mới này có phí rẻ hơn 5 lần so với Avalanche-Ethereum bridge ra mắt vào đầu năm 2021.
  • Chainsafe: Sử dụng ChainBridge để cho phép chuyển hai chiều giữa Avalanche và Ethereum.
  • Kho dữ liệu
  • Aleph.im: Mang lại khả năng lưu trữ file và các dữ liệu tình toán phi tập trung được đơn giản hóa cho AvalanAva. Aleph.im được xây dựng bằng cách sử dụng sự pha trộn độc đáo của blockchain và các công nghệ ngang hàng.
  • Ceramic: Tích hợp với Avalanche để cho phép quản lý danh tính chuỗi chéo và lưu trữ dữ liệu động.
  • KYVE: Một sáng kiến ​​lưu trữ các luồng dữ liệu với xác thực tích hợp cho phép các nhà phát triển truy cập và truy vấn dữ liệu trên chuỗi.

Tooling

  • Covalent: Nhà cung cấp giải pháp lập chỉ mục hàng đầu cho blockchain, đã tích hợp với Avalanche, mở rộng tính khả dụng của dữ liệu trên nền tảng và đơn giản hóa trải nghiệm cho các nhà phát triển, những người cần dữ liệu chất lượng cao, đáng tin cậy.
  •  Chainlist: là một danh sách các  mạng EVM, giúp người dùng có thể sử dụng thông tin để kết nối ví của họ và nhà cung cấp phần mềm trung gian Web3 với ID chuỗi và ID mạng thích hợp để kết nối với chuỗi chính xác.
  • DappRadar hiện đang theo dõi Hệ sinh thái ứng dụng phi tập trung (Dapp) đang phát. triển nhanh chóng trên Avalanche. Người dùng DappRadar hiện có thể có được thông tin chi tiết về dữ liệu dapp trên chuỗi trên Avalanche, cùng với 17 mạng khác.
  • Ngoài ra, mảng tooling trên Avalanche còn rất nhiều các dự án và dịch vụ khác giúp cho việc phát triển Dapp trên Avax trở nên thuận lợi và nhiều tính năng hơn.

Oracle

Mảng Oracle trên Avalanche có 3 dự án phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của HST:

  • Chainlink: là dự án đứng đầu trong lĩnh vực oracle, cung cấp dữ liệu giá theo thời gian thực cho tài chính phi tập trung và các thể chế tài chính. Avalanche đang tích hợp giá cả và dữ liệu hàng đầu thị trường của Chainlink để trao quyền cho thế hệ các ứng dụng tài chính phi tập trung tiếp theo và di chuyển các tài sản tài chính truyền thống vào mạng Avalanche.•
  • Cartesi: Oracle tính toán phi tập trung. Cartesi tích hợp cơ sở hạ tầng lớp 2 của mình với Avalanche (AVAX), cho phép tạo môi trường Linux cho các hợp đồng thông minh và mở rộng khả năng tính toán cao hơn.
  • Gravity Protocal: Oracles và Mạng truyền thông chuỗi chéo. Một hệ thống oracle hỗ trợ giao tiếp của các blockchain với thế giới bên ngoài, giao tiếp xuyên chuỗi và các sidechains trong một cấu trúc thống nhất duy nhất.

DEX

DEX là các sàn giao dịch phi tập trung theo giao thức tạo lập thị trường tự động, smart contract sẽ đóng vai trò là trung gian, người bán bỏ tài sản vào một nơi gọi là liquidity pool, sau đó người mua sẽ swap tài sản họ đang có với tài sản trong pool thông qua smart contract. Mảng Dex trên Avalanche hiện có tới 26 dự án đang hoạt động.

Các AMM DEX đáng chú ý trên Avalanche bao gồm:

  • TraderJoe: là một sàn giao dịch một cửa phi tập trung trên Avalanche (là bản fork của Uniswap), cung cấp cả DEX,  và sắp tới là sản phẩm cho vay. Trader Joe hiện đang là sàn Dex lớn nhất trên Avalanche với số lượng người giao dịch 24h là 9,8 ngàn (tại thời điểm viết bài đứng top 3 về số người giao dich trên sàn dex theo thống kê của Dappradar)  và số lượng giao dịch 29,6 ngàn giao dịch và giá trị giao dịch 46,4 triệu đô.
  • SushiSwap: một sàn giao dịch phi tập trung tạo thị trường tự động (AMM) (DEX), mở rộng sang Avalanche, mang đến cho người dùng một địa điểm giao dịch chất lượng cao khác trong hệ sinh thái tài chính phi tập trung (DeFi) đang phát triển nhanh chóng của Avalanche.
  • Curve là một nền tảng tạo thị trường tự động (AMM) phổ biến cung cấp một cách hiệu quả cao để trao đổi mã thông báo trong khi vẫn duy trì phí thấp và trượt giá thấp bằng cách chỉ cung cấp các nhóm thanh khoản được tạo thành từ các tài sản hoạt động tương tự.
  • Lydia Finance là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) chạy trên Avalanche, với rất nhiều tính năng khác cho phép bạn kiếm tiền. Nó nhanh, rẻ và bất cứ ai cũng có thể sử dụng nó. Sàn giao dịch là một nhà tạo lập thị trường tự động (“AMM”) cho phép trao đổi hai mã thông báo trên Avalanche.
  • Pangolin Exchange: Một sàn giao dịch phi tập trung do cộng đồng điều hành cho các tài sản của Avalanche và Ethereum với khả năng thanh toán nhanh, phí giao dịch thấp và phân phối dân chủ do Avalanche cung cấp. Pangolin mang đến cho bạn cơ hội giao dịch tốt nhất để tìm và tối đa hóa lợi nhuận của bạn.

DeFi

Hiện tại có 87 dự án Defi đang phát triển trên Avalanche bao gồm cả các dự án phát triển mới trên Avax và các dự án tích hợp từ các hệ sinh thái khác, đem lại một môi trường phát triển sôi động trên Avax. Tại thời điểm viết bài, TVL trên Avax là 6.7 tỷ đô. TVL trên Avalanche đã tăng trưởng 300% chỉ trong vòng 1 tháng qua. Các dự án tiêu biểu trên Avalanche về mảnh ghép này bao gồm:

  • Aave là một mã nguồn mở và giao thức thanh khoản không giám sát để kiếm lãi tiền gửi và tài sản đi vay.
  • BENQI để khởi chạy Giao thức thị trường thanh khoản trên Avalanche.
  • Beefy.Finance là trình tối ưu hóa năng suất canh tác (yield farming optimizer) cho Avalanche.
  • Kyber DMM là một trung tâm cung cấp thanh khoản hiệu quả cao cho Defi.

NFT

Mảng NFT hiện có 60 dự án trên Avalanche bao gồm cả các bộ sưu tập và các nền tảng phát hành, trao đổi, farm NFT. Các dự án đáng chú ý như:

Yetis Club

Yeti Club được tạo thành từ 5000 Yetis thủ công sống trên mạng Avalanche. Yeti NFT có thể được tìm thấy với nhiều màu sắc, trang phục và khuôn mặt khác nhau, và không có hai Yetis nào giống nhau.

NFTrade -Tạo, Mua, Bán, Hoán đổi và farm NFT.

NFTrade là nền tảng NFT chuỗi chéo, marketplace và trình tổng hợp phi tập trung đầu tiên, cho phép người dùng mở khóa toàn bộ giá trị của hệ sinh thái NFT.

Kalao

Kaola là một hệ sinh thái NFT áp dụng công nghệ VR để phát triển thế giới ảo và thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trong trong lĩnh vực kinh doanh. Kalao tích hợp NFT marketplace với ưu điểm chi phi phí thấp và dễ sử dụng được xây dựng trên hệ sinh thái Avalanche.

Game

Game trên Avalanche đã bắt đầu được chú ý phát triển với nhiều dự án hỗ trợ, phát triển, cung cấp dịch vụ blockchain cho game và những trò chơi. Hầu hết các dự án này còn đang trong quá trình phát triển nên chưa thực sự gây được tiếng vang. Một số dự án đáng chú ý như:

YAY Games

YAY Games là một thị trường trò chơi phi tập trung hoàn toàn được thiết kế cho người chơi, nhà giao dịch và những người canh tác farming. Những người tham gia giao thức có thể kiếm tiền điện tử từ khai thác, farming và giao dịch trong trò chơi.

Có một lượng lớn các thể loại trò chơi như: thẻ bài, dự đoán, hành động, chiến lược, thực tế ảo… sẽ được tích hợp trên nền tảng. Những người chơi game có thể khai thác được phần thưởng dựa trên các tiêu chí như số lượng game tham gia, thắng được các giải hoặc hoàn thành các nhiệm vụ… người chơi cũng có thể tham gia giải đấu, mời bạn bè tham gia, chia sẻ trên mạng xã hội…

Snail Trail

Trò chơi đua xe Play-to-earn đầu tiên trên hệ sinh thái Avalanche, sử dụng NFT làm tài sản trò chơi. Nhận ốc sên độc đáo và duy nhất của bạn, cạnh tranh trong các cuộc đua, khai thác nhiều ốc sên hơn và kiếm AVAX.

Rise Online

Một trò chơi MMORPG sắp tới của ROKOSOFT trên Avalanche Blockchain. Rise Online đang chuẩn bị cho một cuộc chuyển đổi mang tính cách mạng. Nó cũng sẽ thực hiện chuyển đổi này trên mạng Avax.

NovaX

NovaX là một trò chơi phiêu lưu không gian phi tập trung được hỗ trợ bởi Avalanche. Bạn có nhiều hành tinh hơn, bạn sẽ có nhiều tài nguyên hơn để farm.

RocoFinance

Roco là một nền tảng GameFi phi tập trung cung cấp các dịch vụ blockchain cho các nhà phát triển trò chơi, người tạo nội dung và cộng đồng người chơi thông qua mạng blockchain bao gồm cả NFT marketplance, launchpad…

Avalanche cũng đã có nhiều sự phát triển đáng chú ý trong năm qua, liệu trong năm 2022, Avalanche sẽ đem tới những bất ngờ gì cho cộng đồng crypto và người dùng? Hãy theo dõi BlockSolFi để cập nhật các thông tin mới nhất về các hệ sinh thái nhé!

Rollup đã ‘khơi mào’ cho cuộc chiến Layer 2 như thế nào?
Thứ Hai, 16/01/2023

Rollup là gì mà có thể mở ra “Layer-2 War”. Cùng tìm hiểu qua bối cảnh xuất hiện và vai trò của loại công nghệ này qua bài viết sau đây. Layer 2 từng là chủ đề vô cùng nóng hổi cách đây vài năm khi lần đầu tiên rộ lên chủ đề về khả […]

Dự án Crypto – Sáng tạo và tiền bạc là chưa đủ, làm được hay không mới quan trọng
Thứ Tư, 23/11/2022

Khi phát triển ý tưởng cho một dự án crypto mới, cần hiểu rằng công nghệ mới không đồng nghĩa với một sản phẩm tốt, và mối quan hệ giữa hai yếu tố này là không tương đồng. Ví dụ kinh điển nhất để giải thích cho điều này là iPhone. Mối quan hệ nào […]

5 công cụ phân tích tiền mã hoá phải có nhằm biến ‘gà mờ’ thành dân chuyên
Chủ Nhật, 06/11/2022

Nhờ công nghệ blockchain nên các dữ liệu được công khai. Do đó, nếu tận dụng tốt những công cụ phân tích tiền mã hoá trong thời gian thực, người dùng sẽ mở khoá rất nhiều cơ hội tìm được “hidden gem”. Các công cụ phân tích tiền mã hoá cần phải “nắm trong lòng bàn […]

Sui và Aptos: Ai sẽ là kẻ chiến thắng trên đường đua của Move?
Chủ Nhật, 23/10/2022

Aptos và Sui Blockchain là hai dự án thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới crypto trong thời gian qua khi được giới thiệu như các “blockchain thế hệ mới”, giải mã vấn đề nan giải của những người đi trước. Vậy hai blockchain có nguồn gốc từ “đống tàn tro” của […]

Wash trading NFT là gì? Cách để nhận diện hoạt động gây nhiễu này
Thứ Bảy, 22/10/2022

Thị trường NFT vẫn đang trong giai đoạn còn rất non trẻ kéo theo đó là những hoạt động wash trading không ngừng diễn ra và sôi nổi hơn bao giờ hết. Điều này khiến cho việc định giá một bộ sưu tập NFT dường như là không thể khi mà giá trị giao dịch […]

Khác biệt cốt lõi giữa ‘Token tiện tích’ và ‘Token cổ phần’
Thứ Hai, 17/10/2022

Những khái niệm quen thuộc như coin hay Token tưởng chừng vô cùng cơ bản nhưng gây nên không ít bối rối cho phía nhà đầu tư khi mà trong tiến trình phát triển nhanh chóng của thị trường mã hóa, hầu như các nhà giao dịch đều cảm thấy chúng không có sự khác […]

Cái nhìn ‘méo mó’ về bản chất tốt đẹp của NFT
nft
Thứ Bảy, 15/10/2022

NFT không phải là một dấu hiệu của sự lừa dối hay một mánh lới quảng cáo cường điệu hóa, và ngành công nghiệp NFT không thể rơi vào con đường sai lầm của “nhanh nở, chóng tàn” như nhan nhản các ý tưởng “ăn xổi” thường thấy trong thị trường mã hóa. NFT chỉ […]

NFT, nhu cầu ảo và nguồn cung ảo
Thứ Sáu, 07/10/2022

Nhu cầu vô cùng ảo do NFT tạo nên là nhu cầu phi vật chất đầu tiên trong lịch sử loài người, và nó vẫn đang ở trong tình trạng hỗn loạn, đầy mơ hồ. Bên cạnh đó, nguồn cung của NFT không hề hữu hạn như cách chúng ta vẫn thường lầm tưởng. Bài […]

Tại sao Zero-knowledge Proofs lại quan trọng đến vậy? Ứng dụng và Thách thức
Chủ Nhật, 02/10/2022

Những ai đã từng tìm hiểu qua các loại công nghệ tiêu biểu của blockchain chắc hẳn không mấy xa lạ với khái niệm “Zero-knowledge Proofs”, vốn được ví như món quà may mắn của Web3. Vậy loại công nghệ này cơ bản được sử dụng để làm gì và ứng dụng như thế nào? […]

Stablecoin và sự biến động trong lợi tức
Thứ Năm, 29/09/2022

Chúng ta hãy cùng xem xét lợi suất cho vay stablecoin đối với giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Compound Finance V2 và phân tích xem, hiệu suất lợi nhuận, sự biến động và những yếu tố nào đang thúc đẩy lợi suất cho vay thế chấp các stablecoin thông qua giao […]

Rollup đã ‘khơi mào’ cho cuộc chiến Layer 2 như thế nào?
Thứ Hai, 16/01/2023

Rollup là gì mà có thể mở ra “Layer-2 War”. Cùng tìm hiểu qua bối cảnh xuất hiện và vai trò của loại công nghệ này qua bài viết sau đây. Layer 2 từng là chủ đề vô cùng nóng hổi cách đây vài năm khi lần đầu tiên rộ lên chủ đề về khả […]

Dự án Crypto – Sáng tạo và tiền bạc là chưa đủ, làm được hay không mới quan trọng
Thứ Tư, 23/11/2022

Khi phát triển ý tưởng cho một dự án crypto mới, cần hiểu rằng công nghệ mới không đồng nghĩa với một sản phẩm tốt, và mối quan hệ giữa hai yếu tố này là không tương đồng. Ví dụ kinh điển nhất để giải thích cho điều này là iPhone. Mối quan hệ nào […]

5 công cụ phân tích tiền mã hoá phải có nhằm biến ‘gà mờ’ thành dân chuyên
Chủ Nhật, 06/11/2022

Nhờ công nghệ blockchain nên các dữ liệu được công khai. Do đó, nếu tận dụng tốt những công cụ phân tích tiền mã hoá trong thời gian thực, người dùng sẽ mở khoá rất nhiều cơ hội tìm được “hidden gem”. Các công cụ phân tích tiền mã hoá cần phải “nắm trong lòng bàn […]

Sui và Aptos: Ai sẽ là kẻ chiến thắng trên đường đua của Move?
Chủ Nhật, 23/10/2022

Aptos và Sui Blockchain là hai dự án thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới crypto trong thời gian qua khi được giới thiệu như các “blockchain thế hệ mới”, giải mã vấn đề nan giải của những người đi trước. Vậy hai blockchain có nguồn gốc từ “đống tàn tro” của […]

Wash trading NFT là gì? Cách để nhận diện hoạt động gây nhiễu này
Thứ Bảy, 22/10/2022

Thị trường NFT vẫn đang trong giai đoạn còn rất non trẻ kéo theo đó là những hoạt động wash trading không ngừng diễn ra và sôi nổi hơn bao giờ hết. Điều này khiến cho việc định giá một bộ sưu tập NFT dường như là không thể khi mà giá trị giao dịch […]

Khác biệt cốt lõi giữa ‘Token tiện tích’ và ‘Token cổ phần’
Thứ Hai, 17/10/2022

Những khái niệm quen thuộc như coin hay Token tưởng chừng vô cùng cơ bản nhưng gây nên không ít bối rối cho phía nhà đầu tư khi mà trong tiến trình phát triển nhanh chóng của thị trường mã hóa, hầu như các nhà giao dịch đều cảm thấy chúng không có sự khác […]

Cái nhìn ‘méo mó’ về bản chất tốt đẹp của NFT
nft
Thứ Bảy, 15/10/2022

NFT không phải là một dấu hiệu của sự lừa dối hay một mánh lới quảng cáo cường điệu hóa, và ngành công nghiệp NFT không thể rơi vào con đường sai lầm của “nhanh nở, chóng tàn” như nhan nhản các ý tưởng “ăn xổi” thường thấy trong thị trường mã hóa. NFT chỉ […]

NFT, nhu cầu ảo và nguồn cung ảo
Thứ Sáu, 07/10/2022

Nhu cầu vô cùng ảo do NFT tạo nên là nhu cầu phi vật chất đầu tiên trong lịch sử loài người, và nó vẫn đang ở trong tình trạng hỗn loạn, đầy mơ hồ. Bên cạnh đó, nguồn cung của NFT không hề hữu hạn như cách chúng ta vẫn thường lầm tưởng. Bài […]

Tại sao Zero-knowledge Proofs lại quan trọng đến vậy? Ứng dụng và Thách thức
Chủ Nhật, 02/10/2022

Những ai đã từng tìm hiểu qua các loại công nghệ tiêu biểu của blockchain chắc hẳn không mấy xa lạ với khái niệm “Zero-knowledge Proofs”, vốn được ví như món quà may mắn của Web3. Vậy loại công nghệ này cơ bản được sử dụng để làm gì và ứng dụng như thế nào? […]

Stablecoin và sự biến động trong lợi tức
Thứ Năm, 29/09/2022

Chúng ta hãy cùng xem xét lợi suất cho vay stablecoin đối với giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Compound Finance V2 và phân tích xem, hiệu suất lợi nhuận, sự biến động và những yếu tố nào đang thúc đẩy lợi suất cho vay thế chấp các stablecoin thông qua giao […]

Đăng ký newsletter

Blocksolfi là cổng thông tin blockchain cập nhật tin tức thị trường nhanh và chính xác nhất. Đăng ký newsletter của Blocksolfi để không bỏ lỡ các diễn biến quan trọng của thị trường