TomoChain (TOMO) – nền tảng đột phá mang đậm dấu ấn của người Việt

Ethereum hiện là nền tảng blockchain hàng đầu trên thế giới, nhu cầu sử dụng nền tảng này trong năm 2021 cũng tăng mạnh. Chỉ tính trong năm nay, giá của đồng ETH cũng tăng gần 600%, từ khoảng $700 lên đến hơn $4000. Ông bà ta vẫn hay nói: “Nhân vô thập toàn”, đến con người còn không thể hoàn hảo tuyệt đối, thì một nền tảng với tuổi đời còn ít ỏi, dù có tốt đến đâu, vẫn sẽ có những điểm hạn chế.
Mặc cho Ethereum sở hữu một độ phủ rộng rãi trong thế giới crypto và đang ngày càng lớn mạnh, một vài điểm yếu “chí mạng” đe dọa đến sự sống còn của Ethereum trong tương lai đó chính là khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch còn rất chậm (chỉ 15 giao dịch/ giây), phí gas lại rất cao.
Chính vì thế, thời gian qua thị trường crypto đang chứng kiến một cuộc chạy đua công nghệ “nghẹt thở” để giải quyết vấn đề trên và giành lấy “thị phần” béo bở này. Bên cạnh những tên tuổi lớn được nhiều người tin dùng như Polygon hay Avalanche, thì TomoChain – một thương hiệu Việt hiếm hoi cũng góp mặt trong cuộc đua khốc liệt này.
Hãy cùng BlockSolFi tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp của TomoChain trong bài viết này nhé!
TomoChain – nền tảng Blockchain mang niềm tự hào Việt Nam
TomoChain định vị mình là một nền tảng blockchain (Blockchain Platform) mở rộng có khả năng hỗ trợ các hợp đồng thông minh, giao thức tương thích với máy ảo EVM. Điều này tạo điều kiện cho các nhà phát triển có thể xây dựng DApp trên TomoChain dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả với phí giao dịch thấp, thời gian xác thực nhanh, bảo mật cao.
Trong giai đoạn tiến bộ vượt bậc của công nghệ kỹ thuật, đặc biệt là phát triển và bùng nổ của blockchain. Các chuỗi khối len lỏi vào cuộc sống hằng ngày của con người dưới nhiều hình dạng và ứng dụng khác nhau trong nhiều lĩnh vực đời sống. Blockchain cũng chính là công nghệ cốt lõi hình thành nền tài chính phi tập trung (DeFi) với sự ra đời của các đồng tiền điện tử. Càng nhiều người tham gia thị trường crypto, các nền tảng blockchain như Ethereum càng bộc lộ rõ những hạn chế của mình.
- Việc sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work dẫn đến giao dịch chậm và tốn kém.
- Việc xác thực chuỗi PoW tốn nhiều tài nguyên, hạn chế sự phân quyền.
- Việc áp dụng chuỗi khối đang diễn ra nhanh chóng và yêu cầu các giải pháp có thể mở rộng.

Việt Nam vốn thường “trễ” so với nhịp phát triển công nghệ trên thế giới, sự ra đời của TomoChain đã đóng góp rất nhiều trong việc tạo nên sự thay đổi và đưa Việt Nam tiệm cận với các nước khác. Có thể nói, TomoChain không quá lép vế so với các nền tảng blockchain khác khi đặt lên bàn cân.
Mới đây, startup Việt này ký kết thành công với Tech in Asia, trở thành đối tác chiến lược đầu tiên trong lĩnh vực blockchain của nền tảng truyền thông chuyên về công nghệ, khởi nghiệp trên toàn Đông Nam Á đặt trụ sở tại Singapore. Ngoài ra, Tomochain cũng hoàn thành ký kết với các đối tác muốn triển khai ứng dụng phân tán trên nền tảng startup này như Bitlearn – công ty tại thung lũng Silicon, Mỹ trong mảng giáo dục online và Bigbom – doanh nghiệp triển khai các giải pháp quảng cáo.
Cuộc cách mạng nền tảng blockchain của TomoChain
Blockchain TomoChain và hệ sinh thái đa dạng sản phẩm cho phép phát triển các dự án blockchain hiệu suất cao. Chuỗi các tính năng và giao thức độc đáo được thiết kế nhằm hỗ trợ mọi nhu cầu về tốc độ, bảo mật, tính ứng dụng và tính thanh khoản trong duy nhất một nền tảng.
TomoChain cũng là sản phẩm của sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhà phát triển nhằm giúp đỡ hàng triệu người dùng bằng cách tận dụng những lợi thế của công nghệ blockchain trong khi loại bỏ những rào cản về mặt công nghệ.
Một trong những điểm khác biệt của Tomochain chính là cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (Proof of Stake Voting – PoSV). Cơ chế này cho phép hoạt động stake trên hệ sinh thái TomoChain. PoSV về cơ bản là một hệ thống dân chủ, trong đó các nhà khai thác Masternode được bầu. Tất cả 150 Masternodes đều có giá trị như nhau bất kể số lượng TOMO được stake. Tuy nhiên, một số lượng Masternodes giới hạn để các nhà khai thác cạnh tranh để lấy phiếu thông qua các hành động có lợi cho blockchain TomoChain.
Các tính năng nổi trội của TomoChain là:
- Blockchain có tốc độ cao, khả năng mở rộng lớn đã chạy Mainnet, có thể xử lý 2.000 TPS, Blocktime 2 giây.
- Trả phí bằng bất kỳ loại token nào bằng giao thức TomoZ.
- Nền tảng thân thiện với Lập trình viên nhờ tương thích với Máy ảo Ethereum
- Khởi chạy một Sàn Giao dịch phi tập trung trong vài phút bằng giao thức TomoX
- Giao dịch Bảo mật bằng giao thức TomoP
- Tăng cường bảo mật nhờ Kỹ thuật Xác thực kép và Ngẫu nhiên hóa
Khám phá cấu tạo của TomoChain
TomoChain gồm có 3 lớp: Lớp sản phẩm, lớp giao thức và lớp blockchain cốt lõi.

Lớp sản phẩm
Lớp này cung cấp các phương thức đa dạng để tương tác với Hệ sinh thái TomoChain, bao gồm: staking, phân tích dữ liệu, phát hành token và nhiều hơn nữa.
- TomoWallet: một chiếc ví tiện lợi và an toàn cho người sở hữu TOMO
- TomoMaster: nền tảng staking TOMO với 150 masternode
- TomoScan: đóng vai trò BlockExplorer cho chuỗi khối TomoChain
- TomoDEX: sàn giao dịch phi tập trung nhanh nhất để giao dịch trực tiếp từ ví
- TomoBridge: một cầu nối trao đổi chuỗi chéo (cross-chain) để kết nối TomoChain với các blockchain khác
- TomoRelayer: trang tổng quan để đăng ký và khởi chạy DEX
- TomoIssuer: trang tổng quan về giao thức TomoZ để phát hành token TRC21
- TomoStats: trang tổng quan cho trạng thái mạng TomoChain
- TomoStatus: bảng điều khiển giám sát hệ thống TomoChain
Lớp giao thức
- TomoX là một giao thức khởi tạo sàn giao dịch phi tập trung (DEX) an toàn và hiệu quả, cho phép hệ thống đa dạng sàn giao dịch phi tập trung, các nhà tạo lập thi trường và các dự án độc lập àm việc cùng nhau theo cách phi tập trung. Khởi chạy sàn giao dịch phi tập trung chỉ trong vài phút mà không có cần có kiến thức kỹ thuật sâu rộng với chi phí duy trì tối thiểu.
- TomoZ là một giao thức cho phép phát hành token dựa trên tiêu chuẩn TRC21. TRC21 của TomoChain cho phép người dùng trả phí giao dịch bằng token TRC21 tương ứng mà họ đang sử dụng. Do đó, người dùng có thể tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm sử dụng mà không gặp phải rào cản gì khi sử dụng token TRC21 tự phát hành.
- TomoP là một giao thức ẩn danh được phát triển trên TomoChain để tạo ra những giao dịch an toàn và không thể truy xuất. Thực hiện giao dịch gửi token với địa chỉ ví gửi và nhận ẩn danh, đồng thời giá trị giao dịch giữa 2 tài khoản cũng hoàn toàn được bảo mật.
Lớp blockchain cốt lõi
TomoChain sử dụng Cơ chế đồng thuận PoSV và vận hành thông qua mạng lưới các Masternodes. Lớp Lõi hoạt động như một hệ thống phi tập trung, bảo mật, chi phí thấp với khả năng giao dịch nhanh, phục vụ việc xây dựng các ứng dụng phi tập trung hiện đại.
Điều gì khiến TomoChain khác biệt?
Cơ chế Proof of Stake Voting được xem như “trái tim” của nền tảng TomoChain, các nhà phát triển có thể tích hợp EVM để khởi chạy các hợp đồng thông minh trên Ethereum và xác nhận giao dịch cực nhanh.
Cơ chế xác thực kép Double Validation: Không chỉ một, mà là hai lớp validator. Điều này giúp cải thiện đáng kể khả năng bảo mật của TomoChain, đồng thời ngăn cản các hacker tấn công vào hệ thống.
Hỗ trợ Non-Fungible Token (NFT): Đây được xem như một tầm nhìn “đắt giá” của đội ngũ nhà phát triển của TomoChain để đón đầu xu hướng NFT trong những năm tới.

Tìm hiểu về token TOMO và đội ngũ nhà phát triển
Thông tin cơ bản về đồng TOMO – native token của TomoChain
- Ticker: TOMO
- Blockchain: TomoChain
- Block time: 2s
- Loại token: Token gốc (Native token)
- Tổng cung: 100.000.000 TOMO
- Cung lưu thông: 76.617.675 TOMO
Token Allocation

Tìm hiểu về đội ngũ nhà phát triển

- Long Vuong (CEO của TomoChain): đồng sáng lập và trưởng dự án NEM blockchain. PhD candidate in economics, Massachusetts, U.S. Đồng thời, anh Long Vương cũng là cố vấn cho nhiều dự án lớn như Serum (SRM).
- Le Ho (Giám đốc tài chính): Chị Lê có bằng CFA với hơn 10 năm kinh nghiệm trong đầu tư và tài chính. Nguyên Phó giám đốc Phụ trách Đầu tư và Quản lý Danh mục tại BVIM. Nguyên Giám đốc Khối Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp tại Công ty chứng khoán HSC.
- Son Nguyen (Giám đốc kỹ thuật): chuyên gia về lĩnh vực ứng dụng công nghệ mới, người sáng lập cộng đồng Blockchain Developer với hơn 800 thành viên tích cực.
- Tung Hoang (Quản lý dự án): Giám đốc phát triển sản phẩm tại TomoWallet, đồng thời là một lập trình viên Fullstack và Smart contract giàu kinh nghiệm
- Tu Nguyen (Blockchain Lead Engineer): Là kỹ sư dày dặn kinh nghiệm về Blockchain và Điện toán đám mây. Là lập trình viên chính thức của các tổ chức phần mềm Apache Software Foundation và Could Native Computing Foundation. Là kỹ sư trưởng của nhiều dự án phần mềm mã nguồn mở bao gồm kubeless, kubeapps, kompose, kubewatch. Lấy bằng thạc sỹ khoa học máy tính tại Thụy Sỹ chuyên ngành Hệ Thống Phân Tán.
- Dr. Cam Pham (Blockchain Researcher): Chuyên gia nghiên cứu về thuật toán đồng thuận của blockchain và thuật toán mã hóa. Từng là chuyên gia nghiên cứu và kỹ sư phần mềm về thiết kế hệ thống phần mềm phức tạp, đam mê tìm hiểu hệ thống phân tán. Tiến sĩ về Kỹ thuật phần mềm, Université Paris-Saclay (Pháp).
- Nguyen Bui (Giám đốc Marketing): 12 năm kinh nghiệm về tài chính và marketing. Có bằng MBA tại trường Nanyang Technological University Singapore. Từng là Business Leader tại Infinity Blockchain Labs.
TomoChain (TOMO) được dùng để làm gì?
- TOMO được dùng để Stake và nhận Reward.
- TOMO được team dev dùng để xây dựng, phát triển hệ sinh thái của TomoChain (TomoScan, TomoWallet, TomoMaster).
- TOMO được dùng để trả thưởng cho các cuộc thi Hackathon do TomoChain tổ chức/tài trợ.
- TOMO được dùng để gọi vốn cho các dự án xây dựng trên nền tảng BlockChain của TomoChain.
Là một nền tảng Public Blockchain, TomoChain cho phép xây dựng các dApp trên nền Blockchain của mình.
Các dự án này muốn phát triển và gọi vốn có thể sử dụng TOMO Coin, việc này tương tự như các dự án ICO xây dựng trên Ethereum Blockchain, gọi vốn bằng ETH.
Dự án đầu tiên gọi vốn ICO trên TomoChain là Triip.me
Bạn nên mua và lưu trữ đồng TOMO ở đâu?
Hiện tại, người dùng có thể mua TOMO trên các sàn giao dịch lớn trên thế giới như: Biance, Kucoin, hay Hotbit. Còn với việc lưu trữ thì cũng tương tự như các đồng coin hay token khác, người dùng có thể giữ TOMO bằng nhiều loại ví khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của mình.
- Lưu trữ trực tiếp trên ví sàn: Bạn có thể lưu trữ trực tiếp đồng tiền ảo này tại các sàn giao dịch mà mình tham gia như Binance, Gate.io,…
- Ví cứng: Lưu trữ tại các ví uy tín như Ledger Nano, Trezor,..
- Ví mềm: MetaMask, Trust Wallet,…
Các mảnh ghép trong hệ sinh thái TomoChain
Tính tới thời điểm hiện tại, TomoChain cũng đã xây dựng hầu hết các mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái của mình, bao gồm:
- Tooling: Những công cụ cơ bản đối với hệ sinh thái Tomo.
- Infrastructure Protocol: Bao gồm 3 protocol nền tảng dành cho các developer.
- AMM DEX & Lending: Hai lĩnh vực cơ bản giúp lưu trữ thanh khoản cho thị trường DeFi.
- Stablecoin: Nền tảng issue Stablecoin dành cho hệ sinh thái Tomo.
- Partnership: Các đối tác liên quan đến hệ sinh thái Tomo.
- DAO: Nền tảng quản lý giúp phi tập trung hóa Tomo.
- Launchpad: Nền tảng launch các project mới.
- Ventures: Mảng đầu tư của hệ sinh thái Tomo.
Vậy có nên đầu tư vào TomoChain?
Câu hỏi này không chỉ có một đáp án duy nhất. TomoChain đang chứng minh được khả năng và tầm nhìn của mình trong hành trình chinh phục thị trường trong tương lai. Nhưng vẫn còn đó những hạn chế nhất định liên quan đén việc làm sao để tối ưu hóa các tài nguyên của mình và mạng lưới cộng tác để cho ra mắt các sản phẩm hỗ trợ DeFi tốt hơn.
Mỗi nhà đầu tư sẽ có một góc nhìn và chiến lược đầu tư khác nhau. Cho nên, hãy suy nghĩ và tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định đầu tư hay không.
Hãy theo dõi BlockSolFi để cập nhật các thông tin mới nhất của TomoChain cũng như các hệ sinh thái khác nhé!