Yield Farming là gì? 07 điều phải biết khi Farm Coin trong Crypto

solfi_admin Thứ Năm, 18/11/2021

Một trong những “tác phẩm” được sản sinh ra vào cuối năm 2020 – thời gian đầu của DeFi, đó là Yield Farming. Và Yield Farming tính đến nay đã trở thành một trong những điều khá hiển nhiên với các dự án. Vậy Yield Farming là gì? Cách hoạt động như thế nào? Sau đây là 7 điều anh em phải biết trước khi quyết định farm coin trong Crypto!!!

Yield Farming là gì?

Yield farming (khai thác lợi suất) là một cách kiếm thêm tiền mã hóa từ chính tiền mã hóa. Cụ thể, đó là việc bạn cho người khác vay tiền của mình qua các chương trình máy tính được gọi là các hợp đồng thông minh. Đổi lại, bạn có thể kiếm được tiền lời dưới dạng tiền mã hóa. Khá đơn giản đúng không? Tuy vậy, còn rất nhiều điều chúng ta có thể tìm hiểu.

Yield Farming hoạt động như thế nào?

Trong Yield Farming, các Liquidity Provider (viết tắt: LP – nhà cung cấp thanh khoản) sẽ cung cấp thanh khoản vào các liquidity pool của giao thức. Liquidity pool hiểu đơn giản là smart contract có chứa tiền trong đó. Các pool này cho phép người dùng vay, cho vay hay giao dịch trao đổi giữa các token.

Doanh thu phát sinh của Liquidity Pool chính là phí giao dịch khi người dùng cuối thực hiện các hoạt động trong pool, như vay, cho vay, trao đổi các token. Doanh thu này sẽ được chia lại cho LP theo tỷ lệ phần trăm thanh khoản mà họ đã cung cấp trong pool. Ví dụ như Uniswap thu 0.3% volume giao dịch, và chia cho người dùng cung cấp thanh khoảng 0.25%

Ngoài doanh thu từ phí, một số giao thức còn triển khai bootstrapping liquidity cho protocol bằng cách phân phối token cho các LP đã cung cấp thanh khoản vào giao thức của họ (có thể trên toàn pool của giao thức hoặc một số pool được chỉ định). Đây được gọi là Liquidity Mining.

Liquidity Mining có thể hiểu là một khái niệm hẹp hơn Yield Farming. Cụ thể là LP sẽ ngoài việc nhận được tiền khi cung cấp thanh khoản, họ sẽ được nhận thêm một lượng token mới khác nữa.

Điều gì đã bắt đầu sự bùng nổ Yield Farming?

Sự quan tâm mạnh mẽ và đột ngột đến việc khai thác lợi suất có thể đến từ sự ra mắt của token COMP – token quản trị của hệ sinh thái Tài chính Tổng hợp. Các token quản trị cấp quyền cấp quyền quản trị cho chủ sở hữu token. Nhưng làm thế nào để bạn phân phối các token này, nếu bạn muốn làm cho mạng lưới trở nên phi tập trung nhất có thể?

Một cách phổ biến để bắt đầu một blockchain phi tập trung là phân phối các token quản trị này dựa trên thuật toán, với các ưu đãi thanh khoản. Điều này thu hút các nhà cung cấp thanh khoản “canh tác” token mới bằng cách cung cấp thanh khoản cho giao thức.

Sự ra đời của COMP không giúp phát minh ra khai thác năng suất nhưng đã giúp loại mô hình phân phối mã thông báo này trở nên phổ biến. Kể từ đó, các dự án DeFi khác đã đưa ra các kế hoạch sáng tạo để thu hút thanh khoản cho hệ sinh thái của họ.

Các nền tảng Yield Farming nổi bật

Một số nền tảng Yield farming phổ biến trong DeFi:

  • MakerDAO (DAO): Dùng Maker mint đồng DAI, dùng DAI đi yield farming ở các giao thức khác như Compound.
  • Compound (COMP): Cung cấp thanh khoản vào Compound để farm COMP và kiếm được lợi nhuận từ hoạt động vay và cho vay.
  • Uniswap (UNI): Cung cấp thanh khoản vào pool để thu được phí giao dịch.
  • Balancer (BAL): Farm BAL và các token quản trị (governance token) khác hỗ trợ pool trên Balancer.
  • Synthetix (SNX): Dùng SNX mint sUSD, mang sUSD đi cung cấp thanh khoản ở các pool trên các nền tảng khác.
  • Aave (AAVE): Vay và cho vay tiền, cho vay nhanh (flash loan). Từ đó cung cấp thanh khoản ở các nền tảng khác, farm nhiều hơn.
  • Curve Finance (CRV): Cung cấp thanh khoản và thu được phí, lãi suất và CRV.
  • yEarn Finance (YFI): Cung cấp thanh khoản và thu được phí, farm YFI.

Anh em quan tâm dự án nào thì có thể tìm đọc trên Coin98 Insights ngay nhé!!!

Ảnh hưởng của Yield Farming với DeFi

Bắt đầu vào khoảng tháng 6/2020, DeFi đã có bước phát triển cực nhanh sau khi Compound ra mắt Liquidity Mining với token quản trị COMP. Sau đó, sự kiện này đã kéo theo các dự án khác ra mắt chương trình tương tự để thu hút thanh khoản vào giao thức, khiến cho DeFi nóng lên hơn bao giờ hết. Sự ảnh hưởng của Yield Farming trong DeFi là không thể chối cãi được.

Thanh khoản được đổ từ giao thức này sang giao thức khác. Lợi nhuận cao cộng thêm token quản trị tăng giá mạnh đã khiến nguồn vốn trở nên không hiệu quả (unproductive capital). Vốn bắt đầu chuyển vào các giao thức DeFi để thực hiện farming và kiếm lợi nhuận, trở thành nguồn vốn hiệu quả (productive capital).

Dòng tiền đang đổ vào DeFi nên các dự án DeFi liên tục xuất hiện với cách thức phân phối mới, tận dụng các giao thức có sẵn. Điển hình trong số đó có thể kể đến Yam Finance.

Kết quả: Lúc đó, tổng giá trị bị khoá (Total Value Locked – TVL) trong hệ sinh thái DeFi đã tăng hơn 7 lần, từ 1 tỷ lên 7 tỷ đô trong vòng 3 tháng.

Cho những anh em nào chưa hiểu về Tổng giá trị bị khoá (TVL): TVL là chỉ số được dùng để đo lường “sức khoẻ” của yield farming và các nền tảng DeFi. TVL đo lường lượng tài sản crypto được khoá ở trong giao thức DeFi như giao thức cho vay và các hình thức khác.

Ngoài ra, các token quản trị và các dự án DeFi liên quan đều tăng rất mạnh vào thời điểm đó.

ROI của các dự án cho phép Yield Farming – Nguồn: Coin98

Nhìn vào biểu đồ dưới đây, ta có thể thấy giá của COMP đã đạt mức cao nhất (ATH) vào tháng 6/2020, nhờ vào việc COMP farming khiến cho nhu cầu COMP tăng mạnh.

yield farming
Biến động giá và volume giao dịch của $COMP

Rủi ro khi Farm coin

Hầu hết các chiến lược farm coin với Yield Farming đều mang lại APR (Annual Percentage Rate – Lãi suất Phần trăm Hằng năm) và APY (Annual Percentage Yield – Tỷ Suất Thu Nhập Năm) phần lớn đều rất phức tạp và yêu cầu người dùng phải nắm rất rõ những gì họ đang làm. Nếu anh em không thật sự hiểu cách các giao thức đang hoạt động, khả năng mất tiền là rất cao.

Một số rủi ro của Yield Farming:

  • Rủi ro Smart Contract: Hầu hết các giao thức được phát triển bởi các team nhỏ, vốn ít nên sẽ gia tăng khả năng bị bug trong smart contract (bởi vì không có ngân sách để audit). Những Protocol đã được audit cũng vẫn có khả năng bug và bị đánh cắp tiền như trường hợp của Bzrx, Curve…
  • Rủi ro Thiết kế Hệ thống: Trong một số giao thức như Uniswap, việc cung cấp thanh khoản có thể khiến các LP dính vào mất mát hiếm có (impermanent loss) khi giá của 1 tài sản trong pool biến động rất nhanh, hoặc LP có thể bị rút hết tiền khi cung cấp thanh khoản như trường hợp đã xảy ra ở Balancer.
  • Rủi ro Bị thanh lý: Tài sản thế chấp có thể bị biến động mạnh và vị thế của người dùng bị thanh lý khi thị trường biến động mạnh.
  • Rủi ro Bong bóng: Kể từ sau khi COMP ra mắt Liquidity mining, cả cộng đồng DeFi bắt đầu FOMO rất nhiều, dẫn đến rủi ro bong bóng xuất hiện trong DeFi.

Yield Farming – Trò chơi của các Whales

Người chiến thắng trong cuộc chơi này chính là các Whales – những người cầm vài chục triệu đô đi farm coin, từ đó kiếm được token quản trị. Whales chỉ đơn giản là có mối quan hệ với dự án, bỏ tiền farm lớn làm cho tỷ lệ chia của các tay chơi lẻ bị nhỏ đi.

Những nhà đầu tư nhỏ lẻ (retail investor) FOMO sớm có thể kiếm được rất nhiều hoặc mất luôn số tiền đã đầu tư. Những người mất tiền sẽ là những người FOMO vào sau, khi giá đã tăng quá cao.

Vậy để giảm rủi ro thì chúng ta nên là người đi farm từ sớm và mua 1 ít token governance tại giá chấp nhận được xem như chơi xổ số.

Một số suy nghĩ về Yield Farming

Thứ 1, Yield Farming đã mở ra 1 kỷ nguyên mới cho DeFi với phương thức giao thức bootstrapping thông qua liquidity mining. Đây có thể nói là 1 cách để thu hút người dùng khá hay trong ngắn hạn.

Thứ 2, khi giao thức ra mắt Yield Farming có thể tác động đến các giao thức khác, để cùng nhau đi lên. Nhưng, việc tác động đến nhau này sẽ không bền khi yield giảm dần. Điển hình là yEarn, bootstrapping cho yEarn lẫn Curve và Balancer.

Cả ý 1 và ý 2 đều cho thấy Yield Farming chỉ có tạo ra giá trị trong ngắn hạn. Theo Jesse Walden (cựu Cộng sự của a16z), các giao thức DeFi muốn đi được dài hạn sẽ cần dựa vào người dùng và người kiến tạo:

“Việc hack lợi nhuận trong DeFi là một động lực ngắn hạn để thúc đẩy sự tăng trưởng người dùng. Nhưng cuộc chơi lớn hơn là tạo nên sự giàu có trong dài hạn bằng cách xây dựng (và sở hữu!) một phần sản phẩm và dịch vụ mà hàng tỷ người sẽ sử dụng hàng ngày”.

Lời kết

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tổng quan về một trong những từ khoá quan trọng của DeFi – “Yield Farming”. Trải qua một thời gian không dài, nhưng cũng không phải ngắn, Yield Farming đã trở thành một điều rất hiển nhiên mà các dự án đều nghĩ đến khi muốn khởi chạy, hoặc lôi kéo người dùng.

Hy vọng rằng chúng ta có thể thấy Yield Farming không chỉ trong không gian tiền mã hoá, mà còn cả trong dòng chảy tài chính truyền thống trong tương lai.

Rollup đã ‘khơi mào’ cho cuộc chiến Layer 2 như thế nào?
Thứ Hai, 16/01/2023

Rollup là gì mà có thể mở ra “Layer-2 War”. Cùng tìm hiểu qua bối cảnh xuất hiện và vai trò của loại công nghệ này qua bài viết sau đây. Layer 2 từng là chủ đề vô cùng nóng hổi cách đây vài năm khi lần đầu tiên rộ lên chủ đề về khả […]

Dự án Crypto – Sáng tạo và tiền bạc là chưa đủ, làm được hay không mới quan trọng
Thứ Tư, 23/11/2022

Khi phát triển ý tưởng cho một dự án crypto mới, cần hiểu rằng công nghệ mới không đồng nghĩa với một sản phẩm tốt, và mối quan hệ giữa hai yếu tố này là không tương đồng. Ví dụ kinh điển nhất để giải thích cho điều này là iPhone. Mối quan hệ nào […]

5 công cụ phân tích tiền mã hoá phải có nhằm biến ‘gà mờ’ thành dân chuyên
Chủ Nhật, 06/11/2022

Nhờ công nghệ blockchain nên các dữ liệu được công khai. Do đó, nếu tận dụng tốt những công cụ phân tích tiền mã hoá trong thời gian thực, người dùng sẽ mở khoá rất nhiều cơ hội tìm được “hidden gem”. Các công cụ phân tích tiền mã hoá cần phải “nắm trong lòng bàn […]

Sui và Aptos: Ai sẽ là kẻ chiến thắng trên đường đua của Move?
Chủ Nhật, 23/10/2022

Aptos và Sui Blockchain là hai dự án thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới crypto trong thời gian qua khi được giới thiệu như các “blockchain thế hệ mới”, giải mã vấn đề nan giải của những người đi trước. Vậy hai blockchain có nguồn gốc từ “đống tàn tro” của […]

Wash trading NFT là gì? Cách để nhận diện hoạt động gây nhiễu này
Thứ Bảy, 22/10/2022

Thị trường NFT vẫn đang trong giai đoạn còn rất non trẻ kéo theo đó là những hoạt động wash trading không ngừng diễn ra và sôi nổi hơn bao giờ hết. Điều này khiến cho việc định giá một bộ sưu tập NFT dường như là không thể khi mà giá trị giao dịch […]

Khác biệt cốt lõi giữa ‘Token tiện tích’ và ‘Token cổ phần’
Thứ Hai, 17/10/2022

Những khái niệm quen thuộc như coin hay Token tưởng chừng vô cùng cơ bản nhưng gây nên không ít bối rối cho phía nhà đầu tư khi mà trong tiến trình phát triển nhanh chóng của thị trường mã hóa, hầu như các nhà giao dịch đều cảm thấy chúng không có sự khác […]

Cái nhìn ‘méo mó’ về bản chất tốt đẹp của NFT
nft
Thứ Bảy, 15/10/2022

NFT không phải là một dấu hiệu của sự lừa dối hay một mánh lới quảng cáo cường điệu hóa, và ngành công nghiệp NFT không thể rơi vào con đường sai lầm của “nhanh nở, chóng tàn” như nhan nhản các ý tưởng “ăn xổi” thường thấy trong thị trường mã hóa. NFT chỉ […]

NFT, nhu cầu ảo và nguồn cung ảo
Thứ Sáu, 07/10/2022

Nhu cầu vô cùng ảo do NFT tạo nên là nhu cầu phi vật chất đầu tiên trong lịch sử loài người, và nó vẫn đang ở trong tình trạng hỗn loạn, đầy mơ hồ. Bên cạnh đó, nguồn cung của NFT không hề hữu hạn như cách chúng ta vẫn thường lầm tưởng. Bài […]

Tại sao Zero-knowledge Proofs lại quan trọng đến vậy? Ứng dụng và Thách thức
Chủ Nhật, 02/10/2022

Những ai đã từng tìm hiểu qua các loại công nghệ tiêu biểu của blockchain chắc hẳn không mấy xa lạ với khái niệm “Zero-knowledge Proofs”, vốn được ví như món quà may mắn của Web3. Vậy loại công nghệ này cơ bản được sử dụng để làm gì và ứng dụng như thế nào? […]

Stablecoin và sự biến động trong lợi tức
Thứ Năm, 29/09/2022

Chúng ta hãy cùng xem xét lợi suất cho vay stablecoin đối với giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Compound Finance V2 và phân tích xem, hiệu suất lợi nhuận, sự biến động và những yếu tố nào đang thúc đẩy lợi suất cho vay thế chấp các stablecoin thông qua giao […]

Rollup đã ‘khơi mào’ cho cuộc chiến Layer 2 như thế nào?
Thứ Hai, 16/01/2023

Rollup là gì mà có thể mở ra “Layer-2 War”. Cùng tìm hiểu qua bối cảnh xuất hiện và vai trò của loại công nghệ này qua bài viết sau đây. Layer 2 từng là chủ đề vô cùng nóng hổi cách đây vài năm khi lần đầu tiên rộ lên chủ đề về khả […]

Dự án Crypto – Sáng tạo và tiền bạc là chưa đủ, làm được hay không mới quan trọng
Thứ Tư, 23/11/2022

Khi phát triển ý tưởng cho một dự án crypto mới, cần hiểu rằng công nghệ mới không đồng nghĩa với một sản phẩm tốt, và mối quan hệ giữa hai yếu tố này là không tương đồng. Ví dụ kinh điển nhất để giải thích cho điều này là iPhone. Mối quan hệ nào […]

5 công cụ phân tích tiền mã hoá phải có nhằm biến ‘gà mờ’ thành dân chuyên
Chủ Nhật, 06/11/2022

Nhờ công nghệ blockchain nên các dữ liệu được công khai. Do đó, nếu tận dụng tốt những công cụ phân tích tiền mã hoá trong thời gian thực, người dùng sẽ mở khoá rất nhiều cơ hội tìm được “hidden gem”. Các công cụ phân tích tiền mã hoá cần phải “nắm trong lòng bàn […]

Sui và Aptos: Ai sẽ là kẻ chiến thắng trên đường đua của Move?
Chủ Nhật, 23/10/2022

Aptos và Sui Blockchain là hai dự án thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới crypto trong thời gian qua khi được giới thiệu như các “blockchain thế hệ mới”, giải mã vấn đề nan giải của những người đi trước. Vậy hai blockchain có nguồn gốc từ “đống tàn tro” của […]

Wash trading NFT là gì? Cách để nhận diện hoạt động gây nhiễu này
Thứ Bảy, 22/10/2022

Thị trường NFT vẫn đang trong giai đoạn còn rất non trẻ kéo theo đó là những hoạt động wash trading không ngừng diễn ra và sôi nổi hơn bao giờ hết. Điều này khiến cho việc định giá một bộ sưu tập NFT dường như là không thể khi mà giá trị giao dịch […]

Khác biệt cốt lõi giữa ‘Token tiện tích’ và ‘Token cổ phần’
Thứ Hai, 17/10/2022

Những khái niệm quen thuộc như coin hay Token tưởng chừng vô cùng cơ bản nhưng gây nên không ít bối rối cho phía nhà đầu tư khi mà trong tiến trình phát triển nhanh chóng của thị trường mã hóa, hầu như các nhà giao dịch đều cảm thấy chúng không có sự khác […]

Cái nhìn ‘méo mó’ về bản chất tốt đẹp của NFT
nft
Thứ Bảy, 15/10/2022

NFT không phải là một dấu hiệu của sự lừa dối hay một mánh lới quảng cáo cường điệu hóa, và ngành công nghiệp NFT không thể rơi vào con đường sai lầm của “nhanh nở, chóng tàn” như nhan nhản các ý tưởng “ăn xổi” thường thấy trong thị trường mã hóa. NFT chỉ […]

NFT, nhu cầu ảo và nguồn cung ảo
Thứ Sáu, 07/10/2022

Nhu cầu vô cùng ảo do NFT tạo nên là nhu cầu phi vật chất đầu tiên trong lịch sử loài người, và nó vẫn đang ở trong tình trạng hỗn loạn, đầy mơ hồ. Bên cạnh đó, nguồn cung của NFT không hề hữu hạn như cách chúng ta vẫn thường lầm tưởng. Bài […]

Tại sao Zero-knowledge Proofs lại quan trọng đến vậy? Ứng dụng và Thách thức
Chủ Nhật, 02/10/2022

Những ai đã từng tìm hiểu qua các loại công nghệ tiêu biểu của blockchain chắc hẳn không mấy xa lạ với khái niệm “Zero-knowledge Proofs”, vốn được ví như món quà may mắn của Web3. Vậy loại công nghệ này cơ bản được sử dụng để làm gì và ứng dụng như thế nào? […]

Stablecoin và sự biến động trong lợi tức
Thứ Năm, 29/09/2022

Chúng ta hãy cùng xem xét lợi suất cho vay stablecoin đối với giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Compound Finance V2 và phân tích xem, hiệu suất lợi nhuận, sự biến động và những yếu tố nào đang thúc đẩy lợi suất cho vay thế chấp các stablecoin thông qua giao […]

Đăng ký newsletter

Blocksolfi là cổng thông tin blockchain cập nhật tin tức thị trường nhanh và chính xác nhất. Đăng ký newsletter của Blocksolfi để không bỏ lỡ các diễn biến quan trọng của thị trường