Web 3.0 và vũ trụ ảo Metaverse có giống nhau không?

Gần đây, thuật ngữ “Metaverse” và “Web 3” đã được sử dụng để thay thế nhau trong cách gọi tên. Mặc dù cả hai đều hướng đến tầm nhìn về một Internet tốt hơn trong tương lai, nhưng điều quan trọng là cả hai khái niệm này không giống nhau hoàn toàn, bởi vậy không thể sử dụng 2 thuật ngữ này thay thế nhau được.
The Metaverse

The Metaverse – tên gọi được lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Snow Crash” năm 1992. Metaverse là một viễn cảnh hơn là một thực tế cụ thể. Nhiều người hình dung đó là một thế giới nhập vai 3D đồng bộ , có sức chứa lớn và không giới hạn người dùng trong cùng một thời điểm. Vũ trụ ảo Metaverse thuần túy là một không gian kỹ thuật số, nơi chúng ta sẽ dành phần lớn thời gian để làm việc, học tập, vui chơi, giải trí, v.v.
Metaverse đem lại cảm thấy mơ hồ và còn mang tính chất suy đoán; bởi thực sự nó vẫn chưa được thành hình. Mặc dù một số nhà công nghệ muốn cố định tầm nhìn về Metaverse tương tự bài thuyết trình của Meta’s Ready Player One-esque, nhưng thực tế là Metaverse sẽ yêu cầu sự đóng góp và tham gia nhiều hơn của cộng đồng để thực sự hình thành không gian vũ trụ ảo. Vì thế, để tạo nên Metaverse, cần có sự kết hợp của những nỗ lực lặp đi lặp lại trong cải tiến và những tiến bộ công nghệ vượt bậc, để thử nghiệm và duy trì hình thành Metaverse thực thụ.
Hình ảnh trong video “Ready Play One”. Nguồn: Youtube
Tìm hiểu thêm về vũ trụ ảo Metaverse tại đây.
Web 3.0

Ngược lại, Web3 là một mô hình cụ thể hơn cung cấp các giải pháp rõ ràng cho những thiếu sót nhất định của Internet Web2. Đó là phản ứng đối với hệ sinh thái có tường bao quanh mà các nền tảng như Facebook và YouTube tạo ra, khiến mọi người bị trích xuất dữ liệu, xâm phạm quyền riêng tư và bị kiểm soát nội dung mà họ tạo ra. Web 3 lật đổ mô hình đó bằng cách giải quyết trực tiếp các vấn đề về quyền sở hữu và quyền kiểm soát.
Bằng cách xây dựng trên blockchain nơi có dữ liệu mở, thông tin được phân phối và được sở hữu chung bởi các mạng ngang hàng. Do đó, người dùng có quyền sở hữu dữ liệu của họ, các giao dịch ngang hàng giúp loại bỏ bên trung gian và người dùng có thể đóng góp và kiếm tiền trên blockchain thông qua việc xây dựng, đóng góp vào các data ở đây. Đây là những lợi ích đáng kể mà Web3 dành cho cộng đồng.
Qua những bản báo cáo và nghiên cứu, chúng ta đã chứng kiến những hành vi tiêu dùng đáng kinh ngạc xuất hiện từ các sáng kiến Web3, chẳng hạn như creators có thể bán nội dung của họ dưới dạng token không thể thay thế (NFT), play-to-earn games đã giúp mọi người kiếm thêm thu nhập bằng cách tham gia trò chơi và đầu tư. Ngoài ra, các cộng đồng đầu tư (DAO) cho phép huy động đủ vốn để đấu thầu Hiến pháp Hoa Kỳ tại một cuộc đấu giá Sotheby.
Tìm hiểu chi tiết về Web3 tại đây.
Mối quan hệ của Web 3.0 và Metaverse
Mặc dù Web 3 là một công cụ mạnh mẽ giúp thay đổi cách người dùng quản lý dữ liệu, quản trị và trade tiền, các giao dịch blockchain có cơ chế delete rất chậm, vì vậy hạn chế các cài đặt và use case mà Web3 có thể áp dụng trong thực tế. Một mô hình hoàn toàn phi tập trung của Internet nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng đáng buồn là nó không thực tế. Vì vậy, thay vì cho rằng Web3 là một khối xây dựng quan trọng cho Metaverse, nó thực ra cũng chỉ là một thành phần rất nhỏ trong bức tranh tổng quát này.
Bằng cách thừa nhận rằng Web3 và sự phân quyền chỉ đơn giản là một khối xây dựng cho Metaverse, ta sẽ mở ra cơ hội cho những nhà xây dựng khác trong con đường tiến lên Metaverse.
Khi Meta (trước đây là Facebook) công bố tầm nhìn Metaverse tập trung vào AR/ VR, đã có một làn sóng phản đối kịch liệt rằng Big Tech sẽ thống trị Metaverse và do đó buộc các nền tảng phải hoạt động như một hệ sinh thái khép kín một lần nữa.

Tuy nhiên, sự đổi mới và trọng tâm mà Meta đang thúc đẩy chủ yếu là phần cứng, giao diện đầu vào và người dùng 3D, thẳng thắn mà nói thì những ảo vọng này không thể tồn tại. Facebook đang đi vào lối mòn bằng cách cố gắng giải quyết bài toán không có lời giải, và đó là một vấn đề quan trọng. Thử suy nghĩ mà xem, trong bối cảnh Covid, rất nhiều người trong chúng ta đã dành hai năm qua sử dụng Zoom và cảm thấy thật sự mệt mỏi, vậy nếu đeo tai nghe VR cả ngày hoặc trong một thời gian dài hơn, liệu cộng đồng có cảm thấy hứng thú?
Nếu trong tương lai, dự đoán thế giới có xu hướng muốn tham gia vào thế giới ảo, vậy thì phải làm nó một cách thú vị. Chúng ta sẽ cần các giao diện ảo nhập vai với nhiều biểu cảm tự nhiên. Như vậy, sự phát triển của Meta trong AR/ VR và công nghệ cảm biến chuyển động sẽ không làm suy yếu công việc của Web3 và sự phân quyền. Trên thực tế, trường hợp tốt nhất là mọi người bắt đầu xây dựng các ứng dụng Web3 trong các yếu tố dạng 3D mới nổi của AR / VR và các phép chiếu ba chiều.
Một ý kiến giật gân khác cho rằng Web3 sẽ làm cho Web2 trở nên lỗi thời. Đây lại là một ý kiến không tưởng, bởi thật khó có thể tưởng tượng một thế giới không có Web2. Bất chấp những thiếu sót nhất định của Web 2, vẫn có nhiều sản phẩm hoạt động hiệu quả hơn mà không cần sử dụng blockchain, ví dụ như các nền tảng như Discord hoặc Twitch giúp mọi người tương tác và phát sóng trên quy mô lớn theo thời gian thực. Hay như các công ty Uber hoặc DoorDash vẫn có thể sắp xếp nhu cầu một cách hiệu quả và phù hợp với nguồn cung thực tế.
Dù có muốn hay không, cơ chế tập trung hóa vẫn sẽ tiếp tục hoạt động. Như OpenSea, hiện là thị trường NFT lớn nhất, về cơ bản là một thị trường tập trung, nó chỉ đơn giản là tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trên blockchain. Coinbase là một ví dụ khác về sàn giao dịch tập trung cho phép giao dịch tiền điện tử. Trong cả hai trường hợp, những người trung gian này thu phí dịch vụ trên các giao dịch giống như bất kỳ thị trường Web2 nào khác.
Mặc dù các sản phẩm kết hợp này không đáp ứng 100% lý tưởng phân quyền, nhưng chúng là “sản phẩm cầu nối” quan trọng không những giúp áp dụng Web3 nhiều hơn mà còn giữ chân và thu hút đại chúng. Điển hình như việc Meta áp dụng Stories vào nền tảng và được đông đảo công chúng từ thanh niên đến người trung tuổi chấp nhận.
Khi các công nghệ và mô hình mới xuất hiện, chúng thường có thể được coi là một cuộc cách mạng. Nhưng những gì chúng ta thấy trong suốt lịch sử là những thứ mới luôn được xây dựng trên nền tảng hiện có từ các thời đại trong quá khứ. Email vẫn là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và nó là một giao thức được phát minh trong kỷ nguyên Web1 của Internet.

Điều quan trọng là, chúng ta cần tập trung vào sự tương tác giữa các mô hình hoạt động khác nhau và cách chúng có thể làm việc cùng nhau để tạo ra thực tế tốt hơn cho mọi người, thay vì tập trung vào sự khác biệt giữa các mô hình này và “kén cá chọn canh” một trong hai bên.
Mặc dù Web3 có sự phát triển đáng kể và Blockchain cũng đang rất nỗ lực tạo ra các use case trong thực tế, đây quả là một bước tiến vượt bậc trong quá trình tạo ra một mạng Internet lý tưởng trong tương lai. Tuy nhiên, khẳng định lại một lần nữa, đây chỉ đơn giản là một phần rất nhỏ trong bức tranh lớn về Metaverse, và chúng ta nên nỗ lực tìm kiếm các sáng kiến, mô hình khác để bổ sung vào điểm còn thiếu trong bức tranh này.
BlockSolFi tổng hợp.